Lúng túng lần đầu theo dõi thi hành pháp luật

 Đề án “Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật (THPL)” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến nay đã tiến hành hơn một năm, được giao cho Bộ Tư pháp chủ trì. Theo đánh giá ban dầu, các hoạt động của Đề án đều đang đảm bảo đúng tiến độ nhưng hiệu quả còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Đề án “Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật (THPL)” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến nay đã tiến hành hơn một năm, được giao cho Bộ Tư pháp chủ trì. Theo đánh giá ban đầu, các hoạt động của Đề án đều đang đảm bảo đúng tiến độ nhưng hiệu quả còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

“Bó tay” bởi các quy định liên quan

Tất cả các Bộ, ngành, địa phương trong diện thí điểm đã hoàn thành việc thành lập các Phòng hoặc đơn vị chuyên trách thực hiện công tác theo dõi THPL. đối với các Bộ, ngành, địa phương không nằm trong diện thí điểm, tùy vào đặc điểm tình hình, việc thực hiện nhiệm theo dõi THPL được giao cho các đơn vị cụ thể hoặc thành lập Phòng độc lập thực hiện công tác này.

Bộ Tư pháp cũng đang tiến hành rà soát, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về công tác THPL và theo dõi THPL nhằm phát hiện những điểm hạn chế, bất cập, kiến nghị xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác theo dõi THPL.
Tuy nhiên, vì Đề án đưa ra phương án thành lập thí điểm đơn vị hoặc bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ theo dõi THPL ở tổ chức pháp chế 6 Bộ và Sở Tư pháp 6 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ nên tên gọi rất khác nhau. Cụ thể, ở TƯ, thành lập Phòng tại Vụ Pháp chế các Bộ: Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công thương; thành lập tổ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình THPL tại Vụ Pháp chế các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế.

Còn tại địa phương, Sở Tư pháp TP. Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM và Nghệ An thành lập Phòng Theo dõi và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Sở Tư pháp Đà Nẵng thành lập Phòng Theo dõi và tuyên truyền, phổ biến pháp luật; Sở Tư pháp Cần Thơ thành lập Phòng Công tác THPL.

Sự không thống nhất trên bắt nguồn từ hệ thống pháp luật hiện hành. Đối với các Bộ, theo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của các Bộ thì chỉ có ba Bộ đầu được phép thành lập Phòng trong Vụ Pháp chế, ba Bộ sau chỉ được phép thành lập tổ chuyên trách tại Vụ Pháp chế.

Ở địa phương, theo Thông tư số 01/2009/TTLT-BTP-BNV của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và công tác tư pháp của UBND cấp xã, thì các Sở Tư pháp được thành lập không quá 5 phòng nghiệp vụ đối với các tỉnh và không quá 7 phòng nghiệp vụ đối với TP. Hà Nội và TP.HCM. Bởi thế, hầu hết địa phương được lựa chọn thí điểm thành lập ghép với các phòng chuyên môn theo các mô hình khác nhau.

Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Lê Thành Long nhận xét: “Ở các nơi không thành lập Phòng chuyên trách trong Vụ Pháp chế và Sở Tư pháp hoặc phải thành lập ghép với một đơn vị khác, việc triển khai thực hiện công tác theo dõi THPL cũng như các hoạt động của Đề án gặp nhiều khó khăn và chịu sự chi phối bởi các nhiệm vụ khác, do đó hiệu quả còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra”.

Lúng túng vì… lần đầu tiên

Đề án lựa chọn thí điểm việc theo dõi tình hình THPL đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và các tổ chức tài chính. Trong đó, Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm. Riêng lĩnh vực các tổ chức tài chính do Bộ Tài chính thực hiện. Có thể nói đây là các lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội và được dư luận xã hội quan tâm.

Ngoài Thông tư 03, gần như chưa có văn bản nào quy định về việc biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ. Trong khi đó, có thể coi tài liệu là cuốn cẩm nang nghiệp vụ sử dụng cho tất cả các Bộ, ngành và địa phương nên Bộ Tư pháp cùng các Bộ ngành, địa phương liên quan cũng rất vướng mắc trong triển khai để có thể cho “ra lò” bộ tài liệu có tính chuẩn mực cao. 
Mặc dù khi nghiên cứu, xây dựng Đề án, Bộ Tư pháp đã có sự nghiên cứu tương đối kỹ càng và thận trọng trong việc lựa chọn lĩnh vực thí điểm. Song qua thực tế mới thấy, đây là các lĩnh vực chuyên môn sâu, có phạm vi rất rộng trong khi thời hạn thực hiện không nhiều (phải kết thúc vào ngày 30/6/2011).

Các nội dung theo dõi, đánh giá trong các lĩnh vực này được xác định theo quy định của Thông tư số 03/2010/TT-BTP bao gồm: Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện VBQPPL của cơ quan nhà nước cấp trên và của cơ quan nhà nước cùng cấp có thẩm quyền; Mức độ tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân; Hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật; Tính hợp lý của các quy định pháp luật; Các biện pháp tổ chức THPL và các điều kiện bảo đảm cho việc THPL.

Ông Long thừa nhận, vì là lần đầu tiên tiến hành theo dõi, đánh giá tình hình THPL theo các nội dung của Thông tư số 03 nên Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành, địa phương gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Điều đó khiến cho việc theo dõi, đánh giá tình hình THPL chỉ có thể tập trung vào một số vấn đề vướng mắc, bất cập lớn, không thể tiến hành theo dõi, đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ và cụ thể về các lĩnh vực nêu trên.

Khó xác định mức độ tuân thủ pháp luật

Theo Thông tư 03, căn cứ tình hình cụ thể của mỗi địa phương, UBND cấp tỉnh có cách thức hướng dẫn, tổ chức thực hiện một cách linh hoạt và phù hợp. Có điều, hầu hết các địa phương chỉ thực hiện việc phổ biến, quán triệt nội dung Thông tư 03 mà không ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ này.

Một số địa phương như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nghệ An, Hưng Yên… chỉ có Công văn của UBND cấp tỉnh dưới dạng đôn đốc thực hiện. Bởi thế, việc triển khai công tác theo dõi THPL của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện chưa được tiến hành kịp thời và chưa có định hướng cụ thể.

Kế thừa Nghị đinh 24/2009/NĐ-CP về trách nhiệm theo dõi, đánh giá việc thi hành VBQPPL, Thông tư 03 yêu cầu phải có nội dung đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, mức độ tuân thủ pháp luật là một nội dung rất chung chung, khó xác định và không có định lượng rõ ràng. Để đánh giá chính xác mức độ tuân thủ hay không tuân thủ  VBQPPL cần phải dựa vào các tiêu chí đánh giá – vốn được coi là “sản phẩm đầu ra” quan trọng của Đề án. Vậy mà, đến thời điểm hiện tại, các  Bộ ngành vẫn đang “bí” trong việc đưa ra được các tiêu chí. “Vì vậy, việc đánh giá của các Bộ ngành, địa phương về nội dụng này chủ yếu là những nhận định chủ quan, tính thuyết phục không cao”, ông Long cho biết.

Tương tự, đối với nội dung đánh giá về hiệu của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương phần lớn nói về hình thức, số lượng các cơ quan, đối tượng được phổ biến pháp luật, chưa có thông tin đánh giá về hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật theo yêu cầu của Thông tư 03.

Thục Quyên

Đọc thêm

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.