Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang với cố Đại tá Bùi Văn Tùng

Thiếu tướng Trần Danh Khải trao danh hiệu Anh hùng LLVTND với cố Đại tá Bùi Văn Tùng cho đại diện gia đình.
Thiếu tướng Trần Danh Khải trao danh hiệu Anh hùng LLVTND với cố Đại tá Bùi Văn Tùng cho đại diện gia đình.
(PLVN) -Ngày 9/11, tại Bắc Giang, Lữ đoàn Xe tăng 203, Quân đoàn 2 đã tổ chức Lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) với cố Đại tá Bùi Văn Tùng, nguyên Chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203, người đã thảo lời đầu hàng không điều kiện vào ngày 30/4/1975 và buộc Tổng thống chế độ Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đọc trên Đài Phát thanh Sài Gòn.

Tại buổi lễ, Thiếu tướng Trần Danh Khải, Chính ủy Quân đoàn 2 đã trao truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND của Chủ tịch nước với cố Đại tá Bùi Văn Tùng cho đại diện gia đình. Đây là sự tôn vinh, thể hiện sự quan tâm, tin tưởng sâu sắc của Đảng, Nhà nước với những công lao, đóng góp to lớn của ông.

Cố Đại tá Bùi Văn Tùng SN 1930 tại Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 6/1947. Tháng 4/1975, ông mang cấp bậc Trung tá, là chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203.

Tháng 4/2010, cuốn sách “TP HCM - giờ khắc số 0 - những phóng sự kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm” do phóng viên tờ Der Spiegel (Tấm gương) Tây Đức Borries Gallasch (1 trong những nhà báo nước ngoài có mặt trong khoảnh khắc lịch sử ngày 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập) làm chủ biên xuất bản tại CHLB Đức đến với công chúng Việt Nam. Trong cuốn sách, Borries Gallasch đã kể về một sự thật lịch sử, chính Trung tá, Chính ủy Bùi Văn Tùng là người thảo văn kiện đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh.

Nhà báo Borries Gallasch viết: “Sự hoang mang chỉ chấm dứt khi người chỉ huy của Quân giải phóng, Chính ủy Bùi Văn Tùng xuất hiện... Chúng tôi đi vào phòng thu nhỏ trên lầu một. Những kỹ thuật viên đã lấy chân dung của ông Thiệu từ trên tường xuống và ném qua cửa sổ ra sân. Chúng tôi ngồi bất động một lát. Ông Mẫu quạt mặt mình bằng một quyển sách. Tổng thống Dương Văn Minh và Chính ủy Xe tăng Bùi Văn Tùng ngồi trên hai chiếc ghế và tôi ngồi giữa họ tại một chiếc bàn nhỏ. Ông Tùng thảo văn kiện đầu hàng trên một mảnh giấy màu xanh...”.

“Chính ủy Tùng đã rất khó viết. Ông ngồi bất động trong khi thảo ra được một vài từ rồi đến từ nữa, rồi lại thay thế bằng những từ khác. Sau 30 năm chiến đấu cho một mục đích, thật là khó để biết phải viết như thế nào. Trong lúc đấy, mọi người dường như đang thư giãn và giảm phấn khích hơn so với một giờ trước. Đại úy Phạm Xuân Thệ, người đã bắt ông Minh trong Dinh, vẫn còn lăm lăm khẩu súng trong tay. Ông nhắc đi nhắc lại với ông Minh về việc đầu hàng trên đài. Đại tướng Dương Văn Minh im lặng. Dưới chiếc mũ cối, những người lính bộ đội nhìn ông Minh với vẻ tò mò...”.

“Mọi người bỗng nhiên im lặng. Rồi một vài người lính giải phóng nói chuyện với tôi bằng tiếng... Nga. Cuối cùng mọi người đã sẵn sàng, nhưng không ai trong số người này biết sử dụng máy ghi âm. Chính ủy Tùng hướng dẫn rất rõ ràng cho tôi những việc tôi phải làm: Ông Minh cần phải đọc lại bản tuyên bố vào máy ghi âm của tôi, việc này được lặp đi lặp lại 3 lần. Lần đầu tiên, ông Minh chần chừ vì được yêu cầu phải đọc là: “Tôi, Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn”, nhưng ông ấy chỉ muốn nói: “Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh…”. Họ tranh luận qua lại và cuối cùng đi đến thỏa thuận: Không nhượng bộ ông Minh. Ông Minh phải nói: “Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống của chính quyền Sài Gòn””.

