[Truyện ngắn] Đời nhạt

[Truyện ngắn] Đời nhạt
Vợ tôi thường cằn nhằn so sánh thu nhập của tôi với những kẻ ngồi lê buôn nước bọt nhưng thu nhập mỗi ngày vài triệu. Với nàng kẻ giỏi là kẻ biết cách kiếm tiền. Tôi thành ra bị tụt lại phía sau. Luôn bị vợ chê là kẻ nhạt nhẽo.

1. Tôi ngồi đây. Châm thuốc, nhấp cà phê. Nhâm nhi một vài điếu thuốc trong ngày cũng không đến nỗi đốt đời mình! Bình hoa góc phòng dịu dàng tỏa hương. Tôi trộn thêm nhạc vào không khí quánh đặc u uẩn. Tôi vốn nhạy cảm thâm trầm nên thường chìm sâu trong những lúc buồn thế này. Lẽ ra không đến nỗi tệ nhưng vợ chồng lại vừa to tiếng với nhau. Vợ trách anh nhạt đến bao giờ? Nhạt, theo ý vợ tôi là làm trầy trật nhưng thu nhập ít. Thêm nữa, sáng sớm thứ bảy cậu bạn nhắn tin, hỏi trưa rảnh không, nhậu. Lại nhậu? Nghe giọng tôi khí thế của gã xẹp xuống. Gã quở: ông sống nhạt. Nhạt như nước lã. Gã đâu chỉ quở một lần. Chẳng ít cuộc trà dư tửu hậu, gã bảo ông không mê cờ bạc rượu chè gái gú, chẳng khác thằng ăn mày. Tôi lắc đầu khó hiểu. Mặt gã bóng lên, kể chuyện mình: Này nhé, vợ tôi cứ cả ngày trách móc tôi bê tha. Một hôm dẫn nàng đi ăn. Có ông ăn mày đến xin, tôi gọi lại biếu vài đồng, rồi hỏi: Ông có cờ bạc không? Ấy chú, số tôi khổ, phải ăn mày, tiền đâu mà cờ bạc. Lại hỏi, còn rượu chè? Tôi ăn xin từng bữa, bòn mót được tí nào thì dành chữa bệnh, làm sao dám mơ. Lại hỏi, còn cái khoản kia? Người ăn xin ho khục khặc. Ông trả lời: Nhìn chú tôi biết đào hoa. Còn tôi, cái khoản đó ý à, đâu dám mơ. Tôi quay sang vợ, bảo: “Đấy, không biết mấy cái món đó chỉ có nước đi ăn mày!”. Nàng chưng hửng.

Đó là chuyện Mạnh. Mạnh là kẻ có kinh tế, làm gì chả được. Còn tôi một vợ hai con, lúc nào cũng nơm nớp mưu sinh. Kinh tế không đến nỗi quá eo hẹp nhưng cũng chẳng dư dả. Thành thử không vung tay được theo chúng bạn. Vợ tôi từ ngày sinh con, thay tính đổi nết, hấp thụ ở đâu tính thực dụng. Nhất là từ khi hùn vốn kinh doanh mỹ phẩm. Cái gì cũng quy ra tiền. Chơi với ai cũng phải cân đong, đo đếm mối lợi. Phải sinh lợi nhuận mới chơi. Suy nghĩ của tôi và nàng vì thế luôn lệch nhau. Lệch thì đẩy nhau ra. Xa ở một khoảng cách nhất định sẽ tạo nên những vết rạn nứt. Một khi tổ ấm đã bị rạn nứt thì khó lòng hàn gắn. Tôi làm ở viện nghiên cứu. Mang tiếng công chức nhà nước ba cọc ba đồng. Thành thử vắt chân lên cổ làm thêm công trình kiểu “chân trong, chân ngoài” để kiếm thêm. Dù sao với mức thu nhập như vậy quá khiêm tốn. Vợ tôi thường cằn nhằn so sánh thu nhập của tôi với những kẻ ngồi lê buôn nước bọt nhưng thu nhập mỗi ngày vài triệu. Với nàng kẻ giỏi là kẻ biết cách kiếm tiền. Tôi thành ra bị tụt lại phía sau. Luôn bị vợ chê là kẻ nhạt nhẽo.

