Về Hưng Yên nghe điệu hát trống quân niên đại ngàn năm

Các nghệ nhân hát trống quân ngay tại vườn nhãn lồng để tặng du khách thưởng thức. (Ảnh: Thùy Dương)
Các nghệ nhân hát trống quân ngay tại vườn nhãn lồng để tặng du khách thưởng thức. (Ảnh: Thùy Dương)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hát trống quân là lối hát đối đáp giao duyên, thuộc loại hình diễn xướng, mang đậm nét dân dã, mộc mạc của làn điệu, của âm nhạc, lại vừa thể hiện sự trí tuệ, tài hoa, linh hoạt trong sử dụng ngôn từ, câu chữ. Lời hát phong phú được chắt lọc từ chính phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, triết lý nhân sinh... Hát trống quân gắn liền với sinh hoạt cộng đồng trong suốt chiều dài lịch sử của người dân quê nhãn Hưng Yên…

“Trống quân ai lập lên đây…

”Theo truyền thuyết kể lại, vào đời Vua Hùng thứ 3, Công chúa Tiên Dung trong một chuyến du ngoạn dọc theo sông Hồng đã có mối duyên kì ngộ với chàng trai nghèo Chử Đồng Tử. Đôi vợ chồng không môn đăng hộ đối ấy đã cùng người dân cải tạo cả một vùng lau sậy bạt ngàn và những bãi cát hoang sơ thành làng quê trù phú. Công chúa Tiên Dung đã dạy nhân dân cách trồng lúa, ươm tơ, dệt vải và dạy cả điệu hát trống quân. Tương truyền thì điệu hát trống quân ra đời từ đó.

Hát trống quân là dịp để người các làng hoặc các hội giao lưu phô diễn tài nghệ đối đáp, trao đổi tâm tình trai gái, thể hiện sự hiểu biết, trí thông minh của người hát và những người cùng hội. Hát trống quân dễ đi vào lòng người vì nhạc điệu uyển chuyển, tùy hứng, lên bổng, xuống trầm theo không khí đêm hội. Lời hát mang đậm chất dân gian mà chủ yếu là lời từ ca dao, hát ví, hát đố, hoặc sử dụng các tích trò truyền thống. Lời hát dùng nhiều điển tích đòi hỏi người hát phải học hỏi, tìm hiểu nhiều mới ứng xử, bắt vần, đối đáp được lời hát của bạn chơi.

Nội dung các câu hát trống quân chủ yếu là đố hỏi. Trống quân Hưng Yên thường đề cập đến những chủ đề ca ngợi non sông đất nước, sự kiện lịch sử, địa danh làng xã, phong tục tập quán, sản vật quê hương, cuộc sống lao động, tình yêu đôi lứa, những điển tích văn học như: Truyện Kiều, Tần Cung oán, Chinh phụ ngâm, Nhị độ Mai… là thể loại dân ca đối đáp, giao duyên, trao đổi kinh nghiệm sống trong xã hội nông nghiệp lúa nước. Vì vậy, dân gian coi nội dung các câu hát là kho sử liệu quý về lịch sử làng xã, kho tàng tri thức có tính giáo dục cao trong cách thức ứng xử, có sức tuyên truyền hiệu quả, ca ngợi cái đẹp, phê phán cái xấu trong cuộc sống cộng đồng.

Theo nghệ nhân hát trống quân Nguyễn Hữu Bổn, hát trống quân thường tổ chức vào dịp nông nhàn, sau vụ mùa thu hoạch hoặc lễ hội. Hát trống quân ở Hưng Yên khác với hát trống quân ở các nơi khác bởi có tính độc đáo ở chỗ vừa hát đáp, vừa sáng tạo hát hỏi. Điểm đặc sắc nữa của hát trống quân là không có lời bài hát cố định, đòi hỏi khả năng ứng tác nhanh, ngẫu hứng. Hỏi trong đáp tạo ra sự cuốn hút hấp dẫn nhau nhờ đó đẩy cuộc hát đến đỉnh cao trào. Diễn tiến của một canh hát gồm có: Hát gọi, hát đáp, hát chào, hát mời, hát giao hẹn đến hát ướm, hát thách cuối cùng là hát họa, hát đối đáp.

