“Vẽ lại” bản đồ bán dẫn toàn cầu - Việt Nam ở đâu?

Các diễn giả tại Tọa đàm. (Ảnh: PV)
Các diễn giả tại Tọa đàm. (Ảnh: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các chuyên gia nhận định, con chip của thế kỷ 21 cũng quan trọng như dầu mỏ của thế kỷ 20, và vì thế, lịch sử của chất bán dẫn chính là lịch sử của thế kỷ 21.

Chip bán dẫn - “dầu mỏ” của thế kỷ 21

Chip bán dẫn, hay còn gọi là mạch tích hợp hay chất bán dẫn, là một miếng vật liệu bán dẫn nhỏ, thường là silicon, với hàng triệu hoặc hàng tỷ bóng bán dẫn được gắn bên trên. Chất bán dẫn là một loại vật liệu độc nhất vô nhị. Hầu hết các vật liệu đều cho dòng điện chạy qua tự do hoặc chặn dòng điện, nhưng chất bán dẫn khi kết hợp với các thành phần khác sẽ có thể cho hoặc không cho dòng điện chạy qua, tạo cơ hội cho sự ra đời của các loại thiết bị mới có thể tạo ra và điều khiển dòng điện.

Ngày nay, chip bán dẫn có mặt trong hầu hết mọi thiết bị dù là nhỏ nhất trong cuộc sống của chúng ta. Chip bán dẫn đã tạo ra thế giới hiện đại ngày nay. Theo đó một số nước Đông Á như Nhật, Hàn, Trung Quốc và khâu sản xuất là đến từ một số địa chỉ thuộc khu vực Đông Bắc Á trong đó có Đài Loan (Trung Quốc) đã tham gia “bản đồ” này từ khá sớm. Các con chip từ Đài Loan cung cấp 37% sức mạnh tính toán mới cho thế giới mỗi năm. Hai công ty Hàn Quốc sản xuất 44% chip nhớ của thế giới. Công ty ASML của Hà Lan sản xuất 100% máy quang khắc cực tím của thế giới, mà nếu không có chúng thì không thể tạo ra các con chip tiên tiến. Nếu so sánh, thì con số 40% thị phần khai thác dầu mỏ thế giới của OPEC cũng không mấy ấn tượng.

Cuốn sách “Chip War - Cuộc chiến vi mạch” của tác giả Chris Miller, tiến sĩ Đại học Yale ( Mỹ), NXB Nhã Nam ra mắt vừa qua được xem là biên niên sử về cuộc chiến kéo dài hàng thập niên để kiểm soát tài nguyên quan trọng nhất nhưng lại khan hiếm: công nghệ vi mạch. Như một cuốn biên niên sử về chất bán dẫn, “Cuộc chiến vi mạch” dẫn dắt người đọc trở về những ngày đầu tiên của con chip, vào khoảng hơn sáu mươi năm trước, số lượng bóng bán dẫn trên một con chip được cho là tiên tiến nhất là 4. Ngày nay con số đó là 11,8 tỷ.

TS Chris Miller đã nhận định rằng nếu như cán cân quyền lực của thế kỷ 20 xoay quanh tài nguyên dầu mỏ, thì đến thế kỷ 21, cuộc chiến này chuyển sang một thứ còn quan trọng và khan hiếm hơn gấp bội: chip bán dẫn.

Tác giả Chris Miller. (Ảnh: NXB Nhã Nam)

Tác giả Chris Miller. (Ảnh: NXB Nhã Nam)

Khi nghĩ đến thung lũng Silicon - nơi đầu tiên phát triển công nghệ bán dẫn ở Mỹ, người ta thường liên tưởng đến các mạng xã hội và công ty phần mềm hơn là về một loại vật liệu mà tên của nó được dùng để đặt tên cho thung lũng - Silicon Valley. Tuy nhiên, internet, đám mây, mạng xã hội và toàn bộ thế giới kỹ thuật số chỉ có thể tồn tại vì các kỹ sư đã học được cách phát triển nhanh chóng tốc độ của chip bán dẫn. Sự phát triển đáng kinh ngạc này một phần nhờ các nhà khoa học lỗi lạc và các nhà vật lý đã giành giải Nobel. Nhưng không phải chỉ có vậy, chất bán dẫn trở nên phổ biến bởi các công ty phát minh ra những kỹ thuật mới để sản xuất hàng triệu đơn vị bán dẫn một lần, bởi các nhà quản lý đầy tham vọng không ngừng cắt giảm chi phí.

Những cơ hội, thách thức cho Việt Nam

Trong sự kiện ra mắt cuốn sách “Cuộc chiến vi mạch”, các diễn giả tham gia tọa đàm dành nhiều thời gian để khảo sát xu hướng chuyển dịch của bản đồ bán dẫn toàn cầu trong 10 năm tới và những tác động có thể lên dòng vốn.

