Vĩnh Phúc phấn đấu có thêm nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023

Phấn đấu năm 2023 Vĩnh Phúc có thêm nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Phấn đấu năm 2023 Vĩnh Phúc có thêm nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với nhiều cách làm sáng tạo, nhất là huy động được sức dân, sau nhiều năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo khu vực nông thôn ở Vĩnh Phúc ngày càng khởi sắc.

Không chỉ hệ thống đường giao thông, cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, sạch đẹp mà nông thôn mới đã làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con nông dân, với nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, dịch vụ cho hiệu quả kinh tế cao được nhân rộng.

Năm 2023, tỉnh phấn đấu có thêm 14 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 89 thôn được công nhận đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu và các huyện Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Sông Lô, Lập Thạch tiếp tục hoàn thành các điều kiện, tiêu chí đạt nông thôn mới; 13 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020, 2021 thực hiện duy trì đạt chuẩn theo quy định giai đoạn 2021-2025.

Để thực hiện mục tiêu đó, tỉnh sẽ dành hơn 3.800 tỷ đồng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; trong đó, ngân sách tỉnh hỗ trợ trực tiếp hơn 452 tỷ đồng; ngân sách địa phương hỗ trợ gần 900 tỷ đồng; nguồn vốn lồng ghép gần 1.300 tỷ đồng.

Cùng với đó, tỉnh Vĩnh Phúc tăng cường tuyên truyền, gắn việc xây dựng chương trình nông thôn mới với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng triển khai có hiệu quả các chính sách đã ban hành như hỗ trợ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.

Vĩnh Phúc hiện có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 67 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, 4 huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 53 triệu đồng/người/năm. Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 0,99%.

Tất cả đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện được cứng hóa; 98,5% đường trục thôn và liên thôn được cứng hóa; 79% đường trục chính nội đồng được cứng hóa.

Hệ thống lưới điện tử cao áp đến lưới điện trung áp, lưới điện hạ áp được đầu tư đồng bộ, hiệu quả, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, hạ tầng văn hóa - xã hội được đặc biệt quan tâm.

Tỉnh đã cân đối gần 4.000 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hệ thống trường học; tiếp tục cải tạo, sửa chữa, nâng cấp Trung tâm văn hóa - thể thao huyện; trung tâm văn hóa xã, nhà văn hoá.

Chia sẻ với phóng viên, lãnh đạo phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Tường cho biết: Vĩnh Tường đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình nông thôn mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2011-2020.

Theo đó, Vĩnh Tường sẽ xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển theo hướng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý. Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ. Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, có hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội ổn định, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững, môi trường, sinh thái được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo. Đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương, phương pháp, nội dung Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới để cán bộ, Đảng viên và nhân dân biết, chủ động thực hiện; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới ở các cấp, nhất là cán bộ thôn, xã; tập trung rà soát, điều chỉnh, lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới, yêu cầu quy hoạch phải đi trước một bước.

Cụ thể, huyện tập trung thể hiện 3 nội dung chủ yếu: Quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, quy hoạch chi tiết khu trung tâm và các điểm dân cư mới; chủ động huy động vốn theo quy định của Chính phủ và cơ chế chính sách của tỉnh, đồng thời xã hội hoá công tác xây dựng nông thôn mới. Vĩnh Tường chọn 3 xã là Thượng Trưng, Ngũ Kiên, Tam Phúc làm điểm triển khai thực hiện chương trình để đánh giá, rút kinh nghiệm.

Đọc thêm

Tìm giải pháp 'trị bệnh' thiếu nước ở ĐBSCL

Tìm giải pháp 'trị bệnh' thiếu nước ở ĐBSCL
(PLVN) -  Ngày 27/3, tại TP Cần Thơ diễn ra Hội thảo “Sống chung với hạn, mặn vùng ĐBSCL”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo các địa phương chịu hạn, mặn nghiêm trọng tại ĐBSCL; các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu.

Bắc Giang: Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện nhiệm vụ Chương trình MTQG 2024.
(PLVN) - Tại Bắc Giang, việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021- 2025 luôn được các cấp ủy, chính quyền tỉnh quan tâm triển khai thực hiện. Nhờ đó, diện mạo nông thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn đã có những thay đổi căn bản, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được cải thiện rõ rệt.

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh triển khai Đề án 06 gắn với chuyển đổi số

Chuyển đổi số đang mang lại nhiều thuận lợi, tiện ích cho người dân tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Năm 2024 là năm tăng tốc để hoàn thành các nhiệm vụ của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) và đột phá trong công tác chuyển đổi số (CĐS), do vậy, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang tập trung chỉ đạo, triển khai nghiêm túc để hoàn thành các nhiệm vụ.

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM lần thứ 28 khóa XI.
(PLVN) - Ngày 27/3, Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP HCM lần thứ 28 khóa XI (mở rộng) họp để thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội TP quý I năm 2024 - nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II năm 2024; Quyết định thành lập các Tiểu ban phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ TP lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Bác sỹ Công an tỉnh An Giang khám bệnh miễn phí, tặng quà cho người dân ở Campuchia

Công an tỉnh An Giang tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn xã Preaek Dach, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia.
(PLVN) - Trong 2 ngày 26 và 27/3/2024, đoàn y, bác sỹ Công an tỉnh An Giang do Đại tá Nguyễn Thế Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng đoàn đã sang khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân Campuchia và người Campuchia gốc Việt có hoàn cảnh khó khăn thuộc phường Sam Peou Poun, thành phố Sam Peou Poun và xã Preaek Dach, huyện Leuk Daek, tỉnh Kandal, Vương quốc Campuchia.

Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đạt nhiều kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế, xã hội

Kinh tế địa phương phát triển giúp giải quyết việc làm cho nhiều người dân trên địa bàn.
(PLVN) - Trong quý I năm 2024, nhờ sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Yên Lạc (tỉnh Vĩnh Phúc) tiếp tục có những khởi sắc. Một số lĩnh vực kinh tế đã đạt được kết quả khả quan, đóng góp lớn vào sức tăng trưởng chung của tỉnh.

Tàu chở hơn 2.900 tấn xi măng bị gãy đôi trên biển

Tàu Giang Anh 18 gãy làm đôi chìm trên biển.
(PLVN) - Liên quan việc tàu Giang Anh 18 chở hơn 2.900 tấn xi măng gặp nạn trên biển, Đại tá Hoàng Văn Mẫn, Chính Ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Nam cho biết, ngày 26/3, tàu vẫn ở vị trí cũ nhưng hiện bị gãy làm đôi giữa 2 khoang hàng. 

Bức tranh tổng thể thị trường lao động Lâm Đồng

Người lao động đến tìm việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Lâm Đồng đầu năm 2024.
(PLVN) - Cung chưa đáp ứng cầu, nhà tuyển dụng có nhu cầu tuyển lao động có kỹ năng nghề thay vì chọn nhân lực có bằng cấp, mức lương khu vực lao động chính thức chỉ bằng 2/3 khu vực phi chính thức… Đó là những đặc điểm đáng chú ý về thị trường lao động trên địa bàn Lâm Đồng năm 2023.

Hải Phòng tăng nguồn lực đầu tư phát triển

Kỳ họp thứ 14 HĐND TP Hải Phòng khóa XVI đã ban hành Nghị quyết phân bổ nguồn thưởng vượt thu.
(PLVN) - Kỳ họp thứ 14 (chuyên đề), Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hải Phòng khóa XVI đã thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, trong đó có Nghị quyết về phương án sử dụng nguồn thưởng vượt dự toán thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và đầu tư trở lại theo cơ chế đặc thù năm 2022.