Tuổi thơ dùng cuốc, xẻng để làm đàn guitar của Vũ Quốc Việt

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tác giả hit “Hãy hát lên” cho biết, khi còn nhỏ, anh hay phụ giúp gia đình làm nông, nên hay hát và cầm cuốc, xẻng lên tưởng tượng như cây đàn guitar và làm động tác gẩy đàn theo nhạc tự hát. Từ những điều đó, thôi thúc anh theo học âm nhạc.

Xuất hiện trong tập 13 “Vẫn hát lời tình yêu” với vai trò khách mời, Vũ Quốc Việt - người nhạc sĩ nổi tiếng với nhiều ca khúc như “Ru lại câu hò”, “Em đẹp nhất đêm nay”, “Còn đó chút hồng phai”, “Hãy hát lên”, “Trái tim tình si”…

Trong chương trình, tác giả hit “Hãy hát lên” hoài niệm về tuổi thơ của mình. “Lúc còn nhỏ, Việt hay phụ giúp gia đình làm nông, nên hay hát và cầm cuốc, xẻng lên tưởng tượng như cây đàn guitar và làm động tác gẩy đàn theo nhạc tự hát. Từ những điều đó, thôi thúc mình một ngày nào đó phải học được âm nhạc. Con đường Việt đi ngược hơn so với người khác là mình làm nghề một thời gian rồi mới học nhạc cụ” - anh nhớ lại.

Vũ Quốc Việt tâm sự trong chương trình.

Vũ Quốc Việt tâm sự trong chương trình.

Vào cuối năm 1999 - đầu năm 2000, bài hát “Mãi cho em mùa xuân” của nhạc sĩ Vũ Quốc Việt “nổi đình nổi đám” và anh được khán giả biết đến từ đây. Kỷ niệm đầu đời và “sung sướng” nhất của nam tác giả là trên khắp các nẻo đường năm đó treo poster của ca sĩ Đan Trường và bài hát “Mãi cho em mùa xuân”. Anh đã đi qua đi lại để ngắm và khoe với bạn bè: “Mình có sáng tác bài hát được dán ở cột điện rồi nha”. Với nhiều đêm thao thức không ngủ được, Vũ Quốc Việt chỉ mong đến sáng để được ngắm nhìn poster có bài hát của mình.

Trong ca khúc “Thương lắm mình ơi” được ca sĩ Hà Vân thể hiện có 2 câu “Thương nhau nắm lấy dây trầu - Giữ lấy buồng cau cho đến khi bạc đầu” được tác giả tiết lộ anh đã dùng “Sự tích trầu cau” để viết nên 2 câu hát này. Bởi vì là một học sinh chuyên Văn thuở xưa nên vốn văn học trong anh khá nhiều, cho đến khi viết nên giai điệu, anh đã đưa những hình ảnh đó vào các ca khúc của mình.

Nam nhạc sĩ song ca cùng ca sĩ Hà Vân. Ảnh: SV.

Nam nhạc sĩ song ca cùng ca sĩ Hà Vân. Ảnh: SV.

Với bản hit “Ru lại câu hò” do ca sĩ Phương Mỹ Chi, nam nhạc sĩ kể lại hành trình rong ruổi ở các tỉnh miền Tây, anh bị “ám ảnh” câu hò của người con gái Đồng Tháp đang ngồi trên ghe nhỏ và câu chuyện của người phụ nữ bán hàng bên bến Ninh Kiều là những chất liệu mộc mạc và chân thật nhất để anh sáng tác ca khúc chỉ trong một đêm.

Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt cho biết, anh đã sáng tác ca khúc này rất lâu rồi nhưng không ai biết đến, phải đến khi vở kịch “Ru lại câu hò” của Hoài Linh và cố danh hài Chí Tài ra mắt thì ca khúc bắt đầu “nổi đình nổi đám”.