Hiện nay, các nghệ nhân ở Hưng Yên còn giữ được khoảng hơn 100 bản văn lời ca hát của trống quân. Nhạc sĩ Thao Giang - Trung tâm Phát triển âm nhạc Việt Nam cho biết: Hát trống quân nghe mộc mạc, đơn sơ lắm. Thậm chí, khi hát lời ca, các nghệ nhân ở đây còn không đưa những tiếng đệm như “rằng, thời, này, kia” vào. Khi tiếng hát vang lên cộng với tiếng trống đất đệm, nghe rất cổ xưa và hay.

Câu hát đối đáp không thể thiếu chiếc trống quân mộc mạc nhưng độc đáo. (Ảnh: Thùy Dương)

Câu hát đối đáp không thể thiếu chiếc trống quân mộc mạc nhưng độc đáo. (Ảnh: Thùy Dương)

Nghe điệu hát mở đầu cho canh hát bằng những lời hát gắn với khung cảnh làng quê và chan chứa tình yêu đôi lứa: “Lúa thu xanh mượt cánh đồng/Lân kha chớ vội nở đòng chàng ơi/Mến chàng thiếp đã ra chơi/Xin chàng chớ vội ngỏ lời nước non...”, “Trống quân ai lập lên đây/Áo dải làm chiếu, khăn quây làm mùng/Đùa vui hát dưới trăng trong”… lòng ai như chan chứa tình yêu thương.

Theo các nghệ nhân, âm thanh của trống quân Hưng Yên khá độc đáo, ấm áp và dứt khoát. Vì thế mà trống quân thường dùng để giữ nhịp cho bài hát và gần với nhịp điệu đơn giản của trống trận. Chiếc trống được chế tạo khá đơn giản: trước tiên, họ đào một cái hố, sâu khoảng 20 - 30cm đổ vỏ ốc xuống. Trên miệng hố được bắc 4 thanh gỗ mỏng để khi đặt miệng thùng sẽ được cách đất để tạo khe thoát âm, rồi úp một cái thùng gỗ (cao khoảng 45 - 50cm, đường kính khoảng 35 - 45cm) lên trên hố đào. Tiếp theo, người ta căng sợi mây ra và đóng lút 2 đầu cọc xuống nền đất rắn. Họ phải tính toán làm sao để khi kéo sợi dây mây gác lên nạng gỗ đặt trên cái thùng, nó phải đạt một độ căng tối đa để bảo đảm tiếng vang của trống quân.

Cách đánh nhạc cụ này khá đặc biệt. Người đánh trồng dùng dùi đánh vào dây mây. Dây mây rung lên chạm vào mặt thùng gỗ phát ra âm thanh. Âm thanh lại được khuếch đại qua cái hố đất. Vì thế, dân địa phương cũng gọi trống quân là “trống đất”.

Một canh trống quân, khán giả cảm thấy rất đã tai, vui mắt bởi trang phục của các nghệ nhân. Tuy tuổi đã cao nhưng nghệ nhân nữ vẫn mặc trang phục mớ ba, mớ bảy rực rỡ, nghệ nhân nam trong áo the, khăn xếp hoặc bộ áo quần màu nâu.

“Đặc sản” văn hóa thu hút du khách

Theo các nhà nghiên cứu, nội dung các câu hát trống quân là kho sử liệu quý về lịch sử làng xã và là kho tàng tri thức về lịch sử, địa lý, văn hóa, phong vật quê hương... Qua đó, góp phần làm giàu kho tàng văn học dân gian và nghệ thuật dân tộc, đáp ứng nhu cầu thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật của nhân dân.

