Xót xa di sản bị "biến dạng" bởi tiền và danh

Với một số di sản sau khi được UNESCO vinh danh, các cơ quan quản lý địa phương đã quá chú tâm vào “thành tích” và khai thác “thành tích” ấy mà coi nhẹ gìn giữ, bảo vệ di sản. Nhiều địa phương đua nhau xây dựng resort, khách sạn, hoặc để các dịch vụ ăn theo hay chạy theo các kỷ lục làm phá vỡ cảnh quan, mất đi vẻ đẹp và giá trị vốn có của các di sản.

Có thực tế đáng buồn là, một số di sản sau khi được UNESCO vinh danh, các cơ quan quản lý địa phương đã quá chú tâm vào “thành tích” và khai thác “thành tích” ấy mà coi nhẹ gìn giữ, bảo vệ di sản. Nhiều địa phương đua nhau xây dựng resort, khách sạn, hoặc để các dịch vụ ăn theo hay chạy theo các kỷ lục làm phá vỡ cảnh quan, mất đi vẻ đẹp và giá trị vốn có của các di sản.

Chị hai “nhí” xin tiền
Chị hai “nhí” xin tiền

Những di sản được tôn vinh…

Vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ đón bằng công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng. Cùng với Thành nhà Hồ, hàng loạt các di sản Việt Nam đã được UNESCO công nhận trong những năm gần đây.

Có thể kể tới, 2 Di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long và Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng; 5 Di sản văn hóa thế giới :Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, Thành Nhà Hồ và các danh hiệu khác: Cao Nguyên đá Đồng Văn - Công viên địa chất toàn cầu, Nhã nhạc cung đình Huế,Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ, Ca trù, Hát Xoan là Di sản văn hóa kiệt tác truyền khẩu phi vật thể, Hội Gióng - Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại, Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới, 82 bia tiến sĩ Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) - Di sản tư liệu thế giới.

Bên cạnh các di sản đã vinh dự được UNESCO tôn vinh, chúng ta cũng đã tiến hành lập hồ sơ đề cử nhiều di sản khác nữa như: Bãi đá cổ Sa Pa, Hồ Ba Bể, chùa Hương....     

Những “viên ngọc quý” này được UNESCO công nhận là điều không đơn giản. Một hồ sơ theo quy định của công ước UNESCO phải trình trước hai năm mới được xem xét qua các vòng. Để có được bộ hồ sơ trình lên UNESCO cũng không dễ dàng gì.

Mỗi một bộ hồ sơ được hoàn thành là bao tâm sức của các nhà khoa học, các nhà quản lý. Thời gian hoàn thành mỗi bộ hồ sơ ít nhất cả năm trời, như hồ sơ Hoàng thành phải mất 2 năm, Hội Gióng cũng tương tự…

Hồ sơ gửi đi, phải chờ Hội đồng khoa học của UNESCO thẩm định. Sau khi thẩm định hồ sơ, hội đồng sẽ đến quốc gia, địa phương có di sản để nghiên cứu, thẩm tra. Di sản phải thuyết phục hội đồng thành viên của 21 nước trong tổ chức UNESCO và cam kết chương trình hành động bảo tồn và phát triển tốt các di sản này.

Và bị “biến dạng”…

Khó khăn khi vượt qua các “cửa ải” để được tôn vinh, thế nhưng khi được UNESCO công nhận thì các “viên ngọc quý” này bị tì vết, hoen ố bởi một số nhà quản lý, địa phương. Thực tế, các di sản nằm rải rác ở các địa phương bị tận dụng để khai thác kinh tế, du lịch… phần lớn không được ứng xử như một di sản cần bảo vệ.

Còn nhớ việc tranh luận về ý đồ xây dựng khách sạn tại đồi Vọng Cảnh (Huế) cách đây mấy năm, Những ai từng đến Huế đều biết, đồi Vọng Cảnh là một địa điểm nổi tiếng thơ mộng, mang một giá trị khá đặc biệt đối với cảnh quan sông Hương và quần thể di tích các lăng tẩm xung quanh. Từ đây có thể ngắm nhìn toàn cảnh thượng nguồn sông Hương, TP.Huế… May có sự giúp sức của báo chí và dư luận nên dự án khách sạn trên đồi Vọng Cảnh mới bị dẹp, giữ được vẻ đẹp nên thơ, tự nhiên vốn có của địa điểm này.

Hạ Long được tôn vinh chưa lâu đã bị UNESCO cảnh báo về tình trạng khai thác than gây ô nhiễm mặt biển và ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường Hạ Long. Khi thăm vịnh Hạ Long, không ít du khách lắc đầu khi thấy có quá nhiều chai lọ, túi nhựa và những loại rác rưởi khác trôi nổi trên vịnh. Đồng thời với rác rưởi là những vệt nước ô nhiễm theo dòng thủy triều gần cảng vịnh. Sự ô nhiễm đó sẽ tàn phá những rạn san hô của Hạ Long một cách dễ dàng. Và nước đục cũng khiến du khách thật sự không muốn bơi.

Vấn đề ô nhiễm sẽ nghiêm trọng hơn khi du lịch được khai thác nhiều hơn. Điều đó sẽ gây ra một hậu quả là vẻ đẹp của vịnh cùng với hệ sinh vật biển Hạ Long sẽ dần bị phá hủy. Có thể không quá nhanh nhưng nếu tình trạng này tiếp diễn, đời sống của ngư dân và chính những người đang khai thác trong ngành du lịch sẽ chịu thiệt hại.

Việc ô nhiễm nước ở Hạ Long sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của ngư dân đang sống trên những khu làng nổi và nó cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người sử dụng nước ở đây. Tất nhiên là nó cũng làm hỏng vẻ đẹp của vịnh Hạ Long.  Ngoài ra, ngay sau khi được bầu chọn là Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới chưa được bao lâu thì BQL Vịnh Hạ Long lại có động thái gây mất cảm tình của du khách bằng việc nâng giá tham quan.

Tiếp đến là Phong Nha - Kẻ Bàng ngày 16/10/2010 được Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký trình hồ sơ gửi tổ chức UNESCO công nhận khu vườn quốc gia này là di sản thiên nhiên thế giới lần 2 về tiêu chí đa dạng sinh học.

Nhưng chỉ một ngày sau đó, Ngân hàng phát triển Đức đã gửi thư đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình phải hoàn trả phân nửa số tiền (200.000/360.000 euro) họ đã chi cho dự án bảo tồn và quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên nơi đây. Lý do là quản lý của địa phương chưa tốt, cháy rừng vẫn thường xuyên xảy ra trong mùa khô, những vạt rừng phòng hộ quanh Phong Nha bị đốt cháy loang lổ vì bị khai thác trái phép.

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long vừa được vinh danh cuối năm 2010 thì đầu năm 2011 đã được phát hiện là bị lún, nứt có nguy cơ không còn nguyên vẹn do ảnh hưởng từ việc xây dựng Nhà Quốc hội...

Dân ca Quan họ Bắc Ninh ở Hội Lim vừa mới diễn ra với việc xác lập kỷ lục quốc gia cho hơn 3.000 liền anh liền chị mặc trang phục áo the khăn đóng, mớ ba mớ bảy hát Quan họ khiến cho dư luận không mấy đồng tình. Bởi rất nhiều người cho rằng, cách bảo tồn như vậy là hoàn toàn sai lầm, vì sẽ đẩy hát Quan họ vào xu hướng bị sân khấu hóa, tập thể hóa khiến nó không còn mang tính nghệ thuật. Hơn nữa, bảo tồn Dân ca Quan họ là bảo tồn những giá trị tinh túy chứ không thể để tồn tại hình ảnh phản cảm các liền anh liền chị “nhí” vừa hát vừa ngả nón xin tiền quan khách…

Cao nguyên đá Đồng Văn nổi tiếng với địa hình núi đá hùng vĩ với những giá trị di sản tự nhiên, đặc biệt là di sản địa chất, các di sản văn hóa đa dạng và độc đáo. Cao nguyên đá Đồng Văn đã được tổ chức UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu. Từ sự độc đáo nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Cao nguyên đá Đồng Văn đã và đang thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, những kiến tạo đặc trưng của các hang động có giá trị rất lớn đối với ngành du lịch Hà Giang hiện nay đang trong tình trạng báo động do người dân đập phá nhũ đá mang về làm bồn cảnh, trang trí trong gia đình... Trong hang còn rất nhiều nhũ đá bị bẻ gãy, nhiều gốc nhũ có vết gãy còn mới nguyên. Những bao tải đựng nhũ đá chưa kịp vận chuyển đi vẫn còn ngổn ngang trong hang. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng bà con dân tộc thiểu số vào đào bới lấy cây Tùng La hán- là nguồn gen quý hiếm- mang đi bán.

Không phải ngẫu nhiên, UNESCO gác lại 3 hồ sơ của lễ hội chùa Hương, cố đô Hoa Lư và vườn Quốc gia Cúc Phương. 3 hồ sơ này đang “mắc” vì vấn đề bảo tồn và phát triển chưa tốt. Thế nhưng dường như sự cảnh tỉnh này chưa đủ mạnh để chúng ta dừng ngay những việc làm vụ lợi trước mắt và có được chiến lược bảo tồn bền vững các di sản. Chúng ta không thiếu những di sản giá trị đáng được vinh danh nhưng chúng ta chưa thực sự tìm được lời giải đích đáng cho bài toán bảo tồn, tôn tạo và phát triển các di sản.

Bảo Châu

Tin cùng chuyên mục

Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội. Ảnh: Quang Vinh

Ông Đỗ Văn Chiến tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

(PLVN) -Sau hơn 2 ngày làm việc khẩn trương, trách nhiệm, với tinh thần đoàn kết, dân chủ, đổi mới và sáng tạo, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã thành công tốt đẹp. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn MTTQ Việt Nam được hiệp thương cử tiếp tục giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029.

