Việt Nam ưu tiên thúc đẩy quyền giáo dục và giáo dục quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu khai mạc Toạ đàm.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu khai mạc Toạ đàm.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Việt Nam đã có những nỗ lực trong lĩnh vực giáo dục quyền con người, trong đó có Đề án “Đưa nội dung giáo dục quyền con người vào các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân”... Một trong những ưu tiên của Việt Nam trong nhiệm kỳ thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc 2023-2025 chính là thúc đẩy quyền giáo dục và giáo dục quyền con người.

Bộ Ngoại giao cho biết, ngày 27/9, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thuỵ Sĩ, nhân dịp tham dự Phiên họp thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ IV trong khuôn khổ Khoá họp lần thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng đoàn Việt Nam đã tham dự và phát biểu khai mạc Toạ đàm quốc tế “Tích hợp giáo dục nhân quyền vào hệ thống giáo dục: Chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn”.

Sự kiện do Việt Nam, Philippines, Australia và Italy đồng bảo trợ tổ chức với sự điều hành của Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva, ông Mai Phan Dũng và sự tham gia các diễn giả là chuyên gia, đại diện của Việt Nam, Philippines, Australia và Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc.

Phát biểu khai mạc sự kiện nhân dịp kỷ niệm 30 năm Thập kỷ Giáo dục Quyền con người và 20 năm Chương trình Giáo dục Quyền con người Thế giới (WPHRE) được Liên hợp quốc thông qua, Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế đạt được nhiều thành tựu trong thúc đẩy giáo dục quyền con người, trong đó có công tác trọng tâm là đưa giáo dục quyền con người vào hệ thống các trường học.

Thứ trưởng cho rằng các nước, các tổ chức quốc tế đã có nhiều kinh nghiệm, cách làm phong phú, hiệu quả, phủ rộng giáo dục nhân quyền trong hệ thống trường học các cấp và hệ thống giáo dục thường xuyên, thúc đẩy sự tham gia của trẻ em, sinh viên trong việc xây dựng chương trình học về quyền con người.

Các nước, các tổ chức quốc tế cũng đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khuôn khổ song phương, đa phương về vấn đề này.

Dù vậy, thực tế việc chia sẻ kinh nghiệm trong công tác này còn cần được thúc đẩy hơn nữa; ví dụ như việc chưa nhiều nước cung cấp thông tin cho Chương trình WPHRE. Các nước và các bên liên quan cần tăng cường trao đổi, chia sẻ kiến thức trong lĩnh vực này.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định Việt Nam chia sẻ với các nước rằng giáo dục quyền con người là một công cụ hữu hiệu giúp người dân bảo đảm được quyền của mình, tăng cường tôn trọng và hiểu biết trong xã hội, và đó cũng chính là góp phần thực hiện quyền giáo dục.

Việt Nam cũng đã có những nỗ lực trong lĩnh vực này, trong đó có Đề án “Đưa nội dung giáo dục quyền con người vào các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân”.

Một trong những ưu tiên của Việt Nam trong nhiệm kỳ thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc 2023-2025 chính là thúc đẩy quyền giáo dục và giáo dục quyền con người.

Vì vậy, Việt Nam mong muốn cùng các nước đồng bảo trợ Toạ đàm để tạo thêm diễn đàn cho các nước chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp vào việc chuẩn bị thực hiện Giai đoạn 5 của Chương trình WPHRE (2025-2029).

Cũng tại Toạ đàm, Tiến sĩ Lê Xuân Tùng, Giảng viên chính Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã chia sẻ việc triển khai Đề án 1309 về đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tại Việt Nam với một số kết quả nổi bật như tổ chức các khoá tập huấn quyền con người cho tất cả các giáo viên, giảng viên trong hệ thống giáo dục quốc dân; biên soạn và xuất bản tài liệu giáo dục quyền con người; xây dựng khung nội dung quyền con người cho giáo dục phổ thông; đưa nội dung quyền con người vào các chương trình giáo dục phổ thông từ bậc mầm non đến bậc đại học.

Cùng với đó là giáo dục quyền con người cho các nhà lãnh đạo, quản lý trong toàn hệ thống chính trị thông qua chương trình cao cấp lý luận chính trị và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục quyền con người, trong đó nổi bật là quan hệ đối tác giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Uỷ ban Quyền con người Australia.

Tại sự kiện, các đại biểu đến từ nhiều quốc gia và khu vực đã chia sẻ các thực tiễn tốt nhất và bài học kinh nghiệm trong việc lồng ghép giáo dục nhân quyền vào chương trình giảng dạy tại các trường học.

Nhiều nước chia sẻ về các kinh nghiệm phong phú về lồng ghép nội dung quyền con người vào các môn giáo dục công dân, giáo dục xã hội ở các cấp học phổ thông; đồng thời triển khai các chuyên đề giáo dục quyền dành riêng cho một số đối tượng như trẻ em gái, trẻ em dân tộc thiểu số, người thực thi công vụ.