“Nhưng ông Minh không đọc được bản viết tay của Chính ủy Tùng và nói sai nhiều lần. Mọi thứ lại phải được đọc lại từ đầu. Cuối cùng đã xong... Tôi cũng ghi âm lời phát biểu của ông Mẫu và Chính ủy Tùng rồi chúng tôi đi vào phòng thu thanh. Tôi ngồi ngay trước micro và bật băng của 3 bài phát biểu. Ông Minh ngồi bên tay trái tôi. Chính ủy Tùng, ông Mẫu đứng đằng sau chúng tôi. Kỹ thuật viên ngồi phía bên kia của kính ngăn yêu cầu bật máy lại, lần này để máy lại gần micro hơn và không quá to. Lúc này mọi sự đều tốt đẹp... Chúng tôi rời khỏi tòa nhà”.

Tháng 3/2022, Thường vụ Quân ủy Trung ương có Kết luận 974-KL/QUTW nêu rõ: “Thời điểm trưa 30/4/1975, sau khi trực tiếp chỉ huy việc áp giải Dương Văn Minh đến Đài Phát thanh Sài Gòn, tại đây Đại úy Phạm Xuân Thệ (Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66) cùng các cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tổ chức soạn thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh”.

“Văn bản đang được soạn thảo thì Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203 - Quân đoàn 2) có mặt và từ đó cùng bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 tiếp tục soạn thảo, hoàn chỉnh lời tuyên bố đầu hàng cho ông Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm để phát trên đài phát thanh. Riêng lời tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh do ông Tùng soạn thảo và trực tiếp đọc trên Đài Phát thanh”.

Cố Đại tá Bùi Văn Tùng vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng, Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất… Ông qua đời hồi tháng 2/2023, hưởng thọ 94 tuổi.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngày 17/10/2023 cố Đại tá Bùi Văn Tùng được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Đây là niềm vinh dự to lớn với Quân đoàn 2, với Binh chủng Tăng thiết giáp và Lữ đoàn Xe tăng 203, đồng thời là niềm vinh dự, tự hào của quê hương, gia đình cố Đại tá Bùi Văn Tùng.

Đọc thêm

Kỷ niệm 11 năm Ngày truyền thống Trung tâm 586 – Bộ Tư lệnh 86

Kỷ niệm 11 năm Ngày truyền thống Trung tâm 586 – Bộ Tư lệnh 86
(PLVN) -  Chiều ngày 9/12/2024, Trung tâm 586 tổ chức gặp mặt kỷ niệm 11 năm Ngày truyền thống (10/12/2013 – 10/12/2024). Đây là sự kiện quan trọng ghi nhận truyền thống vẻ vang qua hơn một thập kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của đơn vị, từ đó khơi dậy niềm tự hào, xây dựng ý thức trách nhiệm, tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống của Bộ đội Tác Chiến Không gian mạng “Trung thành, Kỷ luật, Trí tuệ, Hiệu quả” trong thời gian tới.

Nhà máy Z114 nâng cao tiềm lực sản xuất vũ khí

Lãnh đạo Tổng cục CNQP và Đoàn công tác kiểm tra, xem xét một số sản phẩm quốc phòng trưng bày do Z114 sản xuất. (Ảnh trong bài: Lam Hạnh).
(PLVN) -  Quán triệt Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng (CNQP) đến 2030 và những năm tiếp theo, Nhà máy Z114 (tên giao dịch là Cty TNHH Một thành viên Cơ khí - Hóa chất 14, thuộc Tổng cục CNQP) phấn đấu trở thành đơn vị nòng cốt của cụm CNQP miền Nam.

Chuỗi hoạt động thể thao, văn hóa kỷ niệm 11 năm thành lập Trung tâm 586 – Bộ Tư lệnh 86

Chuỗi hoạt động thể thao, văn hóa kỷ niệm 11 năm thành lập Trung tâm 586 – Bộ Tư lệnh 86
(PLVN) - Trung tâm 586, Bộ Tư lệnh 86 Tác chiến không gian mạng tổ chức chuỗi sự kiện ý nghĩa chào mừng 11 năm ngày thành lập, hướng tới kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các hoạt động này không chỉ nhằm khơi dậy niềm tự hào, củng cố ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân viên mà còn tạo bầu không khí thi đua sôi nổi, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị.

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng dâng hương tại nhà truyền thống Lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương, dự lễ diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng dâng hương tại nhà truyền thống Lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương, dự lễ diễn tập tác chiến phòng thủ Quân khu 7
(PLVN) - Sáng  / 12, Đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng đã đến dâng hoa, dâng hương Bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà truyền thống Lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Bình Dương.