WHO: Chưa tìm thấy vật chủ truyền nCoV sang người

Phái đoàn điều tra nguồn gốc nCoV của WHO tại Vũ Hán cho biết họ chưa tìm thấy loài vật lây truyền virus này sang người.

Trong cuộc họp báo tổng kết của phái đoàn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các chuyên gia Trung Quốc tại thành phố Vũ Hán hôm nay, ông Liang Wannian, trưởng nhóm Trung Quốc, cho biết có khả năng nCoV lây từ động vật sang người, nhưng tới nay họ vẫn chưa xác định được vật chủ.

Giới chuyên gia từng tin rằng Covid-19, đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 2,3 triệu người trên thế giới, có nguồn gốc từ loài dơi và được cho là truyền sang người thông qua một loài động vật khác.

Các chuyên gia thuộc phái đoàn của WHO tại cuộc họp báo tại Vũ Hán, Trung Quốc, hôm nay. Ảnh: AFP.

Các chuyên gia thuộc phái đoàn của WHO tại cuộc họp báo ở Vũ Hán, Trung Quốc, hôm nay. Ảnh: AFP.

Bên cạnh đó, các chuyên gia của WHO và Trung Quốc đánh giá rằng không đủ bằng chứng để kết luận nCoV đã lan truyền tại Vũ Hán trước tháng 12/2019.

"Không có dấu hiệu nào của sự lan truyền nCoV trong cư dân vào khoảng thời gian trước tháng 12/2019", Liang nói.

Ông thêm rằng các nghiên cứu cho thấy nCoV "có thể được truyền đi trên quãng đường dài nhờ bám vào những sản phẩm đông lạnh", dường như thúc đẩy giả thuyết về việc "nhập khẩu virus", vốn nổi lên tại Trung Quốc những tháng gần đây.

Peter Ben Embarek, trưởng nhóm điều tra của WHO, cũng ủng hộ ý kiến này, khi cho biết không có bằng chứng về "các ổ dịch lớn ở Vũ Hán" trước tháng 12/2019, thời điểm những ca nhiễm nCoV đầu tiên tại thành phố thuộc tỉnh Hồ Bắc được chính quyền công bố.

Cuộc điều tra của WHO được tiến hành sau khi Mỹ dẫn đầu nỗ lực quốc tế yêu cầu tìm hiểu kỹ lưỡng nguồn gốc nCoV. Nhóm chuyên gia quốc tế đã ở lại Trung Quốc một tháng, trong đó có hai tuần bị cách ly và điều tra thực địa trong khoảng thời gian còn lại. Một số người tỏ ra nghi ngờ nhiệm vụ của họ, như việc họ chỉ dành một giờ để xem xét chợ hải sản Hoa Nam, nơi phát hiện ca nhiễm nCoV đầu tiên.

Chính quyền cựu tổng thống Donald Trump từng đưa ra một số giả thuyết, bao gồm cáo buộc nCoV bị rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán, trong khi Trung Quốc phản bác và đề nghị không "chính trị hóa" cuộc điều tra.

Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu hơn đã được tiến hành tại Viện Virus học Vũ Hán, nơi nhóm chuyên gia ở lại gần 4 giờ. Ông Embarek cho biết các cuộc thảo luận tại đây đã diễn ra "rất thẳng thắn", đề cập tới cả cáo buộc từ phía Washington về nguồn gốc đại dịch. Họ cũng gặp tiến sĩ Thạch Chính Lệ, chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về virus corona, cùng một số người khác để hỏi đáp về những vấn đề mấu chốt.

Ông Embarek cho biết "giả thuyết về sự cố trong phòng thí nghiệm là hoàn toàn không có khả năng để lý giải sự xâm nhập của virus vào người dân" và họ sẽ không tính đến giả thuyết này trong các nghiên cứu tương lai.

Bắc Kinh được cho là đang nỗ lực loại bỏ những "điều tiếng" về cách xử lý Covid-19 giai đoạn đầu, vốn bị dư luận quốc tế chỉ trích là chậm trễ và thiếu minh bạch. Họ sau đó đã kiểm soát được đại dịch nhanh chóng hơn so với các nước khác trên thế giới và hướng sự chú ý vào thành công đó.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.