Tôi nhạt. Nhạt. Phải vậy không, đời?

2. Hàng xóm có nhạt giống tôi? Tôi kỳ công tìm hiểu. Những người chủ gia đình đó họ sống thế nào. Một sàn chung cư có hai mươi căn hộ. Hai mươi gia đình. Với hai mươi tế bào xã hội, sẽ có hai mươi cuộc sống gia đình, với rất nhiều số phận. Họ ra sao?

Sát vách nhà tôi là cậu làm ngân hàng. Một vợ một con và sắp sửa sinh đứa nữa. Nhìn cách sống có vẻ thoáng nhưng qua hai năm tiếp xúc thì thấy cũng ngột ngạt. Cậu ta hễ đi làm về, gặp ai hỏi han công việc đều lắc đầu: “Úi giời ôi đau hết cả thủ!”. Hỏi vì sao đau, làm ngân hàng sướng chứ, lương cao. Cậu ta lắc: Công việc đặc thù. Lúc nào cũng phải căng mình ra. Ừ. Hằng ngày cậu phải thẩm định hồ sơ. Ai được vay ai không. Cho vay thì tính toán bảo đảm kẻ vay trả nợ thế nào. Tài sản thế chấp giá trị bao nhiêu, thật hay ảo. Rồi cả ngày ngửi mùi tiền. Tiền giá trị nhưng mùi độc hại. Mà toàn là tiền của kẻ khác chứ đâu phải của em.

Tôi buột miệng, thế ông có sống nhạt? Cậu ngân hàng bĩu môi. Giời ơi, khó nói lắm. Nhạt là thế nào? Là không kiếm đủ ăn, nuôi vợ con hay không dám sống. Hay không nhậu nhẹt? “Bằng lòng thôi bác ơi”. Cậu ngân hàng nói. Thế có vui với công việc: “Nó là đam mê của em. Nhưng chắc em cũng chẳng… nhạt đâu”.

Người thứ hai tôi không hỏi thẳng. Chỉ gợi. Đó là Hân, sống bằng nghề chở gas thuê. Cô vợ bán quần áo ngoài chợ. Họ thuê căn hộ này giá hơn bốn triệu mỗi tháng. Kinh tế bình thường nếu không muốn nói là eo hẹp. Hai vợ chồng ky cóp tiết kiệm ước mơ mua được căn hộ giá rẻ như thế này. Họ không dám ăn ngon, chẳng dám mặc đẹp. Càng chẳng bao giờ dám mơ tưởng đến những bữa ăn xa xỉ. Đi du lịch thì chưa bao giờ dám mơ, bởi đi thì mất toi mấy ngày chở gas. Sẽ bị trừ tiền. Cưới nhau xong hục đầu vào làm lụng. Rồi sinh con, khuân con đi khắp các bệnh viện cũng đủ bã bời. Hỏi chuyện xong tôi nói: “Thi thoảng cho cháu sang nhà anh chơi, cho trẻ con nó biết nhau. Ơ thế hôm rồi em đi đâu mà không dự liên hoan tầng?”. “À, dạ vâng. Hôm đó em vẫn phải đi chở gas”. Trường hợp cậu chở gas rõ ràng nhạt! Nhạt vì mưu sinh.

Tôi gặp anh chàng thứ ba. Chàng này công việc bấp bênh. Viết hồi ký nhật ký thuê. Ai nhờ cũng viết. Hết việc thì viết bài “pi-a” cho một số trang mạng điện tử. Nhàn, thu nhập ít. Thành thử cậu ta thường xuống mấy quán trà đá dưới sân chung cư ngắm người qua lại, uống trà vã, “chém gió”. Vợ tôi ghét cậu này. Bảo gã này chán. Chán như tôi. Thế nhưng, nghe nói vợ làm thủ quỹ ở một công ty lớn, lương cao. Số cậu này được nhờ vợ.

Định sẽ không gặp ai tiếp nữa. Như vậy là đủ. Nhưng tầng tôi có ông Án lớn tuổi nhất. Năm ngoái vợ ông mất nên giờ ông sống một mình. Ông có ba con nhưng mỗi người đều có gia đình riêng và sống ở các chung cư khác nhau. Ông Án là giảng viên về hưu. Trước đây ông mê sách vở và thư pháp. Về hưu, ông vẫn múa bút. Chữ mà như tranh, khoáng đạt, tụ được cả nhân tình thế thái. Ông nói về các loại chữ khải, chữ thảo. Xưa ông học được thầy giáo múa bút như thần. Nét viết chữ thảo của thầy phóng khoáng đầy khí khái, bút lực chắc khỏe mà thần thái tươi hòa, sắc như dao, mềm như vóc. Nghe ông nói về thư pháp, tôi há hốc miệng.

Giờ ông ở một mình, tự do trong thế giới riêng, thi thoảng con cái đến thăm, biếu đồng quà, tấm bánh. Giờ giấc sinh hoạt tự do. Thích thì mời bạn đến đánh cờ, thưởng trà, thưởng thư pháp. Khoái chí thì gọi bạn thư pháp trẻ đến trao đổi, đàm đạo. Vợ tôi không thích chữ nghĩa, tất nhiên không ưa ông này. 

Thế còn… chuyện kia ạ?

Ông già lúng túng không hiểu ý tôi hỏi. Lát sau ông vỡ lẽ. À. Chuyện ấy ý à, tôi già rồi, cũng chẳng còn nhu cầu nữa. Nhu cầu của tôi bây giờ là được luyện, thưởng thức thư pháp mỗi ngày.

 

3. Hàng xóm của tôi có nhạt không? Chưa ngã ngũ. Suy cho cùng niềm vui hay hạnh phúc đều được chắt lọc từ những điều bé nhỏ. Cũng phụ thuộc vào suy nghĩ từng người. Tôi thấy vui với công việc mình. Nhưng vợ tôi ghét công chức. Với nàng, công chức có rất nhiều bệnh. Mà bệnh nặng nhất là lúc nào cũng phải răm rắp nghe lệnh cấp trên mà khuân về rất ít tiền.

Vợ hùa tôi cuốn vào công việc kinh doanh của nàng. Mỹ phẩm. Bây giờ phải thực dụng, mánh khóe ông mãnh ạ. Không thì bao giờ mới nở mày nở mặt. Mỹ phẩm có thể bán bằng nhiều cách. Một kênh là cửa hàng, kênh kia kết nối với mạng xã hội, “phây”. Vợ tôi còn choảng thêm: Anh làm ở viện, thi thoảng có thêm dự án thì mới có màu mè. Mà cũng chỉ bằng con tép. Tôi nghĩ cũng phải. Thử thay đổi mình xem sao. Không lành hiền nữa. Đi buôn. Vợ phân công tôi hằng ngày đưa mẫu sản phẩm lên “phây” chào hàng, đến mối quen nhận hàng, khi rảnh thì ra cửa hàng trộn mỹ phẩm. Việc đơn giản nhất là mua mỹ phẩm kém chất lượng về, dán tem và nhãn mác của các hãng nổi tiếng lên. Phức tạp hơn một chút thì khéo léo biến chúng thành hàng xách tay. Phức tạp hơn nữa thì nhập hóa chất đã được sang chiết thành thùng nhỏ, vỏ kem dưỡng da, kem tẩy da được sản xuất sẵn, cứ thế pha trộn hóa chất, đóng hộp. Phụ nữ mà, họ am tường mỹ phẩm. Từ sự am tường đó chỉ cần bỏ ra một ngày tìm hiểu cách thức, người tiêu dùng có thể dễ dàng trở thành nhà sản xuất mỹ phẩm siêu rẻ, một vốn bốn mươi lời.

Nghe nàng và cộng sự của nàng nói mà tôi choáng. Hóa ra sống mặn, làm mặn là thế này đây. Nghe mà tôi không thể tưởng tượng nổi, tại sao lại có thể có kiểu làm ăn chụp giật thế này.

- Hãy dừng ngay việc này lại - tôi nói - không thì sẽ lĩnh hậu quả đấy. Đây là lừa lọc, phi pháp.

