[Truyện ngắn] Trăng bên suối

[Truyện ngắn] Trăng bên suối
Đợi mãi chùng cả chân, mãi mới có tín hiệu sáo môi của Đặng vọng lại. Dung trở nên xốn xang, linh hoạt. Cô chạy vội đến bên người yêu. Gặp rồi, Dung thấy khuôn mặt Đặng buồn như đống mối đùn đầu dốc.

- Có chuyện gì mà mặt anh xìu xịu thế?

Đặng không muốn nói. Dung gặng hỏi. Anh bảo:

- Gia đình anh không muốn anh gặp em nữa.

Dung chợt rùng mình. Cô hiểu lý do đó từ đâu.

- Chắc tại vì bố em nghiện mà!

Trăng rọi vào kẽ tóc Dung. Trong khung cảnh này, hơi thở của Đặng khiến cô thổn thức. Bờ rào cây ô thao đặc trưng nơi vùng núi này rờn rợn dưới ánh trăng. Tâm trạng cô cũng trĩu xuống, buồn như nước suối Na. Cô tiến sát Đặng. Khuôn mặt cô phả ra đặc màu trăng óng ánh.

Dung tủi thân quá đỗi. Là con gái họ Bạc, cô đã tự hào biết mấy, thì nay, thấy chông chênh bấy nhiêu. Con gái họ Bạc nhiều năm qua, được gả đi làm dâu khắp vùng Cò Phạ, đều giữ trọn vẹn nề nếp của một dòng họ có học. Đến đâu cũng được người ta quý trọng. Dung cũng được Đặng quý trọng. Anh chàng có thân hình chắc như gỗ lim, kéo phăm phăm cùng lúc cả hai thân cây chuối lớn lên dốc ấy đích thị sẽ là người chồng tốt của cô. Đặng lại có học, là người đầu tiên họ Vi ở vùng có bằng cao đẳng du lịch. Đặng dự định sau khi tốt nghiệp sẽ xin về làm cán bộ huyện. Huyện dự kiến mở nhiều khu du lịch. Ông Vi Trường Vình, bố của Vi Trường Đặng ưng cái bụng con trai, thể hiện ra từng thớ thịt trên khuôn mặt. Ông cho rằng cưới Dung, hai bên môn đăng hộ đối. Nhưng người đàn ông uy tín nhất họ Bạc đã mắc nghiện. Vì sao thế chứ? Điều đó không khỏi khiến người ta hoang mang. 

Dung và Đặng dẫn nhau ra mỏm đá bên suối Na. Đặng vuỗi sạch chỗ cho người yêu ngồi. Dung chăm chắm nhìn cử chỉ của anh. Vẫn là anh của ngày trước, quan tâm và dịu dàng. Cuộc trò chuyện kéo dài đến lúc trăng lên thẳng đầu. Dung hơi dựa đầu vào vai Đặng. Lúc gần phải về, Đặng nói: 

- Em khuyên bố đi, không thì anh chẳng biết làm thế nào.

- Vâng, em sẽ khuyên bố - mặt cô xịu xuống.

***

Cán bộ Bạc Văn Khổ vẫn không cai được nghiện. Ông đi làm, hết việc ở ủy ban thì về nhà. Phó Chủ tịch xã không được giao nhiều việc nữa. Giao bao nhiêu bỏ bê bấy nhiêu. Người bản bảo con ma làm ông Khổ mờ mắt, che mất cái mắt ông nhìn, cái tai ông nghe, làm ông nghĩ không thông. Ai khuyên ông cũng cằn nhằn chửi. Trước đây ông đến đâu thì dân cúi đầu nể. Nay cái cổ họ cứng đơ do cái đầu không phục. Hoàn cảnh của ông làm cái cổ họ không thèm dẻo nữa. Người sốt ruột nhất là Dung, cả em gái Dung là Dìa. Hai chị em sợ muối mặt, đến cạnh bố đang chúi tâm với bàn đèn. 

- Họ Vi cấm anh Đặng đến với con - Dung nói - Họ bảo thẳng rằng bố nghiện ngập, rồi của cải cũng chạy đi, sự tôn trọng cũng chảy đi theo suối. Bố làm mất lòng tin rồi. Chúng tôi mong bố đập bỏ bàn đèn. Trong bàn đèn có con ma thuốc phiện. Hút có béo bở gì đâu. Con ma chỉ lại hại bố thôi.

Ông Khổ nổi cáu:

- Vậy không cưới xin gì nữa. Mày ở nhà, làm nương, lấy thóc lấy ngô về phục vụ tao và mẹ chúng mày. 

Điều gì đã khiến ông trở nên như vậy. Dung không lý giải được. Cô một lòng yêu Đặng và muốn đến với anh. Đặng yêu cô, nhưng ai dám chắc lòng anh không lung lay trước gia cảnh cô hiện tại. 

Phải buộc quả tim Đặng cho riêng mình. Dung mím môi tự nhủ như thế. Nhưng cách nào thì cô chưa nghĩ ra. Tối đó, Đặng không đến, mặc cô đứng chồn chân bên sau nhà. Trăng vẫn rờ rỡ sáng. Cô đo bóng mình lờ mờ trên đất. Hai chân cô cọ cọ vào nhau. Lòng cô như có kiến đốt, chốc chốc lại hướng mắt về phía bên kia hàng cây. Đặng ơi anh đâu rồi? Chỉ bóng đen vây lấy cô. 

Sự việc càng trở nên hệ trọng khi bố cô, ông Khổ đi sang Bản Bon về. Ông bị bêu xấu bên đó. Người dân thách thức ông. “Không gương mẫu, làm sao chúng tôi noi theo. Chúng tôi không chấp hành”. Ông Khổ vẫn mang tiếng là cán bộ, không gương mẫu nói không ai nghe. Dân xúm vào. Nhà họ Vi cũng có người ở đó. Họ nói câu qua, câu lại. Quay thế nào nói đến chuyện của Dung và Đặng. Đôi nam nữ yêu nhau đẹp nhất vùng, thế rồi nguy cơ tan tác.

Ông Khổ nói cóc thèm thông gia với họ Vi. Họ Vi bảo họ Bạc hết lộc rồi, họ Vi phát tiết. Từ nay lộc trời đến, cứ thế mà ăn. Ông Khổ uất ức, cãi nhau một hồi rồi được người ta can, đẩy về. Ông vừa đi vừa văng đủ thứ ra chửi. Về đến mái hiên nhà mình vẫn chửi. Đến lúc ôm bàn đèn vẫn chửi. Thấy Dung, ông chửi to hơn. Từ chửi người đến chửi và cấm con. Đôi bạn trẻ lén gặp nhau kể lại sự tình. Làm sao thoát khỏi cảnh này?

Chuyện hai người gặp nhau ông Khổ đã biết. Ông buộc chân Dung vào cột nhà. “Họ làm tao nhục, mày còn gặp gỡ thằng đó à? Mày muốn tao nhục thêm nữa, phải nhảy suối Na, suối Seo hay sao?”. “Họ làm bố nhục, hay là chính bố làm mình nhục?”. Lời nói của Dung phải nhận một cái tát. Đau điếng đến tận óc. Cô gái chúi xuống, suýt ngã xuống sàn, váy áo thổ cẩm xộc xệch. “Đã thế tao sẽ tìm xích để xích mày vào cột, khỏi phải đi đâu nữa”.

Ông Khổ nhanh chóng tìm được dây và cuộn xích ở chuồng ngựa để xích con. Cô bỗng trở thành tên tù nhân của chính bố đẻ. Xong, ông đi loanh quanh với vẻ mặt đau đớn, khó chịu. Ông ngồi phì phèo châm thuốc rồi bỏ đi đâu đó. Đám khói kết hình thù rùng rợn, cũng đặc màu khó chịu. Chắc tìm bạn hút. Trong bản, chính ông đã thống kê mấy chục bàn đèn, những ai hay hút, những ai trẻ tuổi môi thâm. Ông Khổ từng thống kê. Ông từng nói cho cả nhà biết mà. Ngoài ủy ban nắm rõ hơn cả, danh sách còn lưu. Bây giờ ông phản bội cả những dự định của mình. Con ma nào chui vào đầu, đã làm ông thay đổi nhanh đến vậy? Đêm, ánh trăng lọt qua khe cửa gọi mời. Cả nhà đi ngủ, Dung vẫn ngồi một góc. Chân bị xích, lúc cần đi vệ sinh thì gọi, có người mở cho. 

Đến đêm thứ ba thì Đặng đến tìm chìa mở cho Dung. Chìa khóa ông Khổ giấu trong túi áo, nhưng mắc ở đinh đóng cột chỗ nằm. Đôi bạn nhìn nhau. Họ nhớn nhác tìm cách bỏ trốn. Cô em Dìa lúc này trở dậy làm Dung giật mình. “Dìa ơi, thương chị. Em đừng bảo gì với bố. Để anh chị đi”. Dìa gật đầu: “Em không nói đâu. Em ủng hộ hai người. Nhưng hai người định đi đâu? Em sẽ ở nhà chăm sóc bố. Nhưng phải làm gì đó để bố cai dứt đi chứ, nghe người ta nói ù tai lắm. Bố không làm cán bộ xã chắc chẳng đến nỗi”. Dung nhìn em, trào nước mắt: “Chị cảm ơn Dìa nhé”.

Thế là Đặng kéo Dung đi. Đi đâu, họ còn chưa biết kia mà. Nhưng lòng Dìa sôi lên. Dìa chỉ kém Dung hai tuổi, nhìn đôi anh chị đi khuất, cô thấy chị Dung đẹp, có nhiều người thích hơn. Còn Dìa, cô có thích một người, nhưng người đó không thích cô. Giờ thì, bố cô lại mắc nghiện. “Con đường của mình sẽ gian nan đây”, Dìa tự nhủ. Giá bố cứ mãi là một cán bộ gương mẫu…”

Tối chập chờn bản xa. Căn nhà thông thốc gió. Ông Khổ chợt nhớ đến Dung. Con bé đâu rồi? Rõ ràng nó bị xích chân, sao có thể bốc hơi được. Người chứ có phải cái kim. Người đầu tiên ông hỏi là bà vợ. Bà nói không biết. Bà ăn một cái tát. Bà hỏi đến Dìa. Chân Dìa nhũn ra vì sợ. Tai họa rồi. Dìa ấp úng không nói thành lời. Ông Khổ quát mắng. Hai mẹ con van xin, nhưng ông Khổ không tha. Ông bắt Dìa xích thế chỗ chị. Xử lý vợ con hả hê với những lời chửi bới, ông bới tủ tìm rượu. Rượu và thuốc là hai người bạn thân thiết nhất, giúp ông thấy dễ chịu. 

Trăng lách qua khe cửa, chui vào mắt Dìa. Ánh sáng của nó khiến cô nghĩ đến những đêm hẹn hò của anh chị, cũng như các đôi trai gái trong bản. Mải mê nghĩ về bắp chân của chị Dung sẽ leo dốc ngược ra ngoài, miệng thở hồng hộc ra sao, chợt Dìa nghe tiếng bước chân lên cầu thang gỗ. Là chị Dung. Sao chị lại quay về?

Dung đến trước mặt bố và em. Cô đanh giọng:

- Con muốn bố đi cai nghiện. Con và anh Đặng nói với nhau, không thể sống chui nhủi được. Chúng con yêu nhau và muốn cả hai gia đình chấp thuận. Cái bụng bố quyết thì con tin gia đình bên kia cũng quyết. Vả lại, con không thể để em Dìa chịu tội thay con.

