Xiaomi thoát khỏi danh sách đen của Mỹ

Xiaomi thoát khỏi danh sách đen của Mỹ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tập đoàn Xiaomi và chính phủ Mỹ đã đạt được một thỏa thuận bỏ vào nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc khỏi danh sách đen của chính quyền Trump.

Hồi tháng 1 năm nay, chính quyền Mỹ đã đưa 9 công ty Trung Quốc, bao gồm cả nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi, vào danh sách bị cấm đối với các nhà đầu tư Mỹ vì bị đưa vào định nghĩa "liên quan đến quân đội". 

Điều này sẽ dẫn đến việc hủy niêm yết khỏi các sàn giao dịch của Mỹ và bị xóa tên khỏi các chỉ số chuẩn toàn cầu. 

Sau đó, vào tháng 3 vừa qua, một tòa án liên bang ở Hoa Kỳ đã tạm thời hủy lệnh cấm đầu tư vào Xiaomi của chính quyền.

Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 11/5 đã đồng ý hủy bỏ quyết định đưa Xiaomi vào danh sách đen, hãng thông tấn Bloomberg dẫn các đơn đề nghị trình lên tòa án Mỹ cho hay.

Thông tin này cũng cho biết, các bên đã nhất trí về các hành động tiếp theo để giải quyết vụ kiện và đệ trình một đề xuất chung trước ngày 20/5.

Xiaomi được thành lập vào năm 2010 và chuyên sản xuất điện thoại thông minh, máy tính bảng và các sản phẩm thông minh sử dụng trong nhà. Đợt IPO của Xiaomi vào tháng 7/2018 trên Sàn giao dịch Chứng khoán Hồng Kông đã trở thành IPO lớn nhất trong ngành công nghệ, sau đợt IPO năm 2014 của gã khổng lồ internet Trung Quốc Alibaba.

Thỏa thuận này đánh dấu một chiến thắng hiếm hoi cho những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc dưới “tầm ngắm” của chính phủ Hoa Kỳ. Vào tháng 11/2020, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã ký một lệnh cấm đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung Quốc do quân đội sở hữu hoặc kiểm soát. Lệnh chống lại Xiaomi, cùng với một số công ty Trung Quốc khác, được ban hành trong những ngày cuối của chính quyền ông Trump.

Ông Donald Trump cũng đã đặt những người khổng lồ khác của Trung Quốc vào “tầm ngắm”, trong đó có ByteDance Ltd. - chủ sở hữu của ứng dụng video nổi tiếng TikTok và Tencent Holdings Ltd. - công ty sở hữu siêu ứng dụng WeChat. Huawei Technologies Co. bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau khi bị cấm mua các linh kiện do Mỹ sản xuất và đóng cửa các dự án cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới.

Theo Bloomberg, hiện vẫn có những dấu hiệu cho thấy chính quyền Tổng thống Biden có ý định tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc, ngay cả khi Mỹ rút Xiaomi khỏi danh sách đen. Họ vừa gia hạn một lệnh hành pháp năm 2019 cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông do các công ty như Huawei sản xuất mà họ cáo buộc gây ra rủi ro an ninh quốc gia. 

Tin cùng chuyên mục

Bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử 2024 của Liên hợp quốc. (Ảnh chụp màn hình)

Tăng 15 bậc, Việt Nam vào nhóm ‘rất cao’ của Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử 2024

(PLVN) - Trong bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) năm 2024, Việt Nam có vị trí thứ 71 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, tăng 15 bậc so với năm 2022. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên được xếp vào nhóm EGDI ở mức Rất cao và vươn lên vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá EGDI của Liên hợp quốc vào năm 2003.

Đọc thêm

Dự kiến lùi thời gian tắt sóng di động 2G

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm chủ trì cuộc họp báo. (Ảnh Thảo Anh)
(PLVN) - Cục Viễn thông đang tham mưu với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông lùi thêm thời gian của quy định tắt sóng 2G Only, để đảm bảo các nhà mạng có thêm khoảng thời gian hỗ trợ người dân cũng như tiếp tục thông tin tới người dân về quy định tắt sóng 2G.

Roaming ngay tại các khu vực có khả năng bị mất liên lạc kéo dài

Các doanh nghiệp viễn thông cần roaming ngay tại các khu vực có khả năng mất liên lạc kéo dài. (Ảnh minh họa: Viettel)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai roaming (chuyển vùng) ngay tại các khu vực có nhà mạng có khả năng bị mất liên lạc kéo dài; hướng dẫn người dân cách cài đặt để máy điện thoại có thể tự động chuyển vùng dịch vụ...

Bộ TT&TT gửi thông tin cảnh báo bão Yagi tới hơn 32 triệu thuê bao

VNPT Hải Phòng triển khai các điểm hỗ trợ người dân sạc pin. (Ảnh: VNPT)
(PLVN) - Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Bộ Thông tin và Truyền thông đã kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó toàn diện nhằm đảm bảo thông tin liên lạc không bị gián đoạn. Trong đó, hơn 32 triệu thuê bao tại các vùng bị ảnh hưởng đã nhận được tin nhắn cảnh báo và hướng dẫn cụ thể nhằm chuẩn bị tốt nhất cho cơn bão.

MobiFone khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão Yagi

MobiFone khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão Yagi
(PLVN) - Sau khi bão Yagi quét qua các tỉnh miền Bắc, ngay trong sáng 8/9, thêm nhiều đoàn cán bộ kỹ thuật MobiFone đã lập tức tỏa đi các điểm nóng để kịp thời ứng cứu thông tin, phục vụ khách hàng khắc phục hậu quả sau bão.

VNPT tập trung toàn bộ nhân sự xử lý sự cố do bão Yagi

VNPT Hải Phòng huy động toàn bộ cán bộ, công nhân viên tham gia, xử lý, khắc phục mạng lưới sau bão.
(PLVN) - Tại hai địa phương bị ảnh hưởng lớn nhất bởi bão Yagi là Hải Phòng và Quảng Ninh, toàn bộ cán bộ, công nhân viên VNPT đều đang trên mạng lưới xử lý sự cố nhằm phục hồi sớm nhất có thể. Tập đoàn VNPT đã điều động gần 200 nhân lực kèm theo công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho Quảng Ninh, Hải Phòng.

Vietel ứng dụng công nghệ, nâng cao 30% hiệu quả khôi phục thông tin trong bão

Lực lượng của Viettel trực 24/7, theo dõi mọi diễn biến trên phần mềm Phòng chống thiên tai để đưa thông tin kịp thời đến các đội phòng chống bão.
(PLVN) - Cùng với huy động tối đa nhân lực, phương tiện, vật tư phục vụ công tác phòng chống cơn bão Yagi, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tăng cường ứng dụng công nghệ, giúp phát hiện và điều hành củng cố kịp thời các vấn đề của mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ người dân.