Việt Nam đối thoại về Công ước Chống phân biệt chủng tộc

Trong các ngày 21-22/2, tại Ủy ban Công ước chống phân biệt chủng tộc (CERD) ở thành phố Geneva (Thụy Sĩ), đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam và Ủy ban Công ước CERD đã có hai phiên đối thoại rất bổ ích, cởi mở và thẳng thắn về báo cáo của Việt Nam thực hiện Công ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc giai đoạn 2000-2009.

Trong các ngày 21-22/2, tại Ủy ban Công ước chống phân biệt chủng tộc (CERD) ở thành phố Geneva (Thụy Sĩ), đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam và Ủy ban Công ước CERD đã có hai phiên đối thoại rất bổ ích, cởi mở và thẳng thắn về báo cáo của Việt Nam thực hiện Công ước quốc tế xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc giai đoạn 2000-2009.

Theo ông Hà Hùng - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam -  đoàn Việt Nam đã trả lời hơn 40 câu hỏi của các thành viên Ủy ban Công ước CERD, xoay quanh vấn đề đảm bảo các quyền của người dân tộc thiểu số do công ước quy định.

aetg
Năm học 2010-2011, việc dạy tiếng dân tộc thiểu số được triển khai ở gần 7.010 trường, 4.760 lớp và 1.540 giáo viên dạy chữ tiếng dân tộc.

Nhiều câu hỏi đề cập đến các biện pháp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội cho người dân tộc thiểu số trong thời gian tới, những khó khăn thách thức khi thực hiện các chương trình, chính sách cho họ, việc bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số trong hội nhập kinh tế và hiện đại hóa, giáo dục, xóa bỏ định kiến đối với người dân tộc thiểu số, sự tham gia của người dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng chính sách, chương trình, dự án liên quan đến họ, các biện pháp định canh, định cư, đền bù lấy đất làm thủy điện và các công trình quan trọng, đề nghị cho biết những người dân tộc thiểu số có chức vụ cao.

Đảm bảo giáo dục toàn dân

Trả lời vấn đề dạy chữ viết, tiếng nói dân tộc thiểu số và song ngữ, đại diện Việt Nam cho biết Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82 quy định việc dạy học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Năm học 2010-2011, việc dạy tiếng dân tộc thiểu số được triển khai ở gần 7.010 trường, 4.760 lớp và 1.540 giáo viên dạy chữ tiếng dân tộc. So với năm học trước, tăng 140 lớp với 2.500 học sinh, tăng nhiều nhất là học sinh tiếng Mông và tiếng Ba Na.

Việt Nam cũng đang nghiên cứu thực hành giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ được Bộ GD&ĐT thực hiện, có sự hợp tác của Quỹ Nhi đồng LHQ. Ủy ban cũng yêu cầu có thêm thông tin liên quan đến chính sách cho 5 nhóm dân tộc rất ít người. Trả lời vấn đề này, Việt Nam cho biết các dân tộc rất ít người, đặc biệt khó khăn thì có chính sách riêng.

Bên cạnh việc cùng hưởng các chính sách, chương trình dự án đối với dân tộc thiểu số như tín dụng ưu đãi, việc làm, giáo dục đào tạo, y tế, đào tạo nghề, đất đai, nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ sản xuất, 5 nhóm dân tộc rất ít người này được hưởng các dự án đầu tư trực tiếp như xây dựng điểm tái định cư tập trung do nhà nước đầu tư toàn bộ hạ tầng (đường, điện, trường, nhà ở, nước, hỗ trợ sản xuất, nâng cao năng lực cho người dân trong sản xuất, cử cán bộ đến trực tiếp hướng dẫn, giáo dục, bảo tồn văn hóa).

Nghiêm cấm kỳ thị dân tộc

Trả lời câu hỏi liên quan đến các thông tin có sự kỳ thị, định kiến đối với người dân tộc thiểu số, Việt Nam khẳng định pháp luật nghiêm cấm kỳ thị dân tộc. Các thông tin về vấn đề này có thể dựa trên việc hiểu và đánh giá chưa đúng và hết ý của người nói, cũng như chưa hiểu hết ngữ cảnh của vấn đề.

Liên quan tới việc chuyên gia độc lập về vấn đề thiểu số có đề cấp đến vấn đề trên và nêu một tổ chức phi chính phủ cho rằng có sự kỳ thị thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ cụ thể, đại diện Việt Nam cho biết Việt Nam đã cung cấp thông tin làm rõ hơn vấn đề này và báo cáo của chuyên gia độc lập đã ghi nhận đúng ý nghĩa của các từ ngữ được nêu. Về chính sách việc làm cho người dân tộc thiểu số, Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu tiên cho đồng bào thiểu số, tạo điều kiện để họ tiếp cận thị trường lao động, tạo việc làm, thúc đẩy phát triển sản xuất, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần.

Đơn cử về giáo dục và đào tạo, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết để giảm nghèo nhanh và bền vững với đối tượng hưởng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, trong đó có việc thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ học bổng, chi phí học tập cho học sinh, tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm.

Riêng khu vực Tây Nguyên, mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo nghề giai đoạn từ năm 2011-2015 là phấn đấu đạt tỷ lệ 35% lao động được qua đào tạo. Sau 2 năm thực hiện Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững, đã có gần 4.500 lao động được xuất cảnh, trong đó lao động thuộc hộ nghèo và dân tộc thiểu số chiếm khoảng 97%.

Phiên thảo luận cũng giành nhiều thời gian cho định nghĩa phân biệt chủng tộc theo điều 1 của Công ước CERD. Việc pháp luật Việt Nam khẳng định quyền bình đẳng dân tộc, chống mọi hành vi xâm phạm quyền đó hoặc gây thù hận, kỳ thị, chia rẽ dân tộc, và thực hiện các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi cho dân tộc thiểu số là hoàn toàn phug hợp với định nghĩa về chống phân biệt chủng tộc tại Công ước CERD. Việt Nam là 1 trong số 11 quốc gia thành viên trình bày báo cáo thực hiện Công ước CERD tại phiên họp lần thứ 80 của ủy ban công ước, diễn ra từ ngày 13/2- 9/3 tại Geneva, Thụy Sĩ.

Hà Linh
 

Đọc thêm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, công nhân khó khăn tỉnh Hậu Giang
Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 12/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã thăm, tặng quà Tết gia đình chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, chiến sĩ lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.