Xác định trọng tâm, hiện thực hóa tầm nhìn phát triển đất nước

Quang cảnh hội thảo Việt Nam: 40 năm Đổi mới và tầm nhìn 2045. Ảnh: TTXVN
Quang cảnh hội thảo Việt Nam: 40 năm Đổi mới và tầm nhìn 2045. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Ngày 21/3, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Việt Nam: 40 năm Đổi mới và tầm nhìn 2045”. Đây là một phần trong chuỗi nghiên cứu nhằm phân tích và đưa ra khuyến nghị chính sách về các vấn đề phát triển quan trọng, góp phần hiện thực hóa tầm nhìn phát triển của Việt Nam tới năm 2045.

Tìm giải pháp khả thi cho những bất cập

Hội thảo có sự tham dự của hơn 200 đại biểu từ các cơ quan của Đảng, các Bộ, ngành của Chính phủ, các viện nghiên cứu và đào tạo, cùng đại diện của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và các chuyên gia đến từ Australia. Đây là một phần quan trọng trong chuỗi nghiên cứu phục vụ việc tổng kết 40 năm Đổi mới của Việt Nam mà Trung tâm Việt - Úc (VAC) hỗ trợ. Các kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ là đầu vào phục vụ cho việc xây dựng dự thảo báo cáo tổng kết 40 năm Đổi mới và dự thảo các Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, trải qua gần 40 năm tiến hành công cuộc Đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; cùng với tư duy tiếp cận cách làm sáng tạo nổi bật, riêng có của Việt Nam, do người Việt Nam thực hiện, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Từ một nước nông nghiệp, lạc hậu, Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008; quy mô nền kinh tế đạt 430 tỷ USD, đứng thứ 35 trong top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ một nền kinh tế đóng cửa, khép kín, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 22 toàn cầu. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 700 tỷ USD, thu hút đầu tư nước ngoài đạt 23 USD, là mức cao nhất từ trước đến nay.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của chuỗi nghiên cứu phục vụ tổng kết 40 năm Đổi mới của Việt Nam và việc hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các chuyên gia Australia và Việt Nam, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng khẳng định, sự hợp tác này sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ Việt Nam - Australia được xây dựng, bồi đắp trong 50 năm qua và đang ngày càng phát triển, đặc biệt là quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện mà hai nước vừa nâng cấp.

Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski khẳng định quan hệ giữa Việt Nam và Australia chưa bao giờ bền chặt như thời điểm này; hai nước sẽ tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm. Australia sẽ nỗ lực hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa tầm nhìn 2045.

Thu hút cán bộ có năng lực phục vụ phát triển đất nước

Tại Hội thảo, các diễn giả tập trung trao đổi, trình bày về 6 chủ đề được xác định là trọng tâm trong quá trình phát triển của Việt Nam, bao gồm các xu hướng lớn trên toàn cầu; cải cách hệ thống quản trị công; vượt bẫy thu nhập trung bình; cải cách lĩnh vực tài chính ở Việt Nam; đô thị hóa và phát triển bền vững. Ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia kinh tế trưởng, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam chỉ ra những dấu ấn của Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới. Đó là đổi mới về tư duy từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường; định vị lại được vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế và chú trọng vào phát triển kinh tế tư nhân.

Theo TS. Đào Ngọc Báu - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, có 3 cơ hội rất lớn đối với Việt Nam. Đó là nhận thức mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai là hình thành công nghiệp kết nối và thiết lập hạ tầng số. Thứ ba, Việt Nam cũng có thể tận dụng lợi thế địa chiến lược của mình, trở thành quốc gia cầu nối giữa các quốc gia ASEAN với các nước Đông Á.

Nêu bật tầm quan trọng của việc phải thu hút được đội ngũ cán bộ có năng lực, GS. Trần Ngọc Anh - Đại học Indiana, Mỹ kiến nghị cần cải cách hệ thống đánh giá để tạo ra động lực làm việc và cải cách pháp lý để tạo ra không gian làm việc. “Khi chúng ta có những chính sách toàn diện để tạo ra cú huých thì nền công vụ và hệ thống quản trị có thể được cải thiện, phục vụ sự phát triển của đất nước”, GS. Trần Ngọc Anh nêu quan điểm.

Tin cùng chuyên mục

Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, phát biểu bế mạc hội thảo.

Chỉ rõ 5 nhóm giải pháp tại Hội thảo Văn hóa năm 2024

(PLVN) -Sau một buổi làm việc tích cực, khẩn trương và trách nhiệm cao, Hội thảo Văn hóa năm 2024 diễn ra tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và bế mạc, chỉ rõ 5 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách và bảo đảm nguồn nhân lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao.

Đọc thêm

Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

Khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024.
(PLVN) - Tối 11/5, tại sân vận động Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024. Tham dự buổi lễ có Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công An.

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nghe báo cáo việc triển khai dự án cao tốc Cao Lãnh-An Hữu trên địa bàn xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang- Ảnh: VGP/Minh Khôi
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).

Mỗi doanh nhân phải luôn đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh Thu Hằng)
(PLVN) - Ngày 10/5, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng đoàn Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết 41).

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới

Thủ tướng: Phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn anh hùng, thực hiện '3 tiên phong' trong thời kỳ mới
(PLVN) - Chiều 10/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Binh đoàn 12-Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn và Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

Hoạt động kiểm toán nhà nước đối với các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia

Quốc hội thảo luận ở hội trường về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, Dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV. Ảnh: Quochoi.vn
(PLVN) - Trong những năm qua, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã chủ động, tích cực tham gia vào việc đưa ra ý kiến với Quốc hội về chủ trương đầu tư các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia; đồng thời, thực hiện kiểm toán sớm quá trình triển khai các chương trình, dự án, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư…

Đại tướng Phan Văn Giang thăm và làm việc với Cục Quân y

Đại tướng Phan Văn Giang đến thăm và làm việc với Cục Quân y.
(PLVN) - Chiều 9/5, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến thăm và làm việc với Cục Quân y (Tổng cục Hậu cần). Dự buổi làm việc có Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; lãnh đạo, chỉ huy Tổng cục Hậu cần và đại diện các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng.

Tinh thần đúng đắn, giải pháp cụ thể

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Trong Nghị quyết 65/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024 vừa ban hành, để phấn đấu hoàn thành và vượt mức chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, một lần nữa Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tinh thần "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh".

Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và tính đến khả năng thực hiện

Phó Chủ tịch Thường trực QH Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy định trước khi trình QH. (Ảnh: Hồ Long)
(PLVN) - Chiều qua - 9/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc họp xin ý kiến lãnh đạo Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) và dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Phát triển Đồng bằng sông Hồng 'truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững'

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị
Sáng 9/5, kết luận Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, với tư duy mới, cách làm mới, niềm tin mới, tầm nhìn mới, tạo ra giá trị mới, triển khai thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng đảm bảo “truyền thống, liên kết, bứt phá, bao trùm, toàn diện và bền vững”.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm soát trong thực hiện chính sách đất đai

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: TTXVN.
(PLVN) - Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành, địa phương về dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Đất đai năm 2024 vào 1/7/2024 (sớm hơn so với quy định trong Luật là từ 1/1/2025) và một số cơ chế, chính sách quan trọng khác liên quan đến đất đai.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng
Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển Vùng; kế hoạch điều phối Vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của Vùng.