“Việt Nam đã công bố con chip đầu tiên của mình, đánh dấu sự gia nhập vào thị trường vi mạch” - EETimes, tạp chí lâu đời của Mỹ chuyên về điện tử, bình luận trong một bài báo năm 2008. Chip vi xử lý là sản phẩm của một nhóm giảng viên cùng các kỹ sư trẻ tại Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TP HCM, ra mắt ngày 16/1/2008. Sự kiện này trở thành một trong 10 dấu ấn khoa học công nghệ quốc gia năm đó.

Ông Phùng Việt Thắng, Giám đốc Intel Việt Nam cho rằng, nhu cầu sử dụng bán dẫn sẽ còn tăng cả trước mắt lẫn lâu dài do nhu cầu sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), nhu cầu xử lý tính toán, nhu cầu phát triển mạng 5G rồi 6G, nhu cầu băng thông rộng. Theo ông Thắng- “Sự quan trọng của bán dẫn cho thấy đây không còn là cuộc chơi của các công ty hay tập đoàn mà đã biến thành cuộc chơi của các quốc gia. Đây là điều khiến ngành bán dẫn phát triển ở đâu, phát triển ở công đoạn nào đều sẽ dẫn đến thay đổi bản đồ công nghệ thế giới”.

Cùng với đó, ông Phùng Việt Thắng cho rằng hiện vẫn đang có khoảng cách giữa công nghệ khả thi và việc tận dụng công nghệ. Cùng đó giới hạn công nghệ của một quốc gia phụ thuộc vào chính quốc gia đó. Hai câu chuyện thường được nhắc đến trong việc phát triển công nghiệp bán dẫn là vai trò của Nhà nước và nguồn nhân lực.

Liên quan đến nguồn nhân lực, ông Thắng cũng như nhiều chuyên gia từng trong lĩnh vực bán dẫn đều cho rằng, việc hiểu sâu chuyên môn ở một công đoạn nào đó là mang tính quyết định. Một minh chứng cho tầm quan trọng của nhân lực là Nhật Bản, từng đi đầu trong lĩnh vực bán dẫn nhưng áp lực già hóa dân số, đứt gãy trong duy trì nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp này đã khiến Nhật Bản không còn trong cuộc đua thứ hạng của ngành công nghiệp này. Theo ông Thắng, để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn vẫn cần đến vai trò của Nhà nước với các can thiệp kể cả mang tính phi thị trường.

Ở góc độ khác, theo quan điểm của ông Nguyễn Việt Hải, Giám đốc công nghệ Công ty Sirius Network Solution, sự can thiệp của Nhà nước chỉ quan trọng trong từng giai đoạn nhất định. Nhưng sau đó, yếu tố quan trọng hơn vẫn là thị trường, phải có thị trường thì mới có thể phát triển tất cả các ngành. Đây cũng là quan điểm của sử gia Chris Miller, tác giả cuốn sách.

Rất đông người trẻ và các chuyên gia tham gia buổi Tọa đàm. (Ảnh: PV)

Rất đông người trẻ và các chuyên gia tham gia buổi Tọa đàm. (Ảnh: PV)

Ông Nguyễn Việt Hải nhìn nhận, Việt Nam gần như là nước sau cùng ở Đông Nam Á đang chuẩn bị nguồn nhân lực để tham gia vào ngành công nghiệp này. Từ những bối cảnh đó, cơ hội nào cho Việt Nam cũng sẽ đồng nghĩa với vị trí của Việt Nam trên bản đồ bán dẫn thế giới. Theo ông Hải, có những việc Việt Nam lẽ ra có thể làm tốt nhưng chưa bao giờ tự tin làm. Do đó, ông Nguyễn Việt Hải cho rằng đây là thời điểm phù hợp để Việt Nam tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn nhưng cần có sự nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp nước ngoài để xác định mình có thể làm được gì, tham gia vào khâu nào trong chuỗi sản xuất chip bán dẫn.

Còn ông Lê Minh Quốc, người từng tham gia vào các công đoạn sản xuất chip từ năm 1982 cho rằng, công nghiệp bán dẫn phụ thuộc vào khoa học cơ bản, nhưng rất tiếc tại Việt Nam nhiều năm qua, phần khoa học cơ bản lại bị xem nhẹ. Theo ông, “chúng ta thường chạy theo những công nghệ “xổi” trên thị trường”.

Đồng tình với ông Lê Minh Quốc về việc ngành công nghiệp bán dẫn gắn vô cùng chặt chẽ, gần gũi với nghiên cứu khoa học cơ bản, ông Nguyễn Việt Hải nhấn mạnh rằng vẫn còn nhiều thách thức trong quá trình tham gia vào việc sản xuất chip bán dẫn.

Trước đó, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, để tận dụng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn đã và đang chuyển hướng đến các nước khu vực châu Á để đặt trụ sở, nhà máy. Việt Nam có một số lợi thế chính để khẳng định mình đã sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn. Điều này trước tiên đến từ quyết tâm chính trị cao từ Trung ương đến địa phương, tiếp đến là môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI lớn trong lĩnh vực điện tử. Thực tế, đã có hơn 50 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bán dẫn đã hoạt động tại Việt Nam như Intel, Amkor, Hana Micron (đóng gói, kiểm thử); Ampere, Marvell, Cadence, Renesas, Synopsys, Qorvo (thiết kế); Lam Research, Coherent (sản xuất thiết bị)...

