Việt Nam là thành viên tích cực vì Công ước Luật Biển

Nhà nước Việt Nam đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam theo Công ước Luật Biển 1982. Trong thời gian tới, Việt Nam nỗ lực cùng các bên liên quan tìm kiếm giải pháp lâu dài, bền vững dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 cho các tranh chấp trên Biển Đông.

Phát biểu tại Hội nghị kỷ niệm 30 năm ra đời Công ước Liên Hợp quốc (LHQ) về Luật Biển 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982) tại Hàn Quốc tháng 8/2012, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-Moon nhấn mạnh Công ước Luật Biển là “một trong những công cụ pháp lý quan trọng nhất của thế giới… góp phần vào hòa bình an ninh quốc tế, cũng như việc sử dụng công bằng và hiệu quả các nguồn tài nguyên của đại dương, bảo vệ và bảo tồn môi trường biển và hiện thực hóa một trật tự kinh tế công bằng và hợp lý”.

Năm 2012 cũng đánh dấu 18 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước. Việt Nam đã và đang là một thành viên tích cực, có trách nhiệm trong việc tuân thủ và thực thi các quy định của Công ước, vì một trật tự pháp lý công bằng trên biển nhằm bảo đảm hòa bình ổn định lâu dài và hướng tới phát triển bền vững.

