Vì sao phim tài liệu Việt vẫn loay hoay hút khán giả?

“Giữa những quê hương” -  phim tài liệu ấn tượng của VTV Awards - Ấn tượng VTV 2020.
“Giữa những quê hương” - phim tài liệu ấn tượng của VTV Awards - Ấn tượng VTV 2020.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mặc dù giải thưởng về truyền hình Việt thường được đánh giá cao bởi tính chuyên môn nhưng chưa đủ để chắp cánh cho các phim tài liệu Việt được ra rạp, đến gần hơn với công chúng.

Nhiều giải thưởng cao

Ngay từ khi ra đời, phim tài liệu Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình trong nghệ thuật điện ảnh và trong đời sống. Nhiều bộ phim đã góp phần phản ánh một cách chân thực về cuộc sống của con người Việt Nam trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, xây dựng đất nước. Đã có một thời, những bộ phim tài liệu nức lòng công chúng điện ảnh trong nước như: “Nước về Bắc Hưng Hải”, “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai”…

Những năm qua, công chúng được biết tới những bộ phim Việt Nam đạt giải thưởng “Cánh Diều Vàng” và các giải thưởng của truyền hình như: “Hai đứa trẻ”, “Nhật kí của ba”, “Những người giữ biển”, “Những người chốt giữ thành cổ”, “Từ trái tim đến trái tim”, “Mộ gió”… Năm 2018, top 5 phim tài liệu ấn tượng tại lễ trao giải VTV Awards bao gồm: “Ánh sáng tháng mười”, “Bản tình ca của đá”, “Hành trình bất tận”, “Miền đất hứa”, “Về quê hương mẹ”. Năm 2020, top 5 đề cử giải thưởng VTV Awards: “Ngôi nhà của Nguyên”, “Người mẹ”, “Cuộc chiến chưa kết thúc”, “Những chuyến tàu định mệnh”, “Giữa những quê hương”. 

Phim tài liệu đang được Nhà nước rất quan tâm đầu tư. Chỉ trong vòng 2 năm qua, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương đã sản xuất 27 phim đề cập đến những vấn đề bức xúc của cuộc sống, hoàn thành vai trò người chép sử bằng hình ảnh. Các tác giả đã bám sát thực tế và phản ánh nhiều khía cạnh đa dạng, đa chiều về hoàn cảnh, về cuộc sống của người dân lao động từ miền núi, vùng sâu, vùng xa, đến biên giới hải đảo như như: “Chuyện những người lính già”, “Ông Tây nước mắm”, “Chuyện từ hạt muối”…

Vẫn lộ yếu tố dàn dựng

Nhưng việc được giải cao tại các giải thưởng về truyền hình chưa đủ để chắp cánh cho các phim tài liệu Việt được ra rạp, đến gần hơn với công chúng. Hay nói cách khác, dù phim tài liệu có nhiều bước tiến, song để thu hút nhiều khán giả, nhất là mang phim ra rạp chiếu thương mại là điều không hề dễ dàng. Những năm trước, bộ phim tài liệu điện ảnh “Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng”, “Lửa thiện nhân”, “Chuyện ngày hôm qua” là số ít phim ra rạp thương mại thu hút một lượng khán giả nhất định. 

NSND Nguyễn Như Vũ lý giải, khán giả xem phim ngoài rạp chủ yếu độ tuổi từ 15-25. Không phải ai cũng thích xem phim tài liệu. Hệ thống rạp hiện nay phần lớn do cổ phần và tư nhân, kinh doanh đặt lên hàng đầu. Các rạp chiếu phim e ngại sắp xếp suất chiếu. Cùng đó, phim tài liệu ở Việt Nam muốn ra rạp phải biết chọn đề tài, đối tượng và thời điểm. Đặc biệt, lý do quan trọng được nhiều người đề cập đến là nội dung chưa thực sự hấp dẫn khán giả Việt.

NSND Đào Trọng Khánh phân tích, phim tài liệu Việt chưa thực sự hấp dẫn người xem, thiếu tư tưởng, sự đột phá mới mẻ. Lứa đạo diễn làm phim chất lượng và chuyên nghiệp hiện nay không nhiều. Còn những phim có tính chất nghệ thuật, đạt giải nhưng khoác “mác” tuyên truyền nên khó ra rạp thương mại.

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, sau khi theo dõi Liên hoan phim tài liệu các năm, đã đưa ra nhận xét: “Phim tài liệu Việt Nam hàng chục năm vẫn dùng chung một công thức nên phim nào cũng giống nhau. Để có một bộ phim hay, các nhà làm phim nước ngoài sẵn sàng theo đuổi đề tài 3-5 năm, trong khi các hãng phim tài liệu nhà nước chỉ làm phim trong vài tháng do cơ chế làm phim theo kế hoạch, rót kinh phí năm nào là phải làm năm đó hoặc nhanh chóng nộp trong khoảng thời gian cho phép”.

Đạo diễn Đào Thanh Hưng từng chia sẻ: “Các bạn bè quốc tế đều công nhận Việt Nam có đề tài phong phú, những câu chuyện thú vị nhưng cách làm của chúng ta chưa ổn. Sự can thiệp của nhà làm phim vào nhân vật, câu chuyện chưa tinh tế, bị “lộ” khiến cho người xem cảm thấy sự dàn dựng. Trong khi đó với họ, có thể có, có thể không việc dàn dựng nhưng cách họ làm rất thật khiến khán giả tin vào câu chuyện họ đang kể. Điều đó rất quan trọng với phim tài liệu”.

Ngoài vấn đề chất lượng, việc thu hút khán giả quan trọng không kém. “Để thu hút khán giả, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, sắp tới Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương mở rộng diện phủ sóng của các phim được sản xuất trên Youtube hay một vài kênh, mạng xã hội cũng như mong VTV sớm có “giờ vàng” chiếu phim tài liệu… Và các rạp cũng dành sự ưu ái cho loại phim này” - NSND Nguyễn Như Vũ chia sẻ.

Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cho rằng, người làm phim không thể kêu gọi khán giả hoặc bắt khán giả đến xem phim tài liệu. Thay vào đó, người làm phim nên tạo dựng sự đam mê cho khán giả, bắt đầu từ những người trẻ. Có thể bắt đầu từ việc tạo điều kiện để các em học sinh phổ thông biết đến phim tài liệu, học cách làm phim tài liệu, hướng dẫn các em cách thức làm phim tài liệu như thế nào, phong cách, trường phái để các em có sự lựa chọn… 

“Sáng tác kịch bản phim tài liệu và kịch bản phim hoạt hình năm 2021” là cuộc thi vừa được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch phát động, giao cho Cục Điện ảnh chủ trì, tổ chức cùng một số đơn vị liên quan. Thời gian nhận tác phẩm bắt đầu từ sau ngày 17/5 đến hết 31/8/2021, lễ công bố và trao giải sẽ diễn ra trong tháng 12/2021. Đối tượng tham gia là tác giả trong nước chuyên nghiệp và không chuyên, không giới hạn về độ tuổi, đang sinh sống, học tập và làm việc tại Việt Nam. Mỗi tác giả chỉ gửi một kịch bản và mỗi kịch bản phải đảm bảo về mặt thời lượng 60 phút (phim tài liệu) và 90 phút (phim hoạt hình).

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.