Trải qua bao thăng trầm, rồi qua cả một thời gian dài bị chìm lắng tưởng chừng như không còn ai nhớ đến tiếng hát trống quân dìu dặt ấy nữa, thì đến năm 1994, hát trống quân ở Dạ Trạch (huyện Khoái Châu) đã có dịp được hồi sinh. Hát trống quân được xếp hạng “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” theo Quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2016.

Tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai chương trình “Bảo vệ di sản hát ca trù và hát trống quân” nhằm tiếp tục khôi phục, giữ gìn và phát triển những giá trị đặc sắc về phong tục tập quán tốt đẹp, lề lối sinh hoạt văn hóa; đồng thời nâng cao nhận thức, lòng tự hào về việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa hát ca trù và trống quân trên địa bàn tỉnh; góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Du khách về thăm nơi dệt mối duyên kì ngộ của chàng trai nghèo Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung và được đắm mình trong làn điệu trống quân. (Ảnh: Thùy Dương)

Du khách về thăm nơi dệt mối duyên kì ngộ của chàng trai nghèo Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung và được đắm mình trong làn điệu trống quân. (Ảnh: Thùy Dương)

Nhiều địa phương đã thành lập các đội văn nghệ hay câu lạc bộ (CLB) để cùng sinh hoạt như: CLB hát trống quân thôn Tiên Kiều, xã Bãi Sậy (huyện Ân Thi); CLB hát trống quân thôn Kênh Cầu, xã Đồng Than (huyện Yên Mỹ); Tổ hát trống quân thôn Đồng Chung, xã Việt Hưng (huyện Văn Lâm); CLB hát trống quân lời cổ xã Vĩnh Khúc (huyện Văn Giang). Ở huyện Khoái Châu có đội văn nghệ thôn Đức Nhuận, xã Dạ Trạch; CLB hát trống quân Hương Nhãn, xã Hàm Tử. Huyện Kim Động có đội văn nghệ thôn Phú Mỹ, xã Đức Hợp; CLB Nghệ thuật truyền thống xã Hùng An...

Nhiều nghệ nhân cũng đã được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”. Các nghệ nhân đã nhiệt tình truyền lại cho lớp trẻ cách hát trống quân - Di sản văn hóa phi vật thể thông qua các buổi học ngoại khóa tại trường học của Hưng Yên. Điều đặc biệt, hát trống quân đã được đưa vào Khoa sáng tác - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam như một môn học chính.

Hát trống quân được phổ biến rộng rãi trong các lễ hội văn hoá, trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc sắc của Hưng Yên. Các CLB trên địa bàn thành phố Hưng Yên, Khoái Châu, Văn Giang… thường xuyên tổ chức biểu diễn trống quân để quảng bá, đồng thời phục vụ du khách theo tuyến du lịch sông Hồng, vào dịp hội làng, như Lễ hội đền Dạ Trạch, Lễ hội đền Phù Ủng...

“Đặc sản” văn hóa góp phần tạo thành điểm nhấn hứng khởi đặc biệt thu hút du khách trong và ngoài nước. Từ đó, tạo ra “sân chơi”, “đất diễn” để những người nắm giữ di sản, các nghệ nhân, CLB có điều kiện được thực hành, biểu diễn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống; nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; tạo điểm nhấn tại các di tích, điểm du lịch Hưng Yên.

Hiện nay, tỉnh Hưng Yên có 1.802 di tích; trong đó, có 3 di tích, cụm di tích được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt; 175 di tích, cụm di tích xếp hạng quốc gia, 271 di tích, cụm di tích xếp hạng cấp tỉnh. Hưng Yên hiện có 7 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật quốc gia. Hưng Yên lưu giữ được kho tàng văn hóa phi vật thể đa dạng, phong phú với trên 500 lễ hội, 161 làng nghề truyền thống, 243 đơn vị ca dao, tục ngữ, hò, vè... Trên địa bàn tỉnh có nhiều nghệ nhân nắm giữ tri thức dân gian, tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn dân gian ở các loại hình ca trù, trống quân, hát chèo...