b
Việt Nam đã và đang là một thành viên tích cực của Công ước LHQ về Luật Biển
Sau hơn 4 năm họp trù bị và 9 năm đàm phán, ngày 10/12/1982, Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (Công ước Luật Biển 1982) được 107 quốc gia ký tại Montego Bay, Jamaica, đánh dấu thành công của Hội nghị LHQ về Luật Biển lần thứ 3, với sự tham gia của trên 150 quốc gia có biển và không có biển, và nhiều tổ chức quốc tế, kể cả các tổ chức quốc tế phi chính phủ. Sau Hiến chương LHQ, Công ước Luật Biển 1982 được coi là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, được nhiều quốc gia ký kết và tham gia.
Công ước Luật Biển 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994, 12 tháng kể từ ngày Guyana, nước thứ 60 phê chuẩn Công ước ngày 16/11/1993. Ngày 24/9/2012, quốc gia Châu Phi Swaziland chính thức phê chuẩn UNCLOS, trở thành thành viên thứ 164 của Công ước. Là một văn kiện đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật, Công ước Luật Biển 1982 được coi là hiến pháp của thế giới về các vấn đề biển và đại dương.
Công ước xác định một cách toàn diện quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như quy chế pháp lý của vùng biển quốc tế và đáy biển quốc tế. Đồng thời, Công ước cũng thành lập một loạt cơ chế quốc tế quan trọng như Tòa án quốc tế về Luật Biển, cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, Ủy ban ranh giới thềm lục địa và Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước.
Đặc biệt, liên quan đến các tranh chấp về việc giải thích hoặc áp dụng Công ước có thể nảy sinh giữa các thành viên, Công ước Luật Biển năm 1982 đòi hỏi các quốc gia giải quyết bằng biện pháp hòa bình, theo đúng quy định của Hiến chương LHQ, đồng thời nêu rõ các cơ chế tài phán để giải quyết tranh chấp, Công ước đạt được là một giải pháp cả gói, các quốc gia thành viên không được phép bảo lưu khi tham gia Công ước.
Công ước Luật Biển 1982 là thành quả của nỗ lực xử lý hài hòa các khác biệt về lợi ích và quan điểm, tạo ra một trật tự pháp lý cân bằng trên biển, vừa cân bằng lợi ích giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa phạm vi vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia và vùng biển tự do hàng hải, vừa dung hòa được quyền và nghĩa vụ của các nhóm quốc gia có biển, không có biển, quốc gia quần đảo và các nhóm khu vực…
Công ước Luật Biển ra đời là chiến thắng của các nước đang phát triển trong cuộc đấu tranh để ghi nhận các quyền của mình trong mối quan hệ với các nước phát triển, là sự điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ đã tồn tại trong lịch sử của các quốc gia để thay thế bằng một trật tự pháp lý mới hiện đại công bằng hơn, điều hòa tốt hơn giữa việc khai thác và bảo tồn các tài nguyên biển để hướng tới sự phát triển bền vững cho nhân loại.
Là một quốc gia ven biển với hơn 3200km bờ biển tiếp giáp với Vịnh Bắc Bộ, Biển Đông và Vịnh Thái Lan, các hoạt động kinh tế trên biển chiếm một tỷ trọng lớn, mang lại nhiều giá trị kinh tế cho Việt Nam. Việc duy trì một trật tự pháp lý công bằng nhằm bảo đảm môi trưởng biển hòa bình, ổn định để phát triển luôn là mục tiêu và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Chính viề thế, Việt Nam đã và đang tham gia hết sức tích cực và có trách nhiệm ngay từ khi Công ước Luật Biển được dự thảo, cho đến khi được ký kết và có hiệu lực pháp lý.
Năm 1977, CHXHCN Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 3 của LHQ về Luật Biển. Đoàn Việt Nam khi đó đã đóng góp vào cuộc đấu tranh của các nước đang phát triển và các nước XHCN ngay trong hội nghị. Việt Nam là một trong 130 nước bỏ phiếu thông qua UNCLOS; sau đó Việt Nam lại là một trong 119 nước đầu tiên ký kết Công ước vào tháng 12/1982, là nước thứ 64 phê chuẩn Công ước trước khi Công ước chính thức có hiệu lực.
Cũng trong quá trình Hội nghị lần thứ 3 của LHQ về Luật Biển, nắm bắt được xu thế tiến bộ chung, ngày 12/5/1977, Chính phủ ta đã ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam. Đây là một trong số các tuyên bố sớm nhất theo tinh thần Công ước ở khu vực Đông Nam Á.
Tiếp đó, ngày 12/11/1982, Chính phủ Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam. Các tuyên bố này phản ảnh nỗ lực của Việt Nam tuân thủ các quy định của Công ước, xây dựng hệ thống luật pháp về biển, định hước các hoạt động khai thác biển và đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên cơ sở các quy định của Công ước.
Từ khi trở thành thành viên của Công ước Luật Biển năm 1982, Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động trong khuôn khổ các cơ chế quốc tế theo Công ước. Việt Nam đã được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương và thành viên của Hội đồng cơ quan quyền lực. Tại các diễn đàn liên quan, Nhà nước ta luôn khẳng định các quốc gia phải tuân thủ đúng các quy định trong Công ước trong hoạt động sử dựng biển, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo Công ước.
Là một quốc gia ven Biển Đông, Nhà nước ta triển khai nhiều hoạt động khai thác các vùng biển thuốc chủ quyền và quyền chủ quyền của mình để xây dựng và phát triển đát nước. Trong khi tiến hành các hoạt động ở Biển Đông, Việt Nam luôn tuân thủ các quy định của Công ước, tôn trọng quyền của các quốc gia khác ven Biển Đông cũng như các quốc gia khác theo đúng các quy định của Công ước.
Đồng thời, Nhà nước ta đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam theo Công ước Luật Biển 1982. Trong thời gian tới, Việt Nam đang nỗ lực cùng các bên liên quan tìm kiếm giải pháp lâu dài, bền vững dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Công ước Luật Biển 1982 cho các tranh chấp trên Biển Đông.
Áp dụng các quy định của Công ước, Việt Nam đã tiến hành đàm phán phân định các vùng biển và thềm lục địa chồng lấn với các quốc gia láng giềng trong khu vực Biển Đông, chủ trương giải quyết những vấn đề bất đồng thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình.
Cụ thể, Việt Nam đã hoàn thành phân định ranh giới thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với Thái Lan (1997); hoàn thành phân định lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc (2000); hoàn thành phân định ranh giới thềm lục địa với Intonexia (2003). Đồng thời, tuân thủ thời hạn và các thủ tục theo quy định của Công ước Luật Biển 1982, tháng 5/2009, Việt Nam và Malaysia đã cùng đệ trình báo cáo chung về ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý tại khu vực phía nam Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa.
Những thành tựu trên một mặt chứng tỏ Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm của Công ước, mặt khác chứng tỏ giá trị và ý nghĩa của Công ước trong việc tạo lập trật tự pháp lý trên biển vì hòa bình ổn định và phát triển chung.
Một sự kiện quan trọng là ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua Luật Biển và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Luật Biển là biểu hiện rõ nét nhất quyết tâm của Việt Nam thực hiện có trách nhiệm các cam kết quốc tế nói chung và Công ước Luật Biển nói riêng. Đây là một quá trình lập pháp bình thường nhưng có ý nghĩa to lớn nhằm đưa Công ước Luật Biển vào thực tiễn.
Điều 2, Khoản 2 Luật Biển quy định “Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó”. Việc đặt Công ước Luật Biển có giá trị pháp lý cao hơn so với pháp luật quốc gia thể hiện tôn trọng và tuân thủ nghiêm túc, có trách nhiệm của Chính phủ Việt nam đối với các vấn đề pháp lý trên biển.
Nội dung của Luật Biển Việt Nam về cơ bản phù hợp với những quy định trong Công ước Luật Biển, khẳng định các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, nhấn mạnh chủ trương giải quyết các tranh chấp bất đồng liên quan đến biển đảo với các quốc gia láng giềng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, tuân thủ pháp luật quốc tế và Công ước Luật Biển.
Sau 30 năm kể từ ngày ra đời, Công ước Luật Biển đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dụng một trật tư pháp lý mới công bằng và toàn diện, điều chỉnh tất cả các khía cạnh của việc khai thác và quản lý biển giữa các quốc gia. Là một thành viên của Công ước Luật Biển, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục chủ động, tích cực, có tinh thần trách nhiệm trong việc vận dụng các quy định của Công ước một cách thiện chí, giải quyết các vấn đề còn tồn tại bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng Luật pháp quốc tế nói chung và Công ước Luật Biển nói riêng. Việt Nam hy vọng các quốc gia trong khu vực Biển Đông sớm cụ thể hóa các quy định của Công ước, hình thành một Bộ luật ứng xử của các bên tại Biển Đông, góp phần vào hòa bình, ổn định phát triển bền vững ở khu vực.
PLVN

