Xử nghiêm cán bộ, công chức nhũng nhiễu: “Thà đau một lần còn hơn để bộ máy trì trệ”

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Tổ trưởng Tổ công tác về kiểm tra công vụ của Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại buổi làm việc.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Tổ trưởng Tổ công tác về kiểm tra công vụ của Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Báo cáo với Tổ công tác về kiểm tra công vụ của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Trăm cho biết, đối với những cán bộ, công chức bị phát hiện có hành vi nhũng nhiễu, tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt giải quyết dứt điểm, không để lây lan sang bộ phận hoặc cán bộ, công chức khác, “thà đau một lần còn hơn để bộ máy trì trệ”.

Sáng nay (24/9), Tổ công tác về kiểm tra công vụ của Thủ tướng Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, Tổ trưởng Tổ công tác làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc và kiểm tra hoạt động công vụ tại UBND tỉnh Bình Phước.

Làm việc với Tổ công tác có Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trăm; thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Phước.

Giảm 37,989 tỷ đồng kinh phí chi thường xuyên 

Báo cáo tại buổi kiểm tra, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước Nguyễn Thành Chương cho biết, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành nhiều văn bản quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa, đạo đức công vụ tại các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. 

Về công tác phòng, chống tiêu cực, đặc biệt là tình trạng tham nhũng vặt, UBND tỉnh tiếp  tục chỉ đạo các ngành, các cấp đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch, tăng cường hiệu quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động quản lý nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp như: giải quyết thủ tục hành chính; chính sách ưu đãi đầu tư; quy hoạch đất đai; đấu thấu, đấu giá tài sản; giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng... 

Trong năm 2019, tỉnh Bình Phước giảm được 97 biên chế hành chính (từ 1.969 biên chế xuống còn 1.872 biên chế); viên chức năm 2019 giảm so với năm 2018 là 442 biên chế (từ 21.139 xuống còn 20.697 biên chế); hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP đã giảm so với năm 2018 là 1.168 người. 

UBND tỉnh cũng đã phê duyệt bản mô tả công việc và khung năng lực cho từng vị trí việc làm cho 05 cơ quan (Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thanh Tra tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư).

Thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6, Trung ương 7 khóa XII, tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo quyết liệt, sâu sát trong công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đến nay, các cơ quan, đơn vị sau khi sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất đã đi vào hoạt động ổn định. 

Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước Nguyễn Thành Chương báo cáo với Tổ công tác.
Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước Nguyễn Thành Chương báo cáo với Tổ công tác.

Theo đó, đối với cơ quan hành chính cấp tỉnh, trước khi sắp xếp, kiện toàn có 214 đầu mối các phòng, ban, chi cục, trung tâm trực thuộc các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Sau khi sắp xếp kiện toàn còn 124 đầu mối (giảm 90 đầu mối).

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trước khi sắp xếp có 569 đầu mối (kể cả đơn vị sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo). Sau khi sắp xếp còn 506 đầu mối (giảm 63 đầu mối).

Thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, trong năm 2018, kinh phí chi thường xuyên của tỉnh giảm 37,989 tỷ đồng; trong đó, khối sở, ban, ngành tỉnh giảm 7,976 tỷ đồng; khối huyện, thị xã, thành phố giảm 29,912 tỷ đồng.

Khó thu hút nhân tài

Phát biểu tại buổi kiểm tra, Tổ công tác cho rằng, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành nhiều văn bản để kịp thời triển khai thực hiện các quy định của Trung ương. Tuy nhiên, Tổ công tác đề nghị UBND tỉnh Bình Phước sớm triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân doanh nghiệp; báo cáo số liệu đánh giá phân loại công chức, viên chức các năm gần nhất.

Bên cạnh đó, báo cáo làm rõ có bao nhiêu trường hợp tinh giản biên chế theo hướng cắt giảm trên số biên chế chưa sử dụng hoặc chuyển sang cơ chế tự chủ, bao nhiêu trường hợp thực hiện việc cơ cấu lại đội ngũ và tinh giản đối với những người không hoàn thành nhiệm vụ, năng lực yếu theo quy định. 

UBND tỉnh cần đẩy mạnh việc thực hiện việc tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; có giải pháp hiệu quả để tinh giản biên chế đối với những người không hoàn thành nhiệm vụ, năng lực yếu theo quy định, phấn đấu đến năm 2021, phải tinh giản biên chế đạt tối thiểu 10% theo quy định...

Giải trình và làm rõ những vấn đề Tổ công tác đặt ra, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước Nguyễn Thành Chương cho biết, về tinh giản biên chế giáo dục, tỉnh chỉ giao chỉ tiêu biên chế, còn các địa phương tự cân đối để tinh giản biên chế theo hướng một người làm nhiều việc như văn thư, hành chính, thư viện… 

Về thu hút nhân tài, tỉnh cũng có chính sách nhưng thu hút rất khó. Tỉnh đã xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực theo hướng tự đào tạo để đáp ứng yêu cầu công việc. 

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Trăm phát biểu.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Trăm phát biểu.

Tiếp thu các ý kiến Tổ công tác, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Trăm khẳng định sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị bổ sung, hoàn thiện báo cáo theo yêu cầu Tổ công tác. 

Ông Nguyễn Văn Trăm chia sẻ, Bình Phước là một tỉnh nghèo, chủ yếu là nông nghiệp, dân số có 20% là người dân tộc thiểu số. Do đó, muốn thu hút được đầu tư nước ngoài phải cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao chất lượng đội ngũ. 

Về chảy máu chất xám, ông Nguyễn Văn Trăm khẳng định là có, học viên được cử tuyển đi học nhưng họ rất ít về phục vụ địa phương hoặc phục vụ theo cam kết rồi lại chuyển đi do lương bổng, điều kiện làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu.

Đối với những cán bộ, công chức bị phát hiện có nhũng nhiễu, tỉnh chỉ đạo quyết liệt giải quyết dứt điểm, không để lây lan sang bộ phận hoặc cán bộ, công chức khác. “thà đau một lần còn hơn để bộ máy trì trệ”- ông Nguyễn Văn Trăm khẳng định.

Kết luận buổi kiểm tra, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đánh giá cao công tác chuẩn bị của UBND tỉnh, đồng thời chia sẻ với Bình Phước khi tách ra là một tỉnh khó khăn, nhưng trong thời gian qua, công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh rất quyết liệt, tỉnh đã từng bước đi lên, phát triển mạnh mẽ, năm trước tốt hơn năm sau, thể hiện qua các chỉ số như PCI, PAR index…

Về thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính đã giảm được tình trạng nhũng nhiễu trong thực thi công vụ. Tuy nhiên, trong công tác vị trí việc làm, tỉnh phê duyệt còn chậm (mới được 05 cơ quan cấp sở), đề nghị Sở Nội vụ tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng và phê duyệt để làm cơ sở tuyển dụng công chức. Đối với vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập đã được phân cấp cho UBND tỉnh quyết định, hiện nay chưa phê duyệt được đơn vị nào, đề nghị tỉnh Bình Phước khẩn trương triển khai thực hiện.

Để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ trong thời gian tới, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính, kỷ cương, kỷ luật hành chính…

Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện sau khi Chính phủ ban hành văn bản mới có liên quan; chỉ đạo thực hiện tinh giản biên chế đạt tối thiểu 10% đến năm 2021.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.