Tôi nhấn mạnh những từ cuối.

Vợ tôi bĩu môi:

- Úi giời. Anh tốt quá. Tốt không chịu được. Xã hội người ta làm đầy ra đấy. Anh cứ đi ra ngoài mua đồ về xem cái gì là hàng xịn?

Tôi bần thần. Thật khó hiểu cho nàng.

- Được rồi, không tranh cãi với em nữa. Nếu làm như em để kiếm tiền thì anh chịu. Chịu hẳn. Anh chỉ nhạt được như bây giờ thôi.

4. Tôi bơ vơ trong chính ngôi nhà của mình. Có lúc như biến thành kẻ tự kỷ. Tôi tìm đến thuốc, rượu. Thi thoảng tôi đến gặp ông Án viết thư pháp để uống trà, xem ông múa bút. Ít tháng sau vợ tôi bị phát hiện mỹ phẩm giả, phạt mất mấy chục triệu đồng. Nàng hận tôi đã không cùng hội cùng thuyền. Tôi ngồi trà đá vã, nhìn dòng người ngoài phố. Các khuôn mặt đủ sắc thái đang căng ra ở nơi phố xá bụi bặm ngộp thở. Họ có như tôi, sống bạc nhạc và đang nghiền ngẫm, tìm xem mình là ai, đang ở đâu?

Truyện ngắn của Hải Miên

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá để bảo vệ giới trẻ

Cảnh hút thuốc trong phim "Tháng năm rực rỡ", phim được dán nhãn cấm khán giả dưới 16 tuổi.
(PLVN) - Các diễn viên, ca sỹ sử dụng việc hút thuốc lá như một cách thể hiện tính cách nhân vật hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn. Chuyên gia cho rằng điều này ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ, do đó Thông tư 14/2024 được ban hành là kịp thời, góp phần thiết thực bảo vệ thể chất và tinh thần thế hệ tương lai của đất nước.

Hiện thực hóa giấc mơ nhạc kịch “made in Việt Nam”

Vở nhạc kịch Tấm Cám. (Ảnh: Khắc Duy)
(PLVN) - Sau nhiều năm vắng bóng tại Việt Nam, hàng loạt chương trình nhạc kịch đặc sắc mang đậm văn hóa Việt được đầu tư công phu với những tâm huyết của các nghệ sĩ nhằm thu hút khán giả yêu nghệ thuật và thực hiện hóa giấc mơ nhạc kịch Việt Nam vươn ra thế giới.

“Anh trai say hi” “Anh trai vượt ngàn chông gai” cùng dắt tay vào vòng bầu chọn Giải Mai Vàng 2024

“Anh trai say hi” đang là ứng cử viên của Giải Mai Vàng 2024 hạng mục Chương trình trên nề tảng số - truyền hình
(PLVN) -  Hội đồng Nghệ thuật Giải Mai Vàng đã chính thức công bố kết quả đề cử Giải Mai Vàng lần thứ 30. Sau hơn hai tháng tiếp nhận đề cử từ bạn đọc, từ 15/9 đến hết ngày 25/11/2024, cuộc họp của Hội đồng Nghệ thuật đã hoàn tất việc lựa chọn những ứng viên xuất sắc trong 14 hạng mục của Giải Mai Vàng năm nay.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
(PLVN) -  Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP.HCM chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tượng Bà Chúa Xứ được đặt ở chánh điện.
(PLVN) - Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?

Có gì ở 'Lật mặt 8' của Lý Hải?
(PLVN) - Chiều 4/12, tại TP HCM, Lý Hải công bố dự án và dàn diễn viên đóng “Lật mặt 8: Vòng tay nắng”. Trong đó, TikToker nổi tiếng Lê Tuấn Khang được quan tâm khi đảm nhận một vai trong phim.

'Thối não' là từ nổi bật nhất năm 2024

"Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Ảnh: Oxford University Press.
(PLVN) - "Brain rot" (tạm dịch: thối não) được Từ điển Oxford công bố là từ của năm 2024. Từ dùng để bày tỏ lo ngại về việc tiêu thụ quá nhiều nội dung trên mạng xã hội có thể làm sa sút trí tuệ, tinh thần.