Theo thống kê, lượng du khách đến Hưng Yên trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt trên 400.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 3.000 lượt.

Đọc thêm

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10

Khát vọng vươn lên của Lâm Đồng qua lễ hội Festival Hoa lần thứ 10
(PLVN) - Không phụ lòng mong chờ, chương trình nghệ thuật đặc sắc đêm khai mạc lễ hội Festival Hoa Đà Lạt lần thứ 10- 2024 tối 5/12 đã mang đến cảm giác mãn nhãn cho của du khách, người dân xứ sở ngàn hoa. Theo Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình, lễ hội là cơ hội để du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa - du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt...

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai

Nhà lầu ông Phủ hơn trăm năm bên dòng sông Đồng Nai
(PLVN) - Biệt thự cổ của đốc phủ Võ Thanh Hà được xây dựng cách đây hơn 102 năm là nơi lưu giữ những giá trị về lịch sử khẩn hoang của vùng đất Biên Hòa. Được coi là biệt thự cổ đẹp nhất Đồng Nai, đây không chỉ là di sản của dòng họ, căn nhà còn có giá trị văn hóa khi nằm trong cụm làng nghề truyền thống có tuổi đời trên 300 năm, đặc biệt là làng nghề đá Bửu Long.

Khai mạc Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản"

Chương trình nghệ thuật 'Đôi bờ Ví, Giặm' tái hiện không gian diễn xướng ví, giặm. Ảnh: PV
(PLVN) - Tối 27/11, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình trực tiếp "Đôi bờ ví, giặm" mở đầu chuỗi hoạt động Festival "Về miền ví, giặm - kết nối tinh hoa di sản" nhân kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp bảo tồn nhà vườn, nhà rường cổ

Một số nhà vườn, nhà rường cổ ở Thừa Thiên Huế đang được trùng tu. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Hệ thống nhà vườn, nhà rường cổ là tài sản quý giá góp phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế. Trải qua hàng trăm năm chịu tác động từ thời tiết, thiên tai; kiến trúc một số nhà vườn, nhà rường cổ xuống cấp nghiêm trọng. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp bảo tồn đang được triển khai.

Khi bảo tàng, di tích “thổi hồn” vào lịch sử

Hiện nay, việc áp dụng công nghệ hiện đại, cách bài trí nghệ thuật đã và đang được nhiều bảo tàng, di tích áp dụng thành công. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các bảo tàng, di tích lịch sử đã trở thành một điểm hẹn mới đầy hấp dẫn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực sau các nỗ lực đổi mới, áp dụng công nghệ kỹ thuật của các bảo tàng, khu di tích.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – Người giữ lửa truyền thống hát Then tại Bắc Kạn

Nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực say sưa và tự hào khi chia sẻ về bộ môn nghệ thuật dân gian ông đã dành nhiều năm gắn bó (Ảnh: Thanh Tùng)
(PLVN) -  Giữa thăng trầm của cuộc sống, có một nghệ nhân vẫn lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn và truyền lại những tinh hoa của loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc này, đó là nghệ nhân dân gian Mã Văn Trực – người không chỉ đam mê hát Then, đàn Tính mà còn xem đây là sự nghiệp cả đời, là trách nhiệm và tình yêu với văn hóa dân tộc.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Đẩy mạnh chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản ở Cố đô Huế

Nhiều du khách khám phá sự hiện đại với công nghệ số trong Đại Nội Huế
(PLVN) - Thừa Thiên Huế với 8 di sản Thế giới, khoảng 1 nghìn di tích lịch sử. Có thể khẳng định, quần thể Di tích Cố đô Huế có hệ thống đồ sộ với các công trình di tích có lối kiến trúc cung đình độc đáo. Vì vậy, để lưu giữ nguồn dữ liệu về những yếu tố gốc của các công trình di tích cho muôn đời sau, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo bước đột phá trong bảo tồn giá trị di sản.

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.