Đọc thêm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45
14h ngày 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Viêng Chăn, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17 - 19/10.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45

Lễ tiễn Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Sân bay quốc tế Nội Bài. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Đầu giờ chiều nay, 17/10, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45) từ ngày 17-19/10/2024 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane.

'Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chỉ đạo Đại hội. Ảnh: Quang Vinh
(PLVN) -Phát biểu chỉ đạo Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (diễn ra sáng 17/10), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, Mặt trận phải là hạt nhân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

MTTQ Việt Nam các cấp hoàn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ đột xuất, phát sinh

 Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa IX Nguyễn Thị Thu Hà trình bày Báo cáo chính trị tại Đại hội. Ảnh: PV
(PLVN) - 5 năm qua, quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên đã triển khai đồng bộ các giải pháp, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ, nhất là 5 chương trình hành động đã đề ra và các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh trong thực tiễn.

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X: Gửi trọn niềm tin và kỳ vọng lớn lao của các tầng lớp Nhân dân
(PLVN) - Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X khai mạc trọng thể sáng nay, 17/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Đây là sự kiện chính trị - xã hội quan trọng, nhận được sự quan tâm sâu sắc của các tầng lớp Nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự và phát biểu tại Đại hội.

Các chương trình phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng và Nhà nước là đặc biệt quan tâm đến vùng đồng bào DTTS&MN. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hôm qua (16/10), phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc triển khai các đề án, chương trình phát triển khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; phải thực sự tạo được những đột phá, cú hích đối với khu vực và cả vùng.

Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Lào: Đưa quan hệ hợp tác hai nước tiếp tục trở thành mối quan hệ mẫu mực hiếm có

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tháng 9/2024. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) -  Từ ngày 17 - 19/10, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch AIPA Saysomphone Phomvihane, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 45 (AIPA-45).

Nâng cao chất lượng giám sát tối cao của Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện Nghị quyết số 43 về phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, một số dự án quan trọng quốc gia. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đặt ra yêu cầu tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, góp phần tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hoạt động thiết thực của lực lượng quân y hai nước Việt Nam - Lào

Thượng tướng Vongkham Phommakone (thứ 2 từ phải sang), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào kiểm tra, động viên lực lượng thầy thuốc quân y hai nước.
(PLVN) - Hoạt động khám, chữa bệnh chung, cấp thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới Việt - Lào của lực lượng quân y hai nước đã góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân khu vực biên giới; đồng thời là dịp để cán bộ, nhân viên quân y hai nước giao lưu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau về nghiệp vụ y học, góp phần củng cố tình đoàn kết, hữu nghị giữa Nhân dân, Quân đội và ngành quân y hai nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Quảng Trị, chiều 16/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp gắn với phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

Đoàn đại biểu dự Đại hội toàn quốc MTTQ Việt Nam vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu tham dự Đại hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: PV
(PLVN) - Sáng 16/10, tại Thủ đô Hà Nội, trước khi diễn ra khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 (Đại hội), các vị trong Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam khóa IX, Trưởng các đoàn đại biểu và người Việt Nam ở nước ngoài về tham dự Đại hội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ, đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc

Đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc
(PLVN) - "Các Bộ, ngành, địa phương cần quán triệt và tập trung thực hiện quan điểm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” với tinh thần quyết tâm cao, “vượt nắng, thắng mưa” để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra về thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực ĐBSCL... Quyết tâm đến năm 2025, ĐBSCL phải có 600 km và đến năm 2030 có 1.200 km đường bộ cao tốc”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hạ tầng Đồng bằng sông Cửu Long

Hội nghị phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 16/10, tại thành phố Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Sự cố gắng không ngừng nghỉ trong công tác lập pháp

Hội nghị Ban Cán sự đảng Chính phủ với Đảng đoàn Quốc hội về Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
(PLVN) - Kỳ họp thứ 8 (dự kiến khai mạc ngày 21/10/2024) của Quốc hội khóa XV, công việc lập pháp rất nặng nề. Dự kiến lập “kỷ lục” mới, Chính phủ sẽ trình 81 hồ sơ, tài liệu, báo cáo, trong đó có 25 dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua.

Gắn phong trào thi đua 'Dân vận khéo' với xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Bí thư Đảng ủy Khối Nguyễn Văn Thể phát biểu tại Tọa đàm. (Ảnh: Xuân Lộc)
(PLVN) - Hôm qua (15/10), tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (Đảng ủy Khối) đã tổ chức Tọa đàm: Xây dựng và triển khai thực hiện mô hình “Dân vận khéo” trong Đảng bộ Khối. Đây là hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2024) và 25 năm “Ngày Dân vận của cả nước” (15/10/1999 - 15/10/2024).