Khó kê biên, xử lý tài sản là động sản để thi hành án

Khó kê biên, xử lý tài sản là động sản để thi hành án
(PLVN) -Kê biên, xử lý tài sản là động sản để thi hành án hiện đang khó khăn từ khâu xác minh điều kiện, đến truy tìm tài sản, áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án....

Rắc rối xử lý tài sản không phổ biến

Theo quy định tại Điều 105 BLDS năm 2015 thì: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.Trong trường hợp người phải thi hành án có tài sản đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, thì tài sản đó sẽ bị kê biên , xử lý để thi hành án. Trong thực tiễn tổ chức thi hành án dân sự( THADS), việc kê biên, xử lý tài sản là động sản vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ nhất: Khó khăn trong việc xác minh điều kiện thi hành án. Theo Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS) quy định:“những tài sản không phải là bất động sản là động sản”. Như  vậy, những tài sản là động sản rất đa dạng, phong phú về chủng loại, mục đích sử dụng. Để xác định một cách chính xác chủ sở hữu của động sản không phải dễ dàng, đặc biệt là đối với các tài sản không có đăng ký quyền sở hữu. 

Theo quy định hiện hành, những tài sản sau bắt buộc chủ sở hữu phải đăng ký quyền sở hữu tài sản: nhóm các tài sản là phương tiện giao thông đường thủy (tàu biển, các phương tiện thủy nội địa, tàu cá, xà lan các loại…); nhóm tài sản là phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô, các loại xe chuyên dùng thi công đường bộ…); các loại tài sản là phương tiện giao thông đường sắt (đầu máy, toa chở hàng, toa chở khách…); tàu bay; các tài sản là vũ khí, vật liệu nổ và các công cụ hỗ trợ; các tài sản là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia…

Để có thể kê biên, xử lý được tài sản, Chấp hành viên phải xác minh rõ loại tài sản (tên gọi, màu sắc, kích thước); mục đích sử dụng (tiêu dùng hay phục vụ sản xuất, kinh doanh); tình trạng tài sản (số lượng, chất lượng), tài sản đó đang ở đâu, ai đang quản lý, thời gian đã sử dụng.... Đối với các loại tài sản không phổ biến trên thị trường như: dụng cụ y tế, thiết bị điện, các loại dây chuyền sản xuất… thì thành phần xác minh kiểm tra hiện trạng tài sản lại  phải có cơ quan chuyên ngành tham gia. Dẫn đến chi phí xác minh đối với động sản thường rất tốn kém, trong khi đó giá trị của động sản bị xử lý có thể không lớn. 

Khó truy tìm tài sản là động sản

Trên thực tế, các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhận thế chấp các động sản như: ô tô, máy móc, thiết bị, tàu thuyền, xà lan… Đối với tài sản là động sản, khi nhận thế chấp, các tổ chức tín dụng, ngân hàng không thực hiện giữ tài sản mà chỉ giữ giấy tờ pháp lý nên nhiều trường hợp khách hàng vay, bên có tài sản đã di chuyển tài sản đi đâu không rõ địa chỉ. Trong quá trình xét xử, Tòa án chỉ căn cứ vào nội dung của hợp đồng thế chấp để giải quyết. Đến giai đoạn thi hành án, cơ quan THADS không thể truy tìm được tài sản thế chấp để tiến hành kê biên, xử lý để thi hành án. Mặt khác, động sản là tài sản rất dễ bị tẩu tán, nên  quá trình xác minh, kê biên, xử lý tài sản cũng có thể phát sinh nhiều tình huống khác nhau.

Theo Điều 68 Luật THADS, chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ có quyền tạm giữ tài sản, giấy tờ liên quan đến việc thi hành án mà đương sự, tổ chức, cá nhân khác đang quản lý, sử dụng. Luật THADS không quy định rõ biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ áp dụng với tài sản là động sản hay bất động sản. Trong thực tế, chấp hành viên thường áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ với động sản .

Mặc dù Điều 68 Luật THADS quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan có trách  nhiệm phối hợp, hỗ trợ, thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ. Trong trường hợp cần thiết, chấp hành viên yêu cầu lực lượng công an hoặc tổ chức, cá nhân khác hỗ trợ việc tạm giữ tài sản, giấy tờ để thi hành án. Tuy nhiên Luật THADS lại chưa có cơ chế bảo đảm việc chấp hành viên thực hiện quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ để tạm giữ tài sản, giấy tờ mà đương sự đang quản lý, sử dụng. Luật THADS và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chưa có quy định hướng dẫn về trình tự thực hiện trong các trường hợp này. Cụ thể như: Trường hợp cần huy động lực lượng công an tham gia hỗ trợ khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án thì trình tự thủ tục thực hiện ra sao? Chi phí thực hiện sẽ được trích từ nguồn nào? Có cần lập kế hoạch trước (tương tự như kế hoạch cưỡng chế thi hành án) không?... Do đó cần nghiên cứu bổ sung quy định hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này. 

Đọc thêm

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.