Trưởng xóm chiếm bãi bồi trồng keo, cản trở dòng chảy sông An Tượng

Ông Dương trồng nhiều lùm tre lớn để bảo vệ keo trên đất bãi bồi giữa sông An Tượng.
Ông Dương trồng nhiều lùm tre lớn để bảo vệ keo trên đất bãi bồi giữa sông An Tượng.
(PLVN) - Từ nhiều năm nay, người dân ở xóm Đá Mài (thôn Thọ Tân Bắc, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) bức xúc trước việc Trưởng xóm Đá Mài cùng với một số hộ dân khác tự ý lấn chiếm, trồng keo trên bãi bồi nằm giữa sông An Tượng nhưng chính quyền địa phương không có biện pháp xử lý.

Sông An Tượng bắt nguồn từ hồ Núi Một chảy qua địa phận xóm Đá Mài với chiều dài gần 5km. Qua thời gian, do mưa lũ nên đã tạo thành bãi bồi nằm giữa sông. Đến nay, diện tích đất bãi bồi rất rộng, trong khi diện tích mặt nước lòng sông bị thu hẹp lại như con đường mòn.

Khoảng 15 năm trước, thấy đất bãi bồi nằm giữa sông, ông Lê Văn Dương (hiện là Trưởng xóm Đá Mài) đã tự ý đem keo đến trồng và hiện nay diện tích đã lên đến gần 5.000m2. Đến nay, ông Dương đã thu hoạch 2 lứa keo và đã trồng lứa thứ 3 đã hơn 1 năm tuổi. Cây keo cao vút, rễ mọc bám sâu vào đất bãi bồi che chắn hết dòng sông.

Trưởng xóm Đá Mài chặt tre rồi vùi xuống dòng chảy tự nhiên dài hàng trăm mét.
 Trưởng xóm Đá Mài chặt tre rồi vùi xuống dòng chảy tự nhiên dài hàng trăm mét.

Đáng nói hơn, để bảo vệ keo, ông Dương đã tự cải tạo, trồng nhiều lùm tre lớn và dựng hàng rào tre cao gần 2m xung quanh bãi bồi nhằm không cho người lạ hay gia súc, xe chở keo của các hộ dân đi vào đất mình lấn chiếm.

Ngoài ông Dương, một số hộ dân khác cũng lấn chiếm đất bãi bồi để trồng keo. Và do bị keo chắn nên sông An Tượng bị ngăn dòng, nước không thể chảy. Vì vậy, vào mùa mưa, nước từ trên núi đổ xuống không thoát được ra sông nên gây ngập úng ruộng của người dân.

Đặc biệt, trong mùa mưa lũ năm trước, bãi bồi trên sông thường xuyên xuất hiện tình trạng sạt lở đất nên ông Dương đã lợi dụng việc này, chặt toàn bộ các lùm tre dọc nhánh sông, rồi vùi xuống dòng chảy tự nhiên dài hàng trăm mét. Việc này không những làm mất đi dòng chảy tự nhiên, mà còn lấp kênh thoát nước tưới tiêu, làm ảnh hưởng đến nhiều diện tích lúa, hoa màu của người dân trồng dọc nhánh sông.

Đất trồng cây lâu năm của ông Sơn bị sa bồi thủy phá do ông Dương trồng keo chắn dòng chảy sông An Tượng.
 Đất trồng cây lâu năm của ông Sơn bị sa bồi thủy phá do ông Dương trồng keo chắn dòng chảy sông An Tượng.

Đất canh tác của ông Nguyễn Hồng Sơn (ngụ xóm Đá Mài) chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ việc lấn chiếm, trồng keo trên đất bãi bồi của ông Dương. “Trong những đợt mưa lũ vừa qua, vì tình trạng nhánh sông bị lấp mất nên nước lũ từ hồ Núi Một đổ về không chảy được. Do đó, nước lũ đã tràn vào gần chục sào đất trồng cây lâu năm của gia đình tôi, gây ngập úng, sa bồi thủy phá”, ông Sơn cho biết.

Ông Sơn đã nhiều lần làm đơn kiến nghị việc ông Dương lấn chiếm, trồng keo trên đất bãi bồi, làm ảnh hưởng đến đất canh tác của gia đình ông lên chính quyền địa phương nhưng UBND xã Nhơn Tân không có động thái giải quyết. Do đó, mới đây, ông Sơn có đơn phản ánh sự việc đến Chi cục Thủy lợi (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định). Sau đó, Chi cục Thủy lợi có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND xã Nhơn Tân khẩn trương giải quyết sự việc và báo cáo kết quả trước ngày 21/9.

Ngay sau đó, UBND xã Nhơn Tân đã làm việc với ông Dương, ông Sơn và đi đến kết luận yêu cầu Trưởng xóm Đá Mài nhổ toàn bộ số keo trồng trên đất bãi bồi giữa sông An Tượng, hạn cuối đến ngày 30/9. Riêng các hộ lấn chiếm khác, đến nay, UBND xã Nhơn Tân vẫn “án binh bất động”, chưa có động thái xử lý.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Huỳnh Nguyên - Chủ tịch UBND xã Nhơn Tân, cho biết: “Chúng tôi sẽ tổ chức họp Hội đồng quản lý đất đai của xã và đề xuất không cho cá nhân nào được trồng keo hay hoa màu trên những dải đất bồi, giữ nguyên trạng ban đầu, tránh gây ngập úng, hư hại ruộng, hoa màu của người dân khi mùa mưa lũ sắp đến. Đồng thời, xã cũng làm báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của UBND thị xã An Nhơn để có hướng giải quyết tốt nhất, nhằm đảm bảo hài hòa tình làng nghĩa xóm giữa các hộ gia đình”.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Đọc thêm

Không khí lạnh tăng cường ở miền Bắc

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng chiều tối và đêm mai, bộ phận không khí lạnh tăng cường sẽ ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ. Nhiệt độ có thể hạ thấp, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C.

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam

Chưa khẳng định có hay không 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng chìm ở biển Quảng Nam
(PLVN) - Theo các thuyền viên tàu hàng An Bình Phát 68, khi tàu gặp nạn, chìm ở vùng biển Quảng Nam thì trên tàu có 18.000 lít dầu DO. Tuy nhiên, Đại tá Trần Tiến Hiền cho hay, việc 18.000 lít dầu DO trên tàu hàng An Bình Phát 68 là thuyền trưởng khai báo như vậy, chứ không thể khẳng định được là có đúng hay không.

Hà Nội: Cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường

Hà Nội vẫn còn tình trạng đốt chất thải gây ô nhiễm môi trường.
(PLVN) - Theo Sở TN&MT TP Hà Nội, tình trạng vi phạm pháp luật về môi trường là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế và có tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến.

Cảnh báo mưa lớn

Ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời lạnh, có nơi dưới 17 độ C. (Ảnh minh họa).
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, sáng sớm nay, 29/10, hầu khắp miền Bắc trời lạnh. Trong khi đó ở miền Trung, mưa lớn vẫn tiếp diễn.

Bão số 6 giật cấp 11 đang ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng

Dự báo vị trí và hướng di chuyển của bão số 6. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 16.3 độ Vĩ Bắc; 108.2 độ Kinh Đông, nằm trên vùng ven biển Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất đạt cấp 9 (75-88km/h), giật cấp 11. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15km/h.