Vợ chồng Thiếu tá quân đội tự tạc tượng, xây nhà thờ Bác

Vợ chồng ông đã dốc công sức và của cải dành dụm, thậm chí vay mượn thêm để tạc tượng Bác, xây nhà thờ Bác trên đất gia đình. Người trọn đời hướng về Bác là thiếu tá quân đội về hưu Võ Như Thông.

Vợ chồng ông đã dốc công sức và của cải dành dụm, thậm chí vay mượn thêm để tạc tượng Bác, xây nhà thờ Bác trên đất gia đình. Người trọn đời hướng về Bác là thiếu tá quân đội về hưu Võ Như Thông.

Ông Thông may mắn được gặp Bác tới 3 lần. Trong một lễ tuyên thệ quyết tử cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, ông đã đổi tên mình thành Tử Vi Dân (có nghĩa là Tử Vì Dân, chết vì dân - PV). Và cái tên Tử Vi Dân được gọi cho đến tận bây giờ.

Nhà ông Thông ở ngay trung tâm Trà My, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam. Ông Thông hồ hởi kể: Ông sinh ra và  lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng, cha là liệt sĩ, mẹ là mẹ Việt Nam anh hùng. 13 tuổi ông đã tham gia tuyên truyền, rồi làm liên lạc cho bộ đội chống thực dân Pháp xâm lược.

nhatho2

Ông Thông bên tượng Bác Hồ mà vợ chồng ông đã dốc công xây dựng.

Năm 1955, ông được cử ra Bắc để học tập, trong khoảng thời gian này ông đã may mắn 3 lần được gặp Bác Hồ, một niềm vinh dự  mà bất kì chiến sĩ nào cũng mơ  ước.

Năm 1964, ông xin vào Nam để chiến đấu chống đế quốc xâm lược.

Từ ngày Bác Hồ mất đến bây giờ, hằng năm ông đều lấy ngày 2/9 làm ngày giỗ Bác. “Lúc đó, tôi thờ Bác chung bàn thờ với ông bà tổ Tiên của gia đình. Ngày giỗ Bác, tôi cũng vái như vái cha tôi và mời bà con hàng xóm đến chung vui như giỗ gia tộc mình. Ban đầu mọi người còn thấy lạ, sau thành quen. Mỗi lần giỗ Bác thì có gần 40 hộ gia đình ở nhiều xã, huyện trên địa bàn tỉnh đến thắp hương vái lạy Bác”, ông Thông niềm nở tâm sự.

Dần dà theo thời gian, số người đến dự giỗ ngày một đông mà nhà ông bà thì lại quá nhỏ, vậy là ông nảy ra ý định “tạc” tượng Bác Hồ và xây một khu nhà 3 gian làm nơi thờ tự Bác.

Ban đầu các con ông phản đối nhưng bà Huỳnh Thị Thuyền vợ ông lại hết sức ủng hộ. “Ông cứ xây đi, nợ bao nhiêu tôi trả!”, bà Thuyền mạnh dạn tuyên bố.

Không đắn đo, ông bà rút tất cả số tiền tích cóp từ đồng lương hưu ít ỏi để tiến hành mơ ước của hai vợ chồng, bất chấp sự can ngăn của các con.

Hai vợ chồng ông xuống tận Non Nước (Đà Nẵng) để mua đá tạc tượng Bác. Ông Thông dự tính, hoàn thành nhà thờ Bác đầu tư khoảng vài ba chục triệu, nhưng không ngờ chỉ mới tạc được tượng Bác đã hết “nhẵn” số tiền gom góp.

Ông Thông đành tạc tượng Bác Hồ trước rồi tiếp tục huy động con cái đóng góp, vay mượn thêm hàng xóm để tiếp tục hoàn thiện công trình mơ ước của mình.

Bà Thuyền tâm sự: “Hai vợ chồng tôi định nhờ kiến trúc sư thiết kế, nhưng kiến trúc sư đòi 5 triệu. Đắt quá! Vậy là ông nhà tui tự thiết kế nhà thờ Bác luôn”.

Không có nhiều tiền, ông bà đành “tính đến đâu hay đến đó”. Ông Thông lần lược xây bệ thờ, lư hương rồi lên kiểm lâm xin…gỗ lim về làm nhà thờ

Ông hì hụi suốt ngày để khiêng đá về đặt móng. Người dân trong làng thấy tấm lòng của ông đối với Bác nên thường xuyên động viên và tìm cách giúp đỡ.

Đến tháng 8/2008, tượng Bác mới chính thức được đặt lên “bệ”, rồi đến đầu tháng 6/2009, nhà thờ mới hoàn thành.

Ngày khánh thành nhà ông chọn đúng ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước - ngày 5/6.

Tượng Bác Hồ uy nguy, tráng lệ cùng ngôi nhà lưu niệm 3 gian xinh xắn hoàn thiện trở thành sự kiện nổi bậc giữa thị trấn.

Bên trong ngôi nhàcó nơi đặt những bài báo, hình ảnh về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác do ông sưu tầm.

nhatho4

Những cuốn sách, báo về Bác Hồ mà ông Thông đã sưu tầm.

Ông Thông cho biết: “Tôi đã vào tận Cục văn thư lưu trữ Bảo tàng TP.HCM để thiết lập Đồ phả cội nguồn về Bác”.

Những tác phẩm thơ văn của Bác đều được ông chuyển thành thư pháp. Nhà lưu niệm như một thư viện thu nhỏ với gần 200 cuốn sách viết về Bác và có  cả những tác phẩm do chính tay Bác viết.

Người dân trong huyện vào ra thắp hương viếng Bác không ngớt, khách thập phương nghe tin cũng tìm tới tham qua. Nơi này còn thu hút nhiều học sinh Trường Dân tộc nội trú và cấp 2 Nguyễn Du đến tìm sách kham khảo.

“Tôi muốn xây thêm thư viện nhỏ để học sinh có nơi tham khảo tài liệu và thu thập thêm nhiều đầu sách viết về Bác hơn nữa để các cháu tha hồ đọc, nhưng phải trả hết nợ cái đã…”, ông Thông chia sẻ.

Minh Kiệt

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

(PLVN) - Tối 16/2, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức chương trình biểu dương 95 công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần I năm 2025, với chủ đề “Gương sáng công nhân tiền phong”. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại chương trình.

Đọc thêm

Khát vọng mãnh liệt và quyết tâm vươn lên của dân tộc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS và nhân lực chất lượng cao.
(PLVN) - Tại Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh về việc thực hiện Nghị quyết 57, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển đất nước, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể...

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh
Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập
(PLVN) -  Sáng 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Thời cơ vàng để tinh gọn bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm.
(PLVN) - Trong chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu, dẫn chứng vô cùng thuyết phục.

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ
(PLVN) - Ngày 13 - 14/2/2025, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã long trọng tổ chức lễ giao quân năm 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo, tích cực trong không khí vui tươi phấn khởi các địa phương đã hoàn thành tốt chỉ tiêu giao, nhận quân năm 2025.

Cần cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ điện hạt nhân Ninh Thuận

Quang cảnh phiên họp sáng 14/2. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án đặc biệt quan trọng, có công nghệ phức tạp, chỉ một số ít quốc gia sở hữu; nhu cầu vốn đầu tư rất lớn và lần đầu tiên được đầu tư xây dựng tại nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện.

Động lực phát triển mới từ Nghị quyết 57-NQ/TW

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã, đang có những thành công vượt bậc về lĩnh vực đổi mới sáng tạo (ĐMST). Chỉ số ĐMST toàn cầu (GII) của Việt Nam cải thiện tích cực. Năm 2024, Việt Nam có thứ hạng GII là 44, tăng 2 bậc so với năm 2023. Trong 11 năm qua, tính từ năm 2013, thứ hạng GII của Việt Nam tăng 32 bậc (từ vị trí 76 lên 44).

Sắp xếp, tinh gọn là để bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại thảo luận Tổ. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Sáng 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong chiều 13/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, đại diện Chính phủ đã trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường
(PLVN) -  Chiều 13/2, ông Trịnh Minh Mạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao - đơn vị chủ trì sự kiện cho biết, sự kiện Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (ASEAN Future Forum - AFF 2025) sẽ được tổ chức trong hai ngày 25 - 26/2/2025 tại Hà Nội với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động” .

Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật

 Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật
(PLVN) - Chiều 13/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Phạm Thu Hằng đã thông tin về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, trong đó nổi bật có chuyến thăm chính thức đến Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane từ ngày 12-17/2; Việc Mỹ dừng các dự án USAID ở Việt Nam