Việt Nam sẽ trở thành một cơ sở thu mua hàng hóa trọng yếu

Tọa đàm được tổ chức theo 2 hình thức trực tuyến và trực tiếp
Tọa đàm được tổ chức theo 2 hình thức trực tuyến và trực tiếp
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Đó là khẳng định của đại diện 2 nhà mua lớn trên thế giới trong buổi tọa đàm về việc đưa hàng hóa Việt Nam vào chuỗi cung ứng lớn trên thế giới do Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 11/8.

Tọa đàm diễn ra trong bối cảnh hàng loạt các nhà mua lớn đã xác nhận sẽ tới Việt Nam trong tháng 9 này tham dự Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” để tìm kiếm thêm các nguồn hàng đưa vào chuỗi phân phối trên toàn thế giới của họ.

Đại diện Tập đoàn Fast Retailing (chủ sở hữu thương hiệu Uniqlo) cho biết, Việt Nam là một trong các cơ sở sản xuất chủ yếu và Tập đoàn mong muốn tiếp tục nỗ lực để phát triển hơn nữa, nhằm đảm bảo Việt Nam trở thành một cơ sở vững chắc, then chốt trong sản xuất các sản phẩm dệt may, nâng cao chuỗi cung ứng.

Theo vị đại diện này, để sản xuất mặt hàng may mặc, việc chỉ chú trọng vào sản xuất sau cùng đã không còn thích hợp, Tập đoàn cần có sự hợp tác giữa yếu tố đầu vào và đầu ra, để có thêm nhiều nhà máy nguyên liệu, phụ trợ nội địa. Nếu nền tảng đầu vào trong quá trình sản xuất vững chắc hơn, Tập đoàn có thể phát triển nhiều cải tiến cho chuỗi cung ứng tại Việt Nam, qua đó, Fast Retailing có thể tăng cường sự hiện diện hơn nữa tại Việt Nam thông qua hợp tác với các nhà máy đối tác.

Bên cạnh đó, việc phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực sản xuất đầu vào là một trong những yếu tố cơ bản để tăng sức cạnh tranh của dệt may Việt Nam xét trên khía cạnh về giá cả và chất lượng.

“Fast Retailing đặt ra nhiều ưu tiên về thu mua cho thị trường Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, coi đây là một trong những mục tiêu quan trọng và thiết yếu trong chiến lược của Tập đoàn” - đại diện Fast Retailing cho biết.

Ông Nguyễn Đức Trọng – Trưởng phòng cấp cao Phát triển nhà cung ứng khu vực châu Á (Tập đoàn Walmart) khẳng định, Walmart đã xác định từ rất lâu Việt Nam sẽ trở thành điểm sản xuất thuê bên ngoài (outsourcing) chính ở Đông Nam Á, châu Á của Tập đoàn. Đến năm 2027, dự kiến thị phần thu mua tại Việt Nam sẽ tăng lên rất nhiều không chỉ với các mặt hàng quần áo giày dép mà còn nhiều sản phẩm khác, không chỉ tập trung vào các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mà cả các công ty thuần việt.

Cũng tại hội thảo, ông Christian Merizalde Aguilar, Phụ trách chiến lược kinh doanh, Công ty Grupo Merica Food thông tin, Grupo Merica Food có văn phòng chính tại Tây Ban Nha, có tổng kho phân phối hàng hóa nhập khẩu từ châu Á và đưa hàng đi khắp châu Âu.

Năm 2022, công ty đã nhập khoảng 70 container hàng hóa từ Việt Nam với rất nhiều sản phẩm khác nhau. Xu hướng tiêu thụ hàng hóa thời gian gần đây tại Grupo Merica Food cũng cho thấy, khách hàng đã nhận biết tốt hơn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam. Chất lượng hàng hóa Việt Nam đã có sự gia tăng tốt, việc chuẩn hóa chất lượng đã đc cải thiện qua nhiều năm. Do đó, năm 2023, công ty dự kiến sẽ tăng thu mua lên khoảng 110 container.

"Chúng tôi có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung ứng tại Việt Nam. Chúng tôi cũng đang dự tính “chuyển tịch” một số mặt hàng vốn thu mua từ Thái Lan qua Việt Nam để tận dụng các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia và ký kết” - ông Christian Merizalde Aguilar thông tin.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.