Ngày Xuân, nhớ lời dạy của Bác với ngành Tư pháp

Ngày đầu xuân Quý Tỵ, giọng nói của nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc như say mê hơn khi trải lòng về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến ngành Tư pháp

Ngày đầu xuân Quý Tỵ, giọng nói của nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc như say mê hơn khi trải lòng về tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh liên quan đến ngành Tư pháp

Là người gắn bó thời gian dài, giữ những trọng trách quan trọng trong ngành Tư pháp, có điều gì trong cách nghĩ, cách làm của thế hệ trẻ còn khiến ông trăn trở?

- Là một người đã từng ở Bộ Tư pháp lâu năm (1992 – 2002), trước đó cũng từng quen biết nhiều anh em ở Bộ Tư pháp ngay từ những ngày đầu được tái lập cho đến ngày rời Bộ, tôi thấy ngành Tư pháp đã làm được nhiều việc, nhưng cái chúng ta còn thiếu là những tấm gương say mê, sống chết với nghề, tìm mọi cách đưa pháp luật đến với nhân dân. Chúng ta còn thiếu những tấm gương dám “dấn thân” đó.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc
Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc

Ông nghĩ sao khi biết ngành Tư pháp có bản Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức?

- Tôi thấy rất vui, thấy có cái hay, mừng cho anh chị em ngành tư pháp. Nhất là khi biết được rằng những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp tư pháp này lại được xây dựng trên cơ sở quán triệt những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ tư pháp. Từ nay anh chị em đã có “bảo bối” trong tay – những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp – chuẩn mực xử thế, nhất là đối với anh em trẻ, những người mới vào nghề. Từ nay các bạn không còn phải lúng túng, băn khoăn – cứ theo chuẩn mực mà làm.

Là người đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung nào trong tư tưởng của Người liên quan đến ngành Tư pháp mà ông tâm đắc?

- Giáo sư Đặng Xuân Kỳ, một chuyên gia về tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã từng phát biểu một ý kiến mang  tính tổng kết sâu sắc: “Có thể nói, toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn liền với quá trình phát triển của tư tưởng đạo đức các mạng mà Người là một tấm gương tiêu biểu và sinh động nhất. Bởi thế, cũng có thể nói, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là phần kết tinh của tư tưởng Hồ Chí Minh”.  

Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một gia tài đồ sộ tư tưởng đạo đức và giá trị đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh; và gia tài đạo đức đồ sộ đó có quan hệ khăng khít với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; cụ thể ở đây là quan hệ khăng khít, trực tiếp chỉ đạo hoạt động tư pháp, công tác tư pháp và nói chung với cả ngành Tư pháp Việt Nam.

Điều đáng nói là ngay từ đầu, trong những năm đầu của Chính quyền nhân dân, dân chủ cộng hòa, trong điều kiện khi cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đang lan rộng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đứng đầu Nhà nước, đang chỉ đạo, lãnh đạo công cuộc kháng chiến kiến quốc; nhưng vẫn dành cho công tác tư pháp, hoạt động tư pháp sự quan tâm sâu sắc.

Đối với Hội nghị tư pháp toàn quốc tháng 2 năm 1948, Bác viết thư chỉ rõ: “Tư pháp là một cơ quan trọng yếu của Chính phủ…. Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên, các bạn cần phải nêu cao cái gương “phụng công thủ pháp, chí công vô tư” cho  nhân dân noi theo”.

Phát biểu tại Hội nghị Tư pháp năm 1959, Bác nói: “Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp cũng như mọi vấn đề khác trong lúc này là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp bức. Phải làm sao đóng góp vào việc làm cho nước được độc lập, dân được tự do, hạnh phúc, nhân loại khỏi đau khổ”.

Biết công tác tư pháp quan hệ nhiều với nhiệm vụ phòng chống tội phạm, xét xử những kẻ phạm pháp, làm trái pháp luật, Bác chia sẻ điều trăn trở: “Xét xử đúng là tốt, nhưng nếu không phải xét xử thì càng tốt hơn”. Bác nhắc nhở: “Trong công tác xét xử, phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Như thế cũng chưa đủ. Không thể chỉ hạn chế hoạt động của mình trong khung tòa án. Phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân. Giúp dân, học dân để giúp mình thêm liêm khiết, thêm công bằng. Thêm nữa là các chú phải luôn luôn cố gắng học tập…”.

Theo ông, để học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi chúng ta cần phải làm gì?

- Đạo đức học mà lại là đạo đức học Hồ Chí Minh thì thật là bao la. Lấy ví dụ bài thơ Cần kiệm liêm chính của Bác, gợi thật nhiều suy nghĩ: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông/ Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc/ Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính/ Thiếu một mùa thì không thành Trời/ Thiếu một phương thì không thành Đất/ Thiếu một đức thì không thành Người”.

Cần là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Liêm là trong sạch, không tham lam. Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn tức là tà. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau, như đôi chân con người.

Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là Liêm. Chữ Liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp. Cũng như ngày xưa Trung là Trung với vua, Hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi…. Ngày nay, chữ Liêm ấy có nghĩa rộng hơn; là mọi người đều phải Liêm. Cũng như Trung là Trung với Tổ quốc, Hiếu là Hiếu với nhân dân. Ta không chỉ thương cha mẹ ta, mà còn phải thương cha mẹ người, phải cho mọi người đều biết thương cha mẹ. Chữ Liêm phải đi đôi với chữ Kiệm. Cũng như Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm mới Liêm được. Vì xa xỉ mà sinh tham lam. Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yêu đều là bất Liêm. Do bất Liêm mà đi đến tội ác trộm cắp. Công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp. Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ Liêm trước để làm kiểm mẫu cho dân.

Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính. Bất kỳ ở tầng lớp nào, giữ địa vị nào, làm nghề nghiệp gì cũng không tự kiêu, tự đại. Luôn luôn phải tự kiểm điểm, tự phê bình những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, phát triển điều hay, sửa đổi khuyết điểm của mình; phải hoan nghênh người khác phê bình mình. Chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinh người dưới. Thái độ phải chân thành, khiêm tốn, phải thật thà đoàn kết. Phải học người và giúp người tiến tới. Đã phụ trách việc gì, phải quyết tâm làm cho kỳ được. Việc dù to, dù nhỏ phải có sáng kiến, có kế hoạch quyết tâm làm cho thành công. Việc thiện thì dù nhỏ cũng làm. Việc ác, dù nhỏ, phải tránh. Việc lợi cho mình thì phải xem có lợi cho nước nhà không. Nếu không có lợi mà lại hại thì quyết không làm.

Làm được những việc ấy, là đã thấm nhuần tư tưởng của Người.

Xin cảm ơn ông vè cuộc phỏng vấn!

Hồng Thúy (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Đọc thêm

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.