Tin cùng chuyên mục

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.

Việt Nam lên tiếng về việc triển khai dự án kênh đào Funan Techo

(PLVN) - Việt Nam mong rằng Campuchia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong.

Đọc thêm

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công

Chiến dịch Điện Biên Phủ: Sức mạnh đại đoàn kết tạo nên thành công
(PLVN) - Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tạo cơ sở căn bản và quyết định cho việc đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đặc biệt, mở ra giai đoạn cách mạng mới, đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bộ ảnh quý giá: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng phu nhân đã về thăm Mường Phăng.
(PLVN) -  Bộ bưu thiếp “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Điện Biên năm 2004” của Đại tá Đoàn Hoài Trung được nhà xuất bản Thanh Niên phát hành vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5/1954 – 07/5/2024, thay cho lời tri ân của tác giả tới Đại tướng, người anh cả của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tổng tư lệnh mặt trận Điện Biên Phủ Năm xưa.

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm

Khẩn trương phân bổ, giải ngân vốn các dự án giao thông trọng điểm
(PLVN) -  Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Tài chính vừa có Công văn số 4426/BTC-VĐT gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương phân bổ vốn và giải ngân vốn cho các dự án trọng điểm quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Đèo Pha Đin - Con đường huyền thoại

Đèo Pha Đin huyền thoại.
(PLVN) - Những ngày tháng 5 lịch sử, hòa chung không khí cả nước đang hướng về Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại đèo Pha Đin huyền thoại. Đây là tuyến đường huyết mạch, chứng kiến hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến đã vượt bao gian khổ, hiểm nguy để vận chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm... phục vụ cho chiến trường và làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mở rộng đoạn cao tốc TP HCM-Long Thành là cấp thiết

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng việc quyết định phương án đầu tư mở rộng đoạn cao tốc TPHCM-Long Thành cần dựa trên tiến độ và hiệu quả kinh tế, từ đó mới có thể triển khai các bước tiếp theo - Ảnh: VGP/MK
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy khi chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về phương án đầu tư mở rộng đoạn TP HCM-Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM-Long Thành-Dầu Giây, sáng 3/5.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Chiều 2/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 - 2025 làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên về công tác chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ: Nhiệm vụ chính trị thiêng liêng!

Ông Lã Mạnh Tùng (bìa trái) - người lính đặc công năm xưa với 50 năm đau đáu đưa bạn về đất mẹ.
(PLVN) - Giữa không gian trang nghiêm của những ngày tháng tư hào hùng, câu chuyện về việc tìm kiếm liệt sĩ cứ nối dài. Đó là câu chuyện của người lính già hơn 50 năm với lời hứa đưa người bạn trở về đất mẹ; là câu chuyện của anh sĩ quan ngày ngày đi tìm, quy tập hài cốt liệt sĩ như một cách để báo đáp cuộc đời…

Ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa điều hành kiểm tra hợp luyện.
(PLVN) -  Sáng 2/5, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên).