[Truyện ngắn] Chuyện bầu cử ở thôn

[Truyện ngắn] Chuyện bầu cử ở thôn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cờ đỏ đã thắm nơi mỗi gia đình. Nhiều bức tranh tường được vẽ lại, thể hiện sự phát triển của nông thôn mới, cảnh lễ hội, sinh hoạt văn hóa đặc trưng của vùng quê. Cổng chào ở đầu đường dẫn vào mỗi thôn đều được trang hoàng lộng lẫy, màu đỏ chủ đạo, tạo thêm không khí ấm áp, hoành tráng. Những tấm pa-nô khổ lớn tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được đặt tại những nơi dễ nhìn nhưng vẫn bảo đảm trang nghiêm.

Ông Tình là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã nhà, sống đức độ, uy tín. Cả tháng qua ông lăn xả với công việc, cùng lãnh đạo xã, các thôn chuẩn bị cho ngày bầu cử, để đó thật sự là ngày hội non sông. Hôm nay, ông tiếp tục xuống kiểm tra công tác chuẩn bị ở các nhà văn hóa thôn. Lòng ông vui sướng khi đi đến đâu cũng được người dân chào, mời vào xơi nước, đặc biệt là thấy không khí của đời sống no ấm thật sự. Đường thôn, ngõ xóm được mở rộng, nhiều loài hoa phô sắc, tô thắm trong thanh bình.

Tiến vào nhà văn hóa thôn Hai, ông chưa kịp dựng xe máy thì ông Khởi đã đon đả ra bắt tay.

- Ông Chủ tịch Mặt trận đi kiểm tra công tác đấy à? Ông và cán bộ xã, các đoàn thể sốt sắng thế thì mọi chuyện sẽ êm thấm, tốt đẹp lắm!

- Dạ, em chào bác - ông Tình nắm chặt tay ông Khởi - chúng em làm tốt được cũng là nhờ những trưởng thôn uy tín như bác đấy ạ.

Ngồi vào bàn nước, ông Khởi báo cáo nhanh công tác với ông Tình. Nào là sân khấu, phông, cờ, hòm phiếu, bàn ghế và cả chỗ trông giữ xe máy để bảo đảm an ninh trật tự. Ông Khởi là thương binh 2/4 nhưng năng nổ, nhiệt tình, là tấm gương sáng vượt qua nghịch cảnh ở địa phương. Ông đã làm trưởng thôn đến khóa thứ ba. Hết nhiệm kỳ ông xin nghỉ, nhưng người dân tín nhiệm, bầu tiếp ông làm khóa thứ tư. Cán bộ xã động viên, ông Tình cũng động viên nên ông Khởi nhận lời làm tiếp, nhưng cũng nhắc đi nhắc lại: “Tôi xin vâng, làm thêm khóa này, sau đó các anh và nhân dân bầu người khác thay. Dân ta nhiều người nhiệt tình, có trình độ, nói được, làm được, đủ khả năng cho công việc chung”. Mọi người chung một ý: “Vâng, xin bác Khởi giúp tiếp. Bác đã quen với công việc của thôn. Khóa sau chúng tôi cử anh phó trưởng thôn lên thay”. Mọi người vỗ tay hoan hô.

Làm việc với những người trách nhiệm như ông Khởi, ông Tình thấy rất an tâm, phấn chấn. Những năm qua, nhìn cách ông khuyến khích người dân hiến đất làm đường, dọn rác, xây dựng nhà văn hóa, rồi trang hoàng thôn xóm cho ngày hội non sông đâu ra đấy, đủ biết tâm huyết của ông với quê hương.

Đang nói chuyện thì cậu Thắng, đoàn thanh niên đi qua. Ông Khởi gọi Thắng lại, hỏi thử:

- Này đồng chí thanh niên đẹp trai, đồng chí đã nắm được các quy tắc của bầu cử lần này chưa?

- Dạ thưa hai bác, cháu nắm rõ rồi ạ.

Ông Khởi hỏi tiếp:

- Thế độ tuổi nào thì có quyền bầu cử và ứng cử?

- Dạ, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

- Việc vận động bầu cử bảo đảm những nguyên tắc nào? - ông Khởi hỏi tiếp.

- Dạ, phải bảo đảm ba nguyên tắc cơ bản là được tiến hành dân chủ công khai, bình đẳng đúng pháp luật, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.

Ông Tình và ông Khởi nhìn nhau, rồi nhìn chàng thanh niên, gật đầu. Chàng thanh niên xin phép đi lo việc. Ông Khởi nói: “Cháu đi làm đi”. Ông cũng quay sang ông Tình: “Hiếm có cậu thanh niên nào nhanh nhẹn, nhiệt tình đến thế. Tuy là công nhân thôi, nhưng ham đọc sách lắm đấy ông ạ!”.

Ở cấp xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về trách nhiệm của các tổ chức phụ trách bầu cử; hướng dẫn lập danh sách cử tri, niêm yết danh sách cử tri, viết và cấp thẻ cử tri; hướng dẫn nghiệp vụ của tổ bầu cử trước và trong ngày bầu cử; hướng dẫn kiểm phiếu lần đầu; hướng dẫn lập biên bản kiểm phiếu, niêm phong và quản lý phiếu bầu… Ông Tình, ông Khởi tin, tất cả mọi điều đều được chuẩn bị kỹ lưỡng và quê hương sẽ có ngày bầu cử thành công. Đặc biệt, ông Tình từng nhiều lần nói chuyện với các bô lão, quê hương đã phát triển, nhưng vẫn phải tiến lên, xây dựng giàu đẹp hơn. Từ ngày ông Tình còn làm Phó Chủ tịch xã, ông đã chọn cách sống và làm việc gần dân, trách nhiệm, dám nói, dám làm, thậm chí động chạm tới cả một số cán bộ xã đương thời khi vẫn để luẩn quất sự sách nhiễu ở trong công việc. Có lúc chuyện gay gắt còn dội lên đến cấp huyện. Cán bộ huyện về lắng nghe tình hình. Rồi tất cả mọi người thấy, ông Tình cũng vì trách nhiệm, công việc chung và muốn mỗi cán bộ đều phải gương mẫu, vì dân nên bớt căng thẳng, rồi làm hòa. Người làm sai cũng nhận lỗi.

Vì làm được nhiều việc, như tạo sự đồng thuận của nhân dân trong cải tạo hồ Tròn, hiến đất làm đường nông thôn, thu dọn rác thải sinh hoạt. Nhiều vướng mắc trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp vào đầu tư nông nghiệp công nghệ cao cũng nhờ sự năng nổ của ông Tình tác động, tạo sự đoàn kết hơn trong tập thể lãnh đạo xã, nên mọi việc hanh thông. Từ ngày được phân công làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã, ông Tình lại đi đầu trong thực hiện các ý tưởng xây dựng tổ hòa giải, thực hiện giám sát. Xóm nào chưa thông về chủ trương của Nhà nước, ông đến tuyên truyền. Gia đình có nào có mâu thuẫn, ông lại cùng tổ hòa giải đến tận nơi giải quyết. Có người bảo, nhiều khi chẳng thuộc trách nhiệm của ông, nhưng ông vẫn xắn tay vào. 

Dịp chuẩn bị cho bầu cử lần này, ông Tình cũng vận động gia đình tham gia, nhắc họ hàng, những người thân tín, quen biết ông tham gia đầy đủ. 

* * *

Ông Tình lại đến nhà văn hóa thôn Ba. Lúc này có cả một đồng chí Phó Chủ tịch xã, mấy đồng chí công an cũng đang chuẩn bị cho công tác bầu cử. Loa phát thanh tuyên truyền đang hoạt động hết công suất. Ông Phó Chủ tịch xã nói với ông Tình:

- Có tới hơn hai mươi hộ ở xóm Cả thôn Ba có vẻ dửng dưng với bầu cử. Tôi nghe được cũng là người khác nói cho biết thôi ông ạ. Tôi đã đến tuyên truyền, vận động rồi. Hy vọng họ sẽ thay đổi.

- Để tôi thử đến từng nhà, nói chuyện với họ xem sao. Hoặc ít nhất mời họ đến một nhà đình nào đó trong xóm, hỏi nguyên do.

Nói là làm. Ông Tình phi xe máy đến nhà anh Cận, gặp được cả anh Côi ở đó nữa. Ông nhờ hai anh mời một số chủ hộ đến nói chuyện. Chỉ mười phút, sau khi hai anh gọi điện đã có tám chủ hộ tụ về nhà anh Cận. Ông Tình hỏi lý do thì đa số bảo là bận việc hoặc chẳng liên quan nhiều đến gia đình.

Ông Tình nói với họ:

- Ai thì cũng bận việc cả. Nhưng chúng ta bớt một chút việc, xắn tay cùng với chính quyền, quê hương để chọn lựa những ứng cử viên có đạo đức, phẩm chất tốt, có quan điểm lập trường cách mạng vững vàng, có trình độ năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được tập thể, tổ chức phân công.

Thêm một người nữa đến, ông Tình mời ngồi và nói tiếp:

- Đi bầu cử là thực hiện quyền thiêng liêng nhất của công dân. Đó vừa là quyền lợi vừa trách nhiệm và nghĩa vụ công dân. Như các ông, các anh thấy đấy, ở xã ta có nhiều thương, bệnh binh, họ đã bỏ lại một phần máu xương ngoài chiến trường. Về đời thường, họ phải đối mặt với biết bao gian khổ nhưng vẫn nhiệt tình với công tác xã hội, vươn lên. Chúng ta là những người được hưởng hòa bình, chúng ta cần có trách nhiệm. Tất nhiên, trong những năm qua cũng nhờ bà con chịu khó, bỏ công, bỏ việc gia đình, làm việc chung của thôn, xã nên quê hương ta mới có được sắc diện như hôm nay. Song, tôi cũng cần bà con chung tay vì việc bầu cử. Đó là ngày hội của toàn dân cơ mà. 

Mấy người mắt đăm chiêu bỗng nghệt ra. Một số thì gật đầu và có vẻ ân hận. Lúc này vợ anh Cận cũng vừa về, nghe được lời ông Tình nói, nên xin nói thêm:

- Ông ạ, nhà cháu lại bảo đi cho mất việc, có ảnh hưởng gì đến nồi cơm nhà mình đâu! Nói như thế là sai. Nếu bầu được người tốt thì sẽ là những người đại diện tốt cho dân, có lợi cho công việc, cho sự phát triển.

Ông Tình thốt lên:

- Cô này thế mà hoạt bát. Nói đúng quá, chuẩn quá.

Vợ anh Cận nói tiếp:

- Cháu nghĩ, nhà cháu sẽ có ba người đi bỏ phiếu. Con Hân nhà cháu đã mười chín tuổi rồi, đủ điều kiện cử tri.

- Vậy là gia đình anh Cận có ba cử tri rồi - ông Tình nhìn quanh tất cả mọi người - Ha ha. Phải mạnh dạn thế chứ.

Mọi người đồng thanh:

- Gia đình chúng tôi cũng tham gia nhiệt tình. Gì chứ bác Tình nói chúng tôi nghe thấm và chúng tôi xin chấp hành.

Anh Cận pha thêm ấm trà mới, thơm phức mời mọi người. Ông Tình chẳng ngờ, với một ít thì giờ trò chuyện, mọi người hiểu ra nên đã nghe lời ông nói. Ông Thường còn hứa sẽ về vận động mấy hộ còn lại. Ngồi uống trà nhưng mọi người vẫn nghe thấy tiếng loa vọng lại từ nhà văn hóa. Bài Ngày hội non sông.

Đất nước hôm nay đang vui mừng chào ngày hội lớn

Ngày toàn dân là nghĩa vụ thiên liêng 

Vì độc lập, tự do, vì Tổ quốc mạnh giàu 

Chúng ta đi bầu chọn người có tài, có đức 

Đem hết sức mình để phục vụ nhân dân…

Trời gần tối, ông Tình đi xe máy về nhà. Bên đường vẫn có người căng cờ, khẩu hiệu. Vừa lau được mặt thì hai cán bộ lại đến. Vẫn vì việc chuẩn bị và hướng về ngày bầu cử, nhưng cảm giác thật lạ, thật xúc động.

Truyện ngắn của Thùy Vân

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.