Việt Nam sẽ là một “tiêu điểm” trong chính sách đối ngoại của Mỹ?

Các đại biểu dự Hội thảo
Các đại biểu dự Hội thảo
(PLO) - Nhận định trên được PGS.TS. Đinh Công Tuấn – Viện nghiên cứu châu Âu – đưa ra tại Hội thảo “An ninh khu vực châu Á – Thái Bình Dương: Đặc điểm và những động thái mới” do Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN tổ chức sáng qua (30/11).

Phát biểu tại Hội thảo, nhiều đại biểu bày tỏ quan tâm tới khái niệm “Ấn Độ - Thái Bình Dương” đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trong chuyến công du châu Á vừa qua. Ông Phạm Tiến – Viện kinh tế và chính trị thế giới – lưu ý, tại Diễn đàn CEO trong khuôn khổ APEC 2017 tại Đà Nẵng, cụm từ trên được Tổng thống Mỹ nhắc lại đến 11 lần. 

Theo ông Phạm Tiến, cách lựa chọn ngôn từ của ông Trump phản ánh sự thay đổi của Mỹ trong cách nhìn nhận về khu vực, chuyển trọng tâm từ Trung Quốc, tâm điểm của khu vực châu Á – Thái Bình Dương sang Ấn Độ và Ấn Độ Dương. Tầm nhìn mới này mở ra khả năng Mỹ cùng với Nhật Bản, Ấn Độ và Australia hình thành một “tứ giác” an ninh mới bao trùm cả 2 đại dương. Điều này cũng thể hiện Mỹ muốn Ấn Độ đóng vai trò lớn hơn trong kết cấu an ninh khu vực, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang nổi lên như một trung tâm quyền lực số 1 thế giới nhờ sự gia tăng về cả tiềm lực kinh tế lẫn quốc phòng. Ấn Độ cũng được kỳ vọng như là một vùng đệm cho các nước nhỏ hơn, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, neo vào để chống chịu lại sức ép từ Trung Quốc. “Việc ông sử dụng thuật ngữ “Ấn Độ - Thái Bình Dương” còn có hàm ý rằng, sự phát triển của khu vực đã vượt ra khỏi sân nhà của Trung Quốc, cũng như của các nền kinh tế Đông Á”, ông Tiến nêu quan điểm. 

Theo ông Phạm Tiến, với 2 lá chắn là Mỹ và Ấn Độ ở 2 đầu đại dương, Mỹ muốn tạo ra một tuyến an ninh hàng hải thông suốt với các điểm nhấn Nhật Bản và Australia, cùng với các quốc gia độc lập, dân chủ khác trong khu vực, nhằm tạo ra đối trọng với sáng kiến “Vành đai, con đường” của Trung Quốc đồng thời giúp cho việc kết nối và tự do thông thương hàng hải được thông suốt từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương đến châu Âu và châu Phi. Mặc dù vậy nhưng ông Phạm Tiến cho rằng “Ấn Độ - Thái Bình Dương” đã là khái niệm chín chắn hay chưa vẫn là một câu hỏi khác nữa cần có thêm thời gian quan sát để chứng minh trên thực tế. 

Cũng nhấn mạnh đến khái niệm “Ấn Độ - Thái Bình Dương”, PGS.TS. Đinh Công Tuấn – Viện nghiên cứu châu Âu - cho rằng khả năng hợp tác giữa chính quyền mới của Tổng thống Trump với Việt Nam theo tinh thần hợp tác bình đẳng cùng có lợi sẽ là rất lớn. Theo đó, ông Tuấn cho rằng, khả năng hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng sẽ tiếp tục phát triển, thậm chí Việt Nam sẽ là một “tiêu điểm” trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực, đặc biệt là trong các chính sách của Mỹ ở Biển Đông. 

Tuy vậy, PGS. TS Tuấn lưu ý, trong quan hệ thương mại Việt – Mỹ, Việt Nam trong những năm qua đã xuất khẩu nhiều qua Mỹ (xuất siêu lớn), vì vậy Việt Nam cũng phải chuẩn bị cho khả năng Mỹ sẽ áp đặt các chính sách bảo hộ, đặt ra các rào cản thương mại đối với Việt Nam để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng Mỹ. Theo PGS.TS Tuấn, trong quan hệ Việt – Mỹ, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện chính sách nhất quán hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, nhất là về kinh tế, tôn trọng và ổn định về chính trị và hợp tác về an ninh, đôi bên cùng có lợi. Việc tăng cường và thúc đẩy quan hệ với Mỹ lên tầm cao mới sẽ tạo ra nội lực kinh tế phát triển, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện

Bộ trưởng Bộ Công thương trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị nghiên cứu bổ sung thông tin trong hợp đồng mua bán điện phục vụ sinh hoạt và làm rõ nội dung các hoạt động mua bán điện; bổ sung quy định về nguyên tắc xác định giá và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng dịch vụ điện; bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong thị trường điện cạnh tranh.

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV diễn ra sáng nay, 21/10, trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong những tháng cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu; phấn đấu tốc độ tăng GDP cả năm đạt trên 7%, kiểm soát lạm phát dưới 4,5%.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của Quốc hội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Phải biến chủ trương của Đảng thành hành động cách mạng

Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Nghị quyết đã đúng, trúng thì tổ chức thực hiện là khâu đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt đưa Nghị quyết vào cuộc sống, biến chủ trương của Đảng thành hành động cách mạng, tạo ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ hệ trọng của cả hệ thống chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Lễ trao giải. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị cần thống nhất nhận thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là cuộc đấu tranh giai cấp trên mặt trận tư tưởng - lý luận chính trị; là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, nhiệm vụ hệ trọng của cả hệ thống chính trị trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.

infographicTóm tắt tiểu sử Đại tướng Lương Tam Quang

Tóm tắt tiểu sử Đại tướng Lương Tam Quang
Chiều nay (20/10), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao quyết định thăng quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng đối với đồng chí Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an.

infographicTóm tắt tiểu sử Đại tướng Nguyễn Tân Cương

Tóm tắt tiểu sử Đại tướng Nguyễn Tân Cương
(PLVN) -  Chiều 20-10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh đã trao quyết định thăng quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng đối với đồng chí Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ảnh Báo Chính phủ
(PLVN) - Đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam  vừa có bài viết: "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam".  Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu đến bạn đọc toàn văn bài viết quan trọng này:

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể thứ nhất Đại hội đồng AIPA-45

Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Phiên họp toàn thể thứ nhất Đại hội đồng AIPA-45
Chiều 19/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Viêng Chăn (Lào), Đại hội đồng AIPA-45 đã tiến hành Phiên họp toàn thể thứ nhất với chủ đề "Vai trò của Nghị viện trong tăng cường kết nối và tăng trưởng toàn diện của ASEAN" dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch AIPA 2024 Saysomphone Phomvihane.