Văn hóa liêm chính

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
(PLO) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Chính phủ đang khởi động và thực hành việc giữ gìn và nêu gương liêm chính.

Ông tuyên bố không trang bị xe mới cho mình, quy định số lượng đoàn xe công vụ, đi nước ngoài bằng máy bay thương mại,...

Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ mới đây, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ Tết này không nhận quà, các địa phương không lên Trung ương chúc Tết. Đó là những động thái biểu hiện của văn hóa liêm chính.

Nếu làm đúng điều mà Thủ tướng yêu cầu thì Tết Đinh Dậu này bắt đầu và khởi sự một nét ứng xử văn hóa mới, xóa dần đi thói quen cố hữu lâu nay là quà cáp cấp trên nhân dịp lễ Tết. Bà con Thủ đô từng chứng kiến những đoàn xe dài, mang biển số địa phương, xếp hàng chầu chực gần nhà một vị Trung ương nào đó để chúc Tết, tặng quà. Hoặc, vào dịp giáp Tết, Hà Nội bị nghẽn sóng điện thoại di động vì quá tải do các quan chức địa phương lên chúc Tết lãnh đạo hơi nhiều.

Đạo lý dân tộc nhắc nhở: “Của biếu là của lo, của cho là của nợ”. Câu tục ngữ này nhắm tới người được biếu, được cho, lo mà giả nợ món quà được gói trong hình thức ân tình nhưng thực ra là cái ta buộc phải trả.

Điều này cũng rất gần với một thành ngữ hiện đại: “Không có bữa ăn trưa nào là miễn phí cả!”. Những món quà hậu hĩnh, “trên mức tình cảm” mang tới cho những người có quyền chức, không gì khác là tiền đề cho các chuyện chạy chức, chạy quyền, chạy dự án và cả chạy án nữa sau này. Thế nên, khi người quyền chức về hưu thì xuân về, Tết đến còn đâu cảnh nhộn nhịp xe cộ đến nhà nữa, chỉ còn cảnh hiu hắt với con cháu mà thôi!

Không để nạn quà cáp, biếu xén diễn ra nữa cũng là động thái góp phần chấm dứt cái gọi là “xây dựng quan hệ” mà quan hệ là thành tố cơ bản trong sự tiến thân mà người ta đã đúc kết “quan hệ, tiền tệ, hậu duệ” trong chốn quan trường hiện tại.

Là người đứng đầu Chính phủ, nhiều năm làm Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ, hẳn Thủ tướng biết rõ tình trạng “gặp chuyên viên của Văn phòng Chính phủ còn khó hơn gặp Bộ trưởng” hoặc “cán bộ ở đấy như vua con” từng được phản ảnh trên diễn đàn Quốc hội. Rất nhiều vụ mạo danh chuyên viên của Văn phòng Chính phủ để lừa đảo những khoản tiền lớn của những người chạy dự án, xin đầu tư,... điều này như một minh chứng phản chiếu sự thao túng quyền lực. Và, muốn xây dựng quan hệ với những người như thế thì con đường quà cáp “tình cảm” là ngắn nhất, dễ tiếp cận nhất.

“Không bữa trưa nào là miễn phí” nhắc nhớ tình trạng cười ra nước mắt với tình cảnh địa phương xin Trung ương giải quyết giúp kinh phí tiếp khách mà họ đã bỏ ra để tiếp Trung ương tới thăm và làm việc và các đơn vị bạn đến trao đổi và học hỏi kinh nghiệm. Người cán bộ cấp trên liêm chính nghĩ gì khi có Ủy ban xã nợ hàng quán hàng trăm triệu đồng không có khả năng thanh toán? Hẳn là những chuyến công tác địa phương của họ cũng là nhân tố tích cực làm phồng to món nợ đó, cho dù “khách ba, chúa nhà bảy” vẫn là lẽ đương nhiên.

Xây dựng văn hóa liêm chính nên bắt đầu từ cái nhỏ nhất và từ thái độ ứng xử của mỗi cá nhân người lãnh đạo. Thủ tướng nói khi đề nghị không nhận quà với nội các của mình, đại ý: “Một mình tôi thì dễ rồi, còn các đồng chí, các thành viên Chính phủ?”. Cần lắm một sự đồng lòng, nhất trí cao và tự giác nói không với quà cáp, biếu xén từ những người lãnh đạo. Nếu không, các biện pháp khác như “đường dây nóng” tố giác việc biếu quà, tặng phong bì chẳng phát huy được tác dụng là mấy!

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Phản bác luận điệu xuyên tạc về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị - Kỳ 1: Nhu cầu bức thiết, đòi hỏi khách quan

Một trong những nội dung đặc biệt quan trọng của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV là tìm cách xử lý những “điểm nghẽn” về thể chế để bộ máy chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại sao việc tinh gọn tổ chức bộ máy lại trở thành yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và vì sao người dân ngày càng tin tưởng, kỳ vọng vào quá trình đổi mới này? Những câu hỏi đó đang dần có lời đáp bằng những quyết tâm, quyết sách hòa quyện “ý Đảng, lòng dân”, nhằm giải quyết những bức thiết đặt ra từ thực tiễn.

Đảng hành động vì tương lai, vì Nhân dân và sự hưng thịnh của đất nước

TS Trịnh Như Quỳnh.
(PLVN) - Nhiều cán bộ, đảng viên và Nhân dân bày tỏ sự tin tưởng và đánh giá cao những quyết sách sáng tạo, đúng đắn tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII (Hội nghị). Những việc làm này thể hiện rõ quyết tâm đổi mới, cho thấy Đảng ta đang hành động vì tương lai, vì Nhân dân và vì sự hưng thịnh của đất nước.

Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - “Có thể khẳng định Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra. Rất nhiều đồng chí Trung ương đề nghị Bộ Chính trị ghi nhận đây là Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta” - Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh khi phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra chiều 12/4.

Thủ tướng: Thể chế phải mở đường, không để 'không quản được thì cấm'

Thủ tướng phát biểu kết luận phiên họp. Ảnh: VGP.
(PLVN) - Kết luận phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn về thể chế, khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, mở đường cho đổi mới sáng tạo và phát triển. Cần dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, “không biết thì không quản”, thay vào đó là hoàn thiện hành lang pháp lý để tháo gỡ rào cản thể chế...

Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng 11 khoá XIII. Ảnh: Chinhphu.vn
Trong phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư cho biết, Ban chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương: về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp: cấp Tỉnh (Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương), cấp Xã (Xã, Phường, Đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Sống xứng đáng với sự hy sinh của cha ông

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) -  Ngày 9/4, tại cuộc gặp mặt đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng tổ chức; Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu lay động lòng người.

Ứng phó chủ động, kịp thời, linh hoạt trong mọi tình huống

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) -  Chiều 10/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp thứ 4 của Thường trực Chính phủ để thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt và Tổng Bí thư Tô Lâm về việc ứng phó chủ động, kịp thời, phù hợp, linh hoạt, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ và các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chiều 9/4/2025 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã gặp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer.