Xả súng ở trường tiểu học Mỹ, 21 người chết

0:00 / 0:00
0:00
Thiếu niên 18 tuổi xả súng tại một trường tiểu học ở bang Texas, khiến 18 trẻ em và ba người lớn thiệt mạng.

Vụ xả súng xảy ra tại trường tiểu học Robb ở thành phố Uvalde, bang Texas, Mỹ vào trưa 24/5 (rạng sáng 25/5 giờ Hà Nội). Thống đốc Greg Abbott cho biết tay súng 18 tuổi được cho là đã bắn chết bà của mình trước khi tới trường tiểu học với một khẩu súng ngắn và có thể cả một khẩu súng trường.

Ông thêm rằng kẻ xả súng là thiếu niên địa phương và là công dân Mỹ. Tên này đã chết sau vụ tấn công, được cho là do bị lực lượng phản ứng bắn hạ. Hai cảnh sát bị thương nhưng không nghiêm trọng.

Thống đốc Abbott ban đầu thông báo 15 người thiệt mạng trong vụ tấn công. Thượng nghị sĩ bang Texas Roland Gutierrez sau đó cho biết số người chết đã tăng lên 18 trẻ em và 3 người lớn.

Hiện trường vụ xả súng ở trường học tại Texas ngày 24/5. Video: AFP.

Theo cảnh sát trưởng học khu Uvalde Pete Arredondo, điều tra sơ bộ cho thấy kẻ xả súng hành động đơn độc, không có bất kỳ sự trợ giúp nào khác.

Trường tiểu học Robb có hơn 500 học sinh, chủ yếu là người gốc Tây Ban Nha và có hoàn cảnh khó khăn. Đây là vụ xả súng đẫm máu nhất ở Mỹ kể từ khi 14 học sinh trung học và 3 nhân viên bị giết trong vụ tấn công ở Parkland, bang Florida năm 2018, cũng là sự việc tồi tệ nhất tại một trường tiểu học kể từ vụ xả súng ở Sandy Hook, bang Connecticut năm 2012, khiến 20 trẻ em và 6 nhân viên thiệt mạng.

Nhà Trắng đã ra lệnh treo cờ rủ để bày tỏ tiếc thương các nạn nhân. Tổng thống Joe Biden đã được báo cáo về sự việc và dự kiến có bài phát biểu vào tối 24/5 (sáng 25/5 giờ Hà Nội).

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ted Cruz của bang Texas đăng Twitter cho biết ông và vợ đang cầu nguyện cho những đứa trẻ và gia đình trong vụ xả súng ở Uvalde.

Trong khi đó, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chris Murphy của bang Connecticut kêu gọi hành động nhằm ngăn chặn các vụ bạo lực trong tương lai. "Đây không phải là điều không thể tránh khỏi. Những đứa trẻ này không phải gặp xui xẻo. Điều này chỉ xảy ra ở Mỹ. Không có nơi nào khác mà những đứa trẻ tới trường phải lo sợ rằng chúng có thể bị bắn vào hôm đó", ông Murphy nói.

Hai người ở bên ngoài trung tâm Ssgt Willie de Leon, nơi học sinh được sơ tán sau vụ xả súng trường tiểu học ở Texas ngày 24/5. Ảnh: Reuters.

Nhiều vụ xả súng đã xảy ra ở Mỹ trong tháng này. Ngày 14/5, một thiếu niên 18 tuổi bắn chết 10 người tại cửa hàng tạp hóa ở Buffalo, New York. Một ngày sau, một người đàn ông chặn cửa nhà thờ ở Laguna Woods, California và xả súng khiến một người chết và 5 người bị thương.

Dù thường xuyên chứng kiến các vụ bạo lực súng đạn, nhiều sáng kiến cải cách quy định về súng đã không đạt được đồng thuận tại quốc hội Mỹ, khiến các bang và hội đồng địa phương phải ban hành các hạn chế riêng.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết Mỹ đã ghi nhận 19.350 vụ giết người vào năm 2020, tăng gần 35% so với năm 2019.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.