Việt Nam chuẩn bị phương án nếu thử nghiệm thành công vaccine ngừa covid-19

Việt Nam chuẩn bị phương án nếu thử  nghiệm thành công vaccine ngừa covid-19
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 14/4, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã họp, bàn kế hoạch mua, sử dụng vaccine phòng COVID-19; tiến độ nghiên cứu, thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 trong nước. Thường trực Ban Chỉ đạo đề nghị tiếp tục đẩy nhanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị  thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng COVID-19 và chuẩn bị phương án đầu tư, sản xuất nếu thử nghiệm thành công. 

Cuộc họp được tổ chức dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

Tại cuộc họp sáng nay,  Trung tướng, GS.TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viên Quân y, Bộ Quốc phòng - đã báo cáo về tình hình sản xuất vaccine trong nước, Theo Trung tướng, ngày 15/4 tới sẽ kết thúc việc lấy mẫu máu người tiêm thử nghiệm giai đoạn 2 của vaccnien Nano Covax  tại 2 điểm nghiên cứu: Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng); Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh (cùng tham gia nghiên cứu, thực hiện tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Dự kiến đầu tháng 5/2021, Học viện Quân y sẽ báo cáo Bộ Y tế và Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia xem xét, đánh giá các cơ sở khoa học của giai đoạn 2, cho phép xây dựng một liều tiêm; sau đó chuẩn bị song song vừa hoàn thiện giai đoạn 2, vừa tiêm giai đoạn 3.

Về sức khỏe sau khi tiêm của 554 tình nguyện viên (6 tình nguyện viên rút khỏi đợt thử nghiệp), Giám đốc Học viện Quân y cho biết,  sau khi tiêm mũi 2 giai đoạn 2 vaccine ngừa COVID-19 Nano Covax, các tình nguyện viên có triệu chứng như sốt nhẹ, đau chỗ tiêm tự hết, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi… nhưng hết nhanh, không cần can thiệp y tế. Đến thời điểm hiện tại, sức khỏe sau khi tiêm của các tình nguyện viên đều ổn định, vaccine Nano Covax an toàn với người được tiêm, kháng thể tăng cao, khả năng trung hòa virus tốt.

Phát biểu quan điểm, Trung tướng, GS.TS Đỗ Quyết nói: “Nên ủng hộ, hỗ trợ nhiều hơn nữa quá trình nghiên cứu, sản xuất vaccine ngừa COVID-19 trong nước”.

Đồng tình quan điểm này, Thường trực Ban Chỉ đạo  thống nhất đề nghị tiếp tục đẩy nhanh, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị (không kể đơn vị sự nghiệp, DN nhà nước hay tư nhân) thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng COVID-19 , và chuẩn bị phương án đầu tư, sản xuất nếu thử nghiệm thành công.

Liên quan đến việc mua, sử dụng vaccine phòng COVID-19, các thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo hoan nghênh Bộ Y tế đã triển khai các giải pháp tiêm vaccine chặt chẽ, từ công tác tập huấn tiêm đến khi tiêm xong, người tiêm được theo dõi sức khỏe liên tục để đánh giá tính sinh miễn dịch sau khi tiêm.

Đại diện Bộ Y tế khẳng định, đến nay, vaccine AstraZeneca vẫn đảm bảo an toàn nên sẽ đẩy nhanh tiến độ tiêm theo thứ tự ưu tiên, thực hiện nghiêm Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ và Quyết định số 1464/QĐ-BYT ngày 5/3/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vaccine phòng COVID-19.

Về nguồn cung trên thị trường, đại diện Bộ Y tế khẳng định, thế giới đang có hiện tượng vaccine cung cấp không đủ mua, đang ở trong “cuộc đua tranh khốc liệt”. Do đó,  Việt Nam phải cố gắng hết sức để có vaccine ngừa COVID-19 sớm nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết đã nảy sinh những khó khăn, vướng mắc mới trong tiếp cận, đàm phán mua các nguồn vaccine, thậm chí“phải chấp nhận rủi ro mới tiếp cận được nguồn vaccine”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương trình phương án cụ thể, rõ ràng về việc đàm phán mua các loại vaccine nước ngoài, thực hiện quyết định của Bộ Chính trị, nghị quyết của Chính phủ. Trên cơ sở đó, Bộ KH&ĐT khẩn trương thẩm định, trình Chính phủ.

Đối với việc kiểm soát người nhập cảnh trong khi đợi chính sách về hộ chiếu vaccine, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đề nghị phải tiếp tục siết chặt bởi tình hình dịch bệnh trên thế giới đang tăng trở lại; tiếp tục thực hiện cơ chế tổ công tác gồm 5 bộ (Y tế, Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, GTVT) trong điều phối các chuyến bay đưa các đối tượng chuyên gia người nước ngoài, lao động kỹ thuật cao nhập cảnh vào Việt Nam, và xử lý nghiêm những trường hợp đưa người không đúng đối tượng ưu tiên vào nhập cảnh.

Như PLVN đã đưa tin, Việt Nam kỳ vọng sẽ chủ động nguồn vaccine ngừa covid-19. Ngày 12/4, 6 tình nguyện viên đầu tiên tiêm thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa Covid-19 của Việt Nam mang tên COVIVAC do Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) nghiên cứu, phát triển đã được tiến hành tiêm mũi 2. Trước đó, 6 người này đã tiêm thử nghiệm mũi 1 vào ngày 15/3. 

Theo đề cương thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 của vaccine COVIVAC có 120 tình nguyện viên tham gia và dự kiến kết thúc tiêm mũi 1 vào ngày 18/4. Vaccine này dự kiến sẽ hoàn thành báo cáo giữa kỳ giai đoạn 1 vào tháng 7/2021. Sau khi có báo cáo kết quả giữa kỳ và cuối kỳ, nếu vaccine cho thấy đạt các tiêu chuẩn về an toàn và tạo được miễn dịch có khả năng phòng bệnh, trên cơ sở được Bộ Y tế phê duyệt, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 với cỡ mẫu lớn hơn tại Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Vaccine COVIVAC là vaccine toàn hạt virus tinh khiết, bất hoạt, dạng dung dịch có hoặc không có tá chất bổ trợ, không có chất bảo quản. COVIVAC là sản phẩm hợp tác của IVAC với các trường Đại học Y Icahn ở Mount Sinai, New York, Đại học Texas ở Austin, Tổ chức PATH (Mỹ) và các đối tác trong và ngoài nước khác. Tổ chức nhận thử nghiệm là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tổ chức phối hợp thực hiện là Trường Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu được giám sát độc lập bởi Vietstar Biomedical Research và số liệu được quản lý và phân tích bởi Trung tâm BIOPHICS (Trường Đại học Mahidol, Thái Lan). 

COVIVAC tương đồng công nghệ với vaccine của AstraZeneca và cả 2 đều sử dụng công nghệ vector. Tuy nhiên, giá thể khác nhau, trong đó, AstraZeneca dùng Adenovirus tái tổ hợp và còn của COVIVAC là dùng NewCastle virus trên phôi trứng gà. Với công nghệ này, IVAC đã làm chủ trên dây chuyền sản xuất cúm mùa nhiều năm nay. Còn của AstraZeneca sản xuất theo công nghệ nuôi cấy tế bào.

Trước đó, dự và động viên 6 người tình nguyện tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC mũi 1, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã nhấn mạnh: “Nếu COVIVAC thành công, cùng với Nano Covax và Vabiotech sẽ giúp Việt Nam chủ động được nguồn vaccine phòng Covid-19 trong nước. Chúng tôi kỳ vọng cuối năm 2021, đầu 2022, Việt Nam sẽ có vaccine để sử dụng, thậm chí có thể thành công trong xuất khẩu”.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.