Từ 30/10, thực hiện quy định mới về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam

ảnh minh họa.
ảnh minh họa.
(PLVN) - Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 30/10/2020, trừ một số trường hợp được nêu trong nghị định.

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với Ủy ban thực thi chung thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định này, Thủ tướng Chính phủ quyết định thời điểm thực hiện đối với quản lý gỗ xuất khẩu quy định tại Mục 2 Chương II, cấp giấy phép FLEGT quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định này.

Quy định về phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ tại Chương III Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 18 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

 Quy định về hồ sơ gỗ nhập khẩu tại Điều 17 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

 Quy định về hồ sơ gỗ xuất khẩu tại Điều 26 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản hết hiệu lực kể từ ngày quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều này có hiệu lực thi hành.

Trước ngày quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 2 Điều này có hiệu lực thi hành, hồ sơ gỗ xuất khẩu thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 được ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ quy định tại Điều 69 Luật Lâm nghiệp năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) về xây dựng và vận hành Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam; ban hành tiêu chí, thẩm quyền, quy trình, thủ tục phân loại doanh nghiệp khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và nội luật hóa nội dung của Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT).

Nghị định gồm có 06 chương và 30 Điều quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với xuất - nhập khẩu, cũng như tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, cấp giấy phép FLEGT (văn bản do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp để xuất khẩu; tạm nhập, tái xuất lô hàng gỗ sang Liên minh châu Âu), cụ thể: (1) Quy định chung; (2) Quản lý gỗ nhập khẩu (Quy định chung về quản lý gỗ nhập khẩu; Tiêu chí xác định và thẩm quyền công bố quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam; Tiêu chí xác định và thẩm quyền công bố loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam; Hồ sơ gỗ nhập khẩu); (3) Quản lý gỗ xuất khẩu (Quy định chung về quản lý gỗ xuất khẩu; Xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu; Hồ sơ gỗ xuất khẩu); (4) Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ (Tiêu chí, trình tự, thủ tục phân loại); (5) Cấp giấy phép FLEGT; (6) Đánh giá độc lập; (7) Tổ chức thực hiện; (8) Điều khoản thi hành.

Nghị định áp dụng đối với tổ chức, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này.

Ban hành kèm theo Nghị định này 03 Phụ lục về các biểu mẫu, về tiêu chí phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, về danh mục hàng hóa: mã các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ được cấp phép FLEGT.

Đọc thêm

Quy định mới nhất về việc tổ chức học thêm, dạy thêm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tư 29/2024 quy định rõ, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Không giải thích rõ ràng cho bên mua về quyền lợi bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Theo quy định tại  Nghị định số 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm vừa được Chính phủ ban hành, hành vi không giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm bị phạt tới 100 triệu đồng.