'Võ sĩ sumo nhí' thi khóc ở Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
Hàng chục trẻ em mặc trang phục võ sĩ sumo tham gia cuộc thi khóc ở Tokyo, sau 4 năm sự kiện không được tổ chức vì đại dịch Covid-19.

Trong lễ hội ở đền Sensoji, thủ đô Tokyo hôm nay, 64 em bé được cha mẹ bế lên võ đài sumo để thi đấu theo cặp. Nhân viên ban tổ chức đeo mặt nạ quỷ "oni", nhân vật trong truyện dân gian Nhật Bản, cố làm cho các thí sinh khóc. Bé khóc trước sẽ được trọng tài tuyên bố là người chiến thắng. Trọng tài cũng mặc trang phục sumo truyền thống, tay cầm quạt gỗ.

"Chúng ta có thể biết tình trạng sức khỏe của một đứa trẻ bằng cách lắng nghe cách chúng khóc. Hôm nay, con tôi có thể sợ sệt và không khóc nhiều, nhưng tôi muốn nghe tiếng khóc khỏe mạnh của con", Hisae Watanabe, mẹ của bé gái 8 tháng tuổi, nói.

Lễ hội "sumo khóc" ở Tokyo ngày 22/4. Video: Euro News

Lễ hội "sumo khóc" đã được tổ chức tại nhiều đền chùa Nhật Bản, trước sự thích thú của phụ huynh và người xem. "Một số người có thể nghĩ rằng thật kinh khủng khi làm trẻ em khóc. Nhưng ở Nhật Bản, chúng tôi tin rằng những đứa trẻ khóc lớn cũng sẽ lớn lên khỏe mạnh. Sự kiện này diễn ra tại nhiều nơi ở Nhật Bản", Shigemi Fuji, chủ tịch Liên đoàn Du lịch Asakusa, đơn vị tổ chức cuộc thi ở Tokyo, cho biết.

Các nhà nghiên cứu văn hóa Nhật Bản cho biết lễ hội này bắt đầu từ thời kỳ Edo (1603-1867) và đã tồn tại hơn 400 năm.

Mỗi vùng miền có thể lệ riêng. Có nơi quy định đứa trẻ khóc trước là bé chiến thắng nhưng cũng có nơi quy định khóc trước là thua cuộc.

"Người ta tin rằng tiếng khóc của trẻ con có thể xua đuổi quỷ dữ và bảo vệ những đứa trẻ khỏi điều xấu", nhà sư Hiroyuki Negishi ở đền Kamegaike Hachimangu, Tokyo, cho biết hồi năm 2017.

Hai em bé tham gia lễ hội trẻ em khóc ở đền Sensoji, thủ đô Tokyo, Nhật Bản ngày 22/4. Ảnh: AFP

Đọc thêm

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?

Những từ tiếng Anh nào có ảnh hưởng nhất trong 9 thập kỷ qua?
(PLVN) - Karaoke, virus, AI, deepfake… là một phần trong tập hợp 90 từ tiếng Anh nổi bật có ảnh hưởng định hình chín thập kỷ qua, phần nào phản ánh những phát triển xã hội, văn hóa, công nghệ, chính trị và môi trường đã định hình ngôn ngữ tiếng Anh từ năm 1934 đến năm 2024.

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.