Các đại biểu cũng đề cao yêu cầu có sự tham gia, phối hợp tích cực toàn diện của nhà trường, gia đình, xã hội và các bên liên quan trong giáo dục nhân quyền cho trẻ em.

Điều phối viên giáo dục và đào tạo nhân quyền, Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) Elena Ippoliti, chia sẻ phương pháp tiếp cận toàn diện đối với giáo dục nhân quyền là sự tổng hoà của 5 cấu phần xây dựng chính sách; các biện pháp thực hiện chính sách; quá trình và công cụ dạy và học; giáo dục và phát triển chuyên môn của giáo viên và các nhân viên giáo dục khác và môi trường học tập.

Phát biểu kết luận, Đại sứ Mai Phan Dũng cho rằng các trao đổi tại Toạ đàm đã đóng góp một cách có ý nghĩa cho việc xác định thách thức và cơ hội trong việc tích hợp giáo dục nhân quyền vào các hệ thống giáo dục quốc gia, hỗ trợ các nước tiếp tục thực hiện Chương trình WPHRE.

Toạ đàm quốc tế về “Tích hợp giáo dục nhân quyền vào hệ thống giáo dục: Chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn” là một trong hai sáng kiến dấu ấn của Việt Nam trong khuôn khổ Khoá họp lần thứ 57 của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc từ 9/9 – 11/10/2024; cùng với Tuyên bố liên khu vực về tiêm chủng và quyền con người. Đây là một số lĩnh vực thuộc 8 ưu tiên Việt Nam thúc đẩy trong nhiệm kỳ thành viên Hội đồng nhân quyền 2023-2025.

Đọc thêm

Chính trị gia Singapore sử dụng búp bê Labubu để thu hút giới trẻ

Hình ảnh ông Lam Pin Min chụp cùng Labubu được đăng tải trên Facebook.
(PLVN) - Trong nỗ lực kết nối với giới trẻ và theo kịp xu hướng trên mạng xã hội, một chính trị gia thuộc Đảng Hành động Nhân dân (PAP) của Singapore đã sử dụng búp bê Labubu – một nhân vật đồ chơi nổi tiếng – tại sự kiện phát quà tặng thực phẩm cho người cao tuổi.

Việt Nam dự buổi làm việc giữa các nhà lãnh đạo về Đồng thuận 4P

Hình ảnh tại buổi làm việc.
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Đặc Phái viên sáng kiến Đồng thuận Paris vì con người và hành tinh (Đồng thuận 4P), Nguyên Tổng thống Senegal Macky Sall, trưa 25/9 (giờ địa phương), thừa ủy quyền của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự buổi làm việc giữa các nhà lãnh đạo về Đồng thuận 4P.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đồng chủ trì phiên thảo luận tại Đại hội đồng LHQ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại phiên thảo luận.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, trưa 25/9 (giờ địa phương), tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Hoa Kỳ, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cùng ông Olivier Poivre d'Arvor, Đặc phái viên của Tổng thống Pháp, Đại sứ về các vấn đề biển và vấn đề vùng Cực đồng chủ trì phiên thảo luận chuyên đề về “Tăng cường thích ứng, tài chính và khả năng chống chịu trước các thách thức liên quan đến nước biển dâng” trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao của Đại hội đồng LHQ về “Giải quyết các thách thức tồn vong do tình trạng nước biển dâng”.

Thúc đẩy quan hệ Việt – Trung phát triển ổn định, lành mạnh và đạt nhiều thành quả hơn

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Đinh Tiết Tường.
(PLVN) - Theo tin từ Bộ Ngoại giao, trong khuôn khổ tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại và Đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 21 tại TP Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc, chiều 24/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã có cuộc hội đàm với Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Đinh Tiết Tường.

Chỉ đạo mới của Tổng thống Nga Putin

Chỉ đạo mới của Tổng thống Nga Putin
(PLVN) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị cho Chính phủ nước này phân bổ tiền từ ngân sách liên bang trước ngày 15/10 để hỗ trợ các nhà phát triển trò chơi điện tử trong nước.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị CABIS

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã hội kiến ông Lưu Ninh - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ nhiệm Nhân đại (Hội đồng nhân dân) Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc bày tỏ vui mừng dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Lễ khai mạc Hội chợ CAEXPO và Hội nghị CABIS lần thứ 21; đồng thời, nhấn mạnh Việt Nam nhất quán coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, ủng hộ quan hệ truyền thống giữa Quảng Tây với các địa phương Việt Nam.

Tạo những dấu mốc mới cho mối quan hệ Việt Nam - Cuba

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, mong muốn tiếp tục vun đắp và phát triển hơn nữa quan hệ đặc biệt Việt Nam - Cuba, trong đó Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tiếp tục tạo những dấu mốc mới cho mối quan hệ đồng chí, anh em tin cậy và hợp tác toàn diện giữa hai nước.