Giải thích “từng câu từng chữ” trong sáng tác “Ru lại câu hò” với câu hát “Trăng già trăm năm tình ngàn năm” có ý nghĩa: “Việt đã dùng câu tục ngữ ‘Trăng bao nhiêu tuổi trăng già - Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non’ có nghĩa là trăng 100 tuổi thì trăng đã già nhưng cuộc tình này rất vĩ đại nó kéo dài cả ngàn năm. Việt muốn ca ngợi phụ nữ Việt Nam sẵn sàng chờ đợi, tha thứ khi chồng bị lỗi lầm thì nó vĩ đại đến ngàn năm, tình yêu của người phụ nữ nó vĩ đại hơn cả ánh trăng”.

Trong chương trình, tác giả của ca khúc “Bình thường thôi” cũng đã thể hiện lại bản hit của mình và tiết lộ, ca khúc được viết và kể câu chuyện dành riêng cho cuộc đời của chính anh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua nghệ thuật nhiếp ảnh

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975). (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiều hình ảnh vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đã được giới thiệu với Nhân dân thế giới, được lưu giữ thành tư liệu lịch sử phản ảnh các dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển đất nước.

Cuộc đời sóng gió của đại minh tinh Khánh Ngọc

(Nguồn: Nhạc xưa Blog)
(PLVN) - Nữ ca sĩ Khánh Ngọc ghi dấu trong lòng người yêu âm nhạc, phim ảnh năm 50 - 60 của thế kỷ trước nhờ tài năng và nhan sắc xinh đẹp. Bà được mệnh danh là nghệ sĩ toàn tài, xứng tầm với ba chữ “đại minh tinh”. Nhưng, đằng sau ánh hào quang, nữ ca sĩ đã trải qua cuộc đời đầy sóng gió.

Những 'chiếc nón cuộc đời'

Yến Trân giao lưu trực tuyến với các bạn trẻ. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - “Mỗi chúng ta đội một chiếc nón khác nhau, có thể là chiếc nón của kỹ sư, chiếc nón của bác sĩ… đôi khi định kiến bắt mình đội một chiếc nón của người nội trợ. Nhưng hãy tin rằng, bên trong bạn luôn có một sức mạnh, nội lực mạnh mẽ để đội chiếc nón của riêng mình”…

Văn minh khi tập yoga

Yoga nên được thực hành ở những nơi yên tĩnh, kín đáo. (Ảnh minh họa - Nguồn: Yoga năng lượng cuộc sống)
(PLVN) - Hiện nay, yoga là bộ môn được nhiều người Việt Nam lựa chọn luyện tập. Bên cạnh lợi ích về nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần, vẫn còn đó những màn tập yoga “khó đỡ” nhận về nhiều ý kiến trái chiều của cộng đồng.

Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)

Cuốn sách “Hà Nội thời cận đại”.
(PLVN) - Lịch sử Hà Nội thời kỳ cận đại, mở đầu vào các năm 1873, 1882 với hai cuộc tấn công thành Hà Nội của quân đội viễn chinh Pháp và kết thúc vào năm 1945, có thể xem là một giai đoạn bản lề trong việc định hình nên diện mạo của thành phố này. Đó là giai đoạn mà Hà Nội đi qua những năm tháng cả hào hùng lẫn thương đau, bị tàn phá và được kiến thiết, ở đó những biến động lớn lao đã hằn in lên trang sử của Hà Nội một dấu ấn không thể phai mờ đến tận hôm nay.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Thừa Thiên Huế đón nhận bằng của UNESCO công nhận những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu khu vực

Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trao bằng công nhận “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế" là Di sản tư liệu thế giới.
(PLVN) - Chiều ngày 23/11, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới và công bố hoàn thành dự án “bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa”.

Nét riêng của áo dài xứ Huế

Áo dài và nón lá Huế tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
(PLVN) - Suốt dọc dài dải đất hình chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có, thế nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài, nón lá đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây.

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống
(PLVN) - Trong quá trình cư trú, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đã kiến tạo nên các giá trị văn hóa đặc sắc được thể hiện trong tín ngưỡng, phong tục tập quán, làng nghề, ẩm thực… Việc khai thác những nét văn hóa vùng cao này không chỉ giúp bảo tồn mà còn thúc đẩy phát triển du lịch miền núi.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.