Nước ta có lực lượng lao động có chất lượng, chi phí hợp lý đã và đang hoạt động trong ngành công nghiệp điện tử dễ dàng chuyển đổi sang, với hơn 50% dân số dưới 30 tuổi (thời kỳ dân số vàng) và khoảng 1,8 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng hàng năm.

Việt Nam đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với hầu hết các nước có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển. Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược toàn diện nêu rõ 02 nội dung hợp tác đột phá là đổi mới sáng tạo và công nghệ cao, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn. Đặc biệt, Việt Nam là một trong số ít quốc gia mà Hoa Kỳ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó nhấn mạnh đến việc hợp tác phát triển nguồn nhân lực cho ngành.

Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, với bối cảnh và lợi thế trên, Việt Nam đang có cơ hội rộng mở để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu…

Phấn đấu đến năm 2030 có 50 - 100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chíp bán dẫn

Khẩn trương ban hành và triển khai Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Đề án Phát triển nguồn nhân lực bán dẫn; phấn đấu đến năm 2030 có 50 - 100 nghìn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất chíp bán dẫn.

Nội dung trên được nêu tại Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2024 của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái trình bày tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Tin cùng chuyên mục

Ông Bùi Sơn Nam, Phó Tổng Giám đốc, đại diện Tổng Công ty Viễn thông MobiFone nhận bằng khen “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” năm 2024.

Tổng công ty Viễn thông MobiFone lọt top 67 Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động năm 2024

(PLVN) - Tổng công ty Viễn thông MobiFone vinh dự nhận bằng khen “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” năm 2024 với các thành tích tiêu biểu: tạo ra môi trường làm việc tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, chăm lo phúc lợi tốt cho người lao động và quan tâm đóng góp trách nhiệm xã hội với cộng đồng.

Đọc thêm

Công nghệ đặc biệt của quả bóng Euro 2024

Công nghệ đặc biệt của quả bóng Euro 2024. (Ảnh: AFP)
(PLVN) - Quả bóng được sử dụng trong Giải vô địch bóng đá châu Âu (Euro 2024) được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến hơn so với những quả bóng trước đây, giúp các trọng tài thực hiện công việc của họ tốt hơn.

MobiFone eContract đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số

MobiFone eContract mang lại lợi đơn lợi kép cho khách hàng.
(PLVN) - Cùng với hệ sinh thái chuyển đổi số đa dạng, hợp đồng điện tử eContract của MobiFone đang góp phần tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp, tổ chức trong thời đại 4.0. Hiện Tổng Công ty cũng đang triển khai nhiều gói cước linh hoạt để giúp cho người dân, khách hàng dễ dàng tiếp cận và tận dụng tối đa lợi thế của các công cụ chuyển đổi số trong thời gian tới.

Endgame - Chiến dịch chống tội phạm mạng lớn nhất

Europol có trụ sở chính tại Hague, Hà Lan. (Ảnh: dw.com)
(PLVN) - Sự gia tăng của các hoạt động đánh cắp thông tin, tấn công bằng mã độc tiềm ẩn nhiều hiểm họa khôn lường. Tội phạm mạng lợi dụng lỗ hổng trong hệ sinh thái kỹ thuật số, thông qua các công cụ công nghệ cao ngày càng tinh vi hơn, để gài bẫy nạn nhân. Đáng nói, hoạt động nhận diện và ngăn chặn tội phạm mạng hiện không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà cần tới sự chung tay quốc tế.

Khi AI là 'người sáng tạo'...

Tiểu thuyết đồ họa “Zarya of the Dawn” của tác giả Kris Kashtanova.
(PLVN) - Ngày nay sử dụng AI (Artificial Intelligence - là trí tuệ nhân tạo mô phỏng những suy nghĩ và quá trình tiếp thu kiến thức của con người cho máy móc, hệ thống máy tính) đã trở thành việc bình thường, nhưng luật pháp lại chưa có định nghĩa pháp lý nào cho tác phẩm do AI tạo ra, cả ở lĩnh vực nghệ thuật cho tới các hình thức khác như hình ảnh, thiết kế, nhạc, video...

VNPT chia sẻ trực tuyến 'Hỏi đáp thuế với kinh doanh online cùng chuyên gia'

“oneSME - Đăng ký nhanh tay, Vận may sẽ tới”.
(PLVN) - Với mong muốn hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận những kiến thức và kỹ năng cần thiết về thuế và kinh doanh online, VNPT sẽ tổ chức buổi livestream trực tuyến “Hỏi đáp thuế với kinh doanh online cùng chuyên gia” vào lúc 15h00 thứ Ba ngày 11/6/2024 trên kênh fanpage chính thức của VNPT https://www.facebook.com/vinaphonefan.