Trùng hợp bất ngờ với thành