Ông Khổ chỉ gồng lên những câu ngụy biện. Tự dưng ông đuối lý trước đứa con gái. Nhận thức của nó thay đổi nhanh quá rồi à. Ông tự nghĩ. Chen giữa dòng suy nghĩ của ông vẫn là Dung. Còn Dìa thì nước mắt ngắn dài: “Tại sao chị dại thế, đã đi rồi còn quay về làm gì?”.

Rõ ràng bụng ông thấy con đúng lắm. Nhưng cái tự ái trong ông dồn ứ, cục tức nuốt còn chưa trôi. Dung bồi tiếp: “Bố thương gia đình, thương chúng con và thương chính bản thân bố. Hãy nghe lời con, nghe lời các chú ấy, về huyện cai thôi bố ơi”. Lúc sau cả Đặng cũng tiến vào, gan lỳ đứng, mặc ông Khổ chửi mãi cũng không đi. Ông Khổ thấy hình ảnh của mình trong cách mà bọn trẻ quan tâm đến nhau. Đứa con gái của ông, với đôi mắt lấp lánh ánh trăng, y như mẹ nó đứng bên gốc lê đầu xuân năm ấy. Ông đã nghe thấy tiếng con gái và Đặng bàn với nhau dưới gốc lê. Chúng nhiều tâm trạng quá. Nhưng chỉ đến thế thôi, lòng tự ái lại chen vào, khiến ông hục hặc với bạn trai của con. “Chúng mày không được đến với nhau”, ông nói. Dung thưa: “Chúng con sẽ phải cưới nhau, bố ạ. Chúng con có cơ hội trốn đi và giờ chúng con quay về để xin bố”.

Ông Khổ thách thức: “Vậy chúng mày cứ làm đi, nếu thấy giỏi”. 

Dung bừng mặt, lao ra phía suối Na. Cô chạy như bay trong bạt ngàn mẫu rừng và ráng chiều. Đặng hớt hải chạy sau. Họ chụm lại ở mỏm đá, lời tâm sự trôi dài sang phía trăng lên. Dung thấy sự quyết tâm của mình đúng lắm. Dung nhủ, phải đối mặt với hiện thực, không thể trốn tránh, bởi danh dự của dòng họ không thể dễ dàng mất đi. Cô nói với Đặng: “Chúng mình bàn kỹ rồi mà. Phải có trách nhiệm trước gia đình và chính bản thân, anh nhá”. Đặng nói thêm: “Suối Na đã nuôi bản làng này. Suối Na có lúc nhu mì, chầm chậm, lúc chảy xiết. Nhưng suối Na kiên trì. Bố em là một con người, một người cha. Anh tin một lúc nào đó bố em sẽ thay đổi”.

***

Một ngày kia, Chủ tịch xã không thấy ông Khổ vắng ở trụ sở cả tuần. Ông về nhà tìm. Gặp ông Khổ đang bó gối bên hiên. Chủ tịch xã bảo:

- Này ông, cái bụng còn ấm ức à. Thằng Đặng là cháu trong họ tôi. Nó và con gái ông ưng bụng nhau. Chúng nó đến nhờ tôi. Tôi thuyết phục được bố thằng Đặng rồi. Ây dà, mình là người lớn ở xứ này mà. Mình không thể để ma men và ma thuốc phiện làm hư mình mãi. Tôi với ông đều thương bọn trẻ. Hãy cho chúng cơ hội.

Ông Khổ nắm tay ông Chủ tịch xã:

- Ông không trách tôi chứ?

- Tôi hứa không để bụng. Những người cùng ông đánh thổ phỉ năm nào cũng không để bụng đâu. Dưới xuôi người ta làm kinh tế giỏi lắm. Chúng ta cũng phải đi học làm giàu thôi.

Ông Khổ đứng dậy, đi pha trà, mời ông Chủ tịch.

- Tôi sai lầm quá. Xin nghe lời ông.

***

Đêm trăng phả trên trùng trình đồi núi. Dung mơ thấy bố làm lại từ đầu. Con đường trở về gian nan, nhưng sẽ vui và hạnh phúc.

Truyện ngắn của Vi Văn Chức

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.