[Truyện ngắn] Hoa đỏ

“U nó” véo một cái vào vai Thường. Cũng vừa trở dậy vệ sinh, quay vào nằm tiếp thì gặp một giấc mơ ngắn, anh biết nàng lại gọi chồng dậy ăn bánh bao. Giọng ngọt như mía lùi. “Anh ơi, các con dậy cả rồi”. Tối hôm qua, Thường chỉ uống có năm chén hạt mít rượu ngâm chuối hột, xem phim “Sinh tử” rồi đi ngủ. Thế mà cũng hơi mền mệt.

Thường trở dậy vào nhà tắm, vệ sinh cá nhân. Tivi phả vào tai anh những tin tức cập nhật về đại dịch. Anh bước ra. Vợ và hai con đã ngồi khoanh chân bên mâm. Đĩa bánh bao hấp nghi ngút khói đặt ở giữa. Nàng rót hai cốc nước ấm. Một cho ba mẹ con, một cho Thường.

- Anh ăn bánh bao nhân thập cẩm hay nhân khoai môn? Loại thập cẩm thì to, khoai môn thì nhỏ. À, anh ăn nhân thập cẩm trước, rồi ăn bánh nhân khoai môn, có vị ngọt. Như thế là đỡ ngấy anh ạ.

Anh bẻ nhỏ bánh, đưa lên miệng. Ngon thật. Ngày thường hiếm khi anh xơi bánh bao. Buổi sáng ra ngoài cứ phải chén bát phở, bún riêu cua hoặc bún chả cho chắc dạ. Có thế mới ấm cái bụng để lo việc cơ quan. Giờ ngồi nhà, bánh bao trở thành món ăn sáng tiện lợi.

 

Gần đây sao nàng chu đáo thế? Ai thích ăn gì nàng đều nhớ cả. Ví như cái Hồng, con gái lớn thích nhất là bữa nào cũng có trứng, hoặc luộc hoặc đảo với cà chua thái mỏng. Thằng Kềnh con trai nghiện nhất món cua biển với tôm hùm. Cha bố, con nhà lính tính nhà quan! Tối qua nàng xào thịt bò với cần tây, tỏi tây, anh có mồi nhắm uống với năm chén hạt mít. 

Thường lật ngược thời gian. Ôi, cái sự chu đáo của nàng mới chỉ được hai tháng nay chứ mấy. Từ khi cái con vi-rút gây ra đại dịch Covid-19, hoành hành khiến cửa hàng của nàng từ ế ẩm đã đến mức phải đóng cửa.

Thường làm ở công ty du lịch. Gần hai tháng qua cũng èo uột rồi phải tạm ngừng hoạt động. Hai đứa con cùng ở nhà. Vậy là bốn người hạn chế ra đường, đi lại, chợ búa, mua sắm. Nếu phải ra ngoài thì nàng xung phong đi. Nhiều lần, Thường bảo: “Em nghỉ đi, việc gì cũng đến tay em. Cứ để anh đi mua cho thoáng”. “Thôi mà anh. Chuyện của phụ nữ”.

Bốn người ở nhà. Ngoài chuyện ăn uống, vệ sinh cá nhân thì xem tivi, theo dõi Covid-19 trong nước và thế giới, hai đứa con ôn bài, học qua mạng. Thằng Kềnh nhí nhéo: “Dịch bệnh nên cả nhà gần nhau lại thích, bố nhỉ?”. Nàng mắng yêu con: “Thích cái con khỉ. Thất nghiệp treo mồm tất cả kia kia”.

Thằng bé biết mẹ mắng đùa, liến thoắng: “Đúng đấy bố nhỉ? Ngày trước khi có dịch bệnh, buổi sáng chẳng bao giờ nhà ta được ăn cơm cùng nhau. Trưa cũng vậy. Bây giờ thì xơi cùng nhau cả ba bữa còn gì. Cứ thế này lại ấm cúng”.

Anh và nàng nhìn nhau. Nàng hơi thất thần. Thường cũng thấy nhói ở tim. Thằng bé vừa chạm vào nỗi thầm kín của cả hai. Nỗi day dứt và khuyết thiếu mà nhiều gia đình ngày nay đang mắc phải. Ai cũng có công việc của mình. Người vợ cũng phải đôn đáo lao ra ngoài kiếm tiền.

Thành phố, ai cũng chạy rạc dài, cuộc mưu sinh từng ngày tại xén mất một phần mối quan tâm của người này dành cho người kia, mỗi người đều biết nhưng vô cùng khó khắc phục. Như thế khác nào xén mất một phần hạnh phúc của mỗi gia đình.

Bỗng trên tivi dẫn tin mấy vị khách nhập cảnh về nước làm loạn ở sân bay. Thường thấy nhói hai khóe mắt. Đất mẹ bao dung đang mở rộng vòng tay đón các con, vì các con đi học tập làm việc ở xứ người, mà xứ ấy cũng đang oằn mình vì dịch bệnh. Sao người ta không thể kiên trì, đợi chờ một chút nhỉ?

Những người làm nhiệm vụ ở tuyến đầu phòng dịch đã làm những gì tốt nhất có thể cho đồng bào. Hôm qua lướt “phây”, Thường thấy có những bài viết rất nhột. Nhột từ trong nhột ra. Đại loại ngày xưa có người làm ở nước ngoài về thì cả xóm mừng, nay có người về mà giấu giếm là cả xóm báo công an.

Dịch bệnh đang khiến con người co cụm lại gần nhau. Như mỗi tổ ấm giống gia đình Thường. Mọi người sẽ phải nhìn nhau nhiều hơn, nghĩ về nhau, lo cho nhau và lúc này đang chăm sóc nhau nhiều hơn. Điều mà bình thường các thành viên đều không được hưởng hoặc được hưởng rất ít. Hàng triệu gia đình đang co cụm, như mình?

***

Nàng kinh doanh quần áo từ ngày chưa cưới nhau. Sau khi cưới nàng vẫn chung thủy công việc ấy. Có khi kinh doanh thêm mỹ phẩm qua mạng. Mối mua là người thân hoặc bạn bè trên “phây”. Việc của nàng không quá bận nhưng cũng chiếm hết thời gian cả ngày. Cũng may không phụ thuộc giờ giấc nhà nước, nên có thể sáng đưa con đến trường chiều đón hai đứa về. Nhờ thế anh mới có thời gian công tác.

Mà làm hướng dẫn viên, anh nay đây, mai đó. Lúc nào cũng tới tấp lo giới thiệu, cùng bảo đảm an toàn cho khách nước ngoài khi tới các điểm du lịch, địa phương. Có lần, dẫn một nhóm khách đến ngôi làng ở miền Trung, vị khách bị lạc khiến anh một phen hú vía. Vị khách không cầm điện thoại nên người thân ở trong đoàn không thể liên hệ. Sau cùng gần tối, cả đoàn mới tìm thấy. Anh mới thở phào.

Là hướng dẫn viên sợ nhất là những lần như vậy. Anh đi nhiều, trong Nam, ngoài Bắc. Hai đứa con chả mấy khi nhìn thấy mặt bố. Thường biết ơn nàng vì điều đó nhưng không phải lúc nào cũng nói ra được. Còn nàng vất vả trong sinh nở, giờ vẫn như người nuôi con một mình. Thành ra có lúc không tránh khỏi phụng phịu. Có lúc anh hỏi nàng: “Em có ân hận gì không?”. Nàng buột miệng: “Cưới anh em còn dám, thì em hận nỗi gì!”.

Người ta nói năng gặp mới năng thân. Đến vợ chồng cũng ít có thời gian chăm sóc nhau, làm sao không lạnh nhạt. Thường biết điều đó, muốn bù đắp cho vợ nhưng là nhân viên có năng lực, sức khỏe, hiểu biết về xã hội, hướng dẫn có duyên, anh là người tuyến đầu mang lợi nhuận về công ty. Sau những chuyến đi là bạn bè, nhậu nhẹt. Tha được cái xác về thì người đã oải. Nàng cũng quen với chuyện đó, đến nỗi Thường về sớm, về muộn, có ở nhà hay không cũng chẳng quan trọng. Tình cảm vợ chồng thành ra tẻ nhạt. 

Xem ra lúc này chỉ mỗi công việc làm cả hai vui. Công việc và kiếm tiền. Nàng có người săn đón. Tuổi còn trẻ, một người như nàng thiếu gì ánh mắt nhòm ngó. Những gã đàn ông vờ vĩnh đến mua hàng, tán chuyện rồi xin số điện thoại, vài hôm sau mời đi uống cà phê. Và cũng chẳng thiếu những lời đề nghị khiếm nhã, là hãy đến chỗ này với anh, hay đi du lịch nơi kia với anh.

Nàng hiểu những gã thích cơi nới ấy, nên không bị cuốn vào vòng xoáy. Với mỗi người, nàng đều biết cách lãng ra, nhưng không để ai bị tổn thương. Một sự quan tâm của họ cũng khiến nàng suy nghĩ. Nhưng không vì thế mà ngã lòng vào những cuộc say nắng. Nàng cũng chẳng quan tâm anh có bồ bịch bên ngoài hay không. Chỉ cần anh đừng quá say xỉn để ảnh hưởng sức khỏe.

***

Nàng đi gặp bạn. Đó là người bạn đại học mấy năm chưa gặp. Họ lại đi ăn với nhau. Người bạn kéo thêm một cô gái nữa từ nước ngoài về. Đang lúc ba người vui vẻ ăn lẩu thì có điện thoại gọi đến và chỉ mấy phút sau, lực lượng chức năng đã gặp. Hóa ra cô bạn ở nước ngoài là F1 - người tiếp xúc gần, thân thiết với một ca mắc Covid-19. Có nghĩa lúc này nàng và cô bạn đại học là F2. Tất thảy đều phải cách ly. Ba người được đưa đi ngay. Nàng chỉ kịp gọi về: “Em phải đi cách ly. Anh chuẩn bị đồ sinh hoạt cho em, rồi mang đến khu vực X, đưa cho em nhé”. “Ơ, sao lại thế em?”. 

Vậy là trong gia đình Thường có người phải chấp hành quy định mười bốn ngày. Chuỗi ngày quây quần bên nhau của tổ ấm bốn người giờ thiếu nhân vật chính. Anh phải mau chóng tìm quần áo để mang đến nhờ người đưa vào cho vợ. Công việc thường ngày của anh sau đó là mua đồ, nấu nướng cho hai đứa con. Mọi chuyện diễn ra quá nhanh. Thường thấy sự hẫng hụt ùa về.

Gần hai tháng qua, sự chu đáo của vợ như một món quà. Nàng vun vén cho sức khỏe gia đình, vừa tăng sức đề kháng, vừa là tình yêu và lẽ sống của một người vợ. Điều mà thời gian mới cưới nhau anh được hưởng, nhưng sau đó công việc đẩy hai người cuốn đi, xa nhau, anh không cảm nhận được, hoặc bước quá chân không cảm nhận thấy.

Chỉ gần hai tháng qua, anh mới ở bên gia đình, hiểu nỗi niềm của con và nàng, hiểu được các thành viên cần nhau đến thế nào. Chuyện ở bên nhau, chăm sóc nhau vốn là hiển nhiên trong các gia đình, nhưng nó đã trở thành chuyện xa xỉ đối với những gia đình quá bận rộn với mưu sinh.

Thường nhắn tin cho vợ:

- Trong đó em thấy thế nào? Anh mua hoa hồng này, hoa phăng này, anh sẽ chụp ảnh gửi để em ngắm cho đỡ buồn nhé.

- Vâng, trong này cũng an toàn. Không sao đâu anh. Có cả internet. Anh cứ gửi cho em. À mà này, anh chăm con tử tế nhé, buổi sáng chịu khó xuống siêu thị mua đồ ăn cho cả ngày. Nhớ phải đeo khẩu trang vào. Ba bố con ăn đủ chất thì sẽ có sức đề kháng tốt, chống dịch bệnh.

- Anh nhớ rồi. Mà trong đó em chịu khó ăn nhé.

- Vâng, ở trong này như đi an dưỡng ấy mà. Hoa anh mua đẹp lắm. Nhưng cũng không cần thiết đâu, anh ra ngoài mua, tiếp xúc nhiều, em cũng ngại.

- Không sao. Anh muốn em nhớ là ba bố con đang rất mong em về.

Nói đến đấy, Thường nghẹn lại. Sao lúc này, gia đình trở nên quan trọng đến thế. 

- Ơ này, sao anh không nói gì nữa? Mệt rồi à?

- Không, anh đang nghĩ đến những bông hoa đỏ anh đang thắp ở phòng.

- Vâng, được rồi. Cũng chỉ mười bốn ngày thôi mà. Em an toàn.

Tivi thống kê số người mắc bệnh ở trong nước và nước ngoài đều tăng. Lòng Thường trĩu xuống. Cả thế giới mong tai qua nạn khỏi. Anh nghĩ, sau đây cũng phải thiết kế lại cuộc sống. Bởi có những giá trị, đừng để mất rồi mới ân hận đi tìm.

Thằng Kềnh khen bố mua hoa đẹp. Nhờ có dịch mà nhà mình mới có hoa tươi cắm.

Anh không biết nên cười hay mếu, giấu mặt quay đi.

Truyện ngắn của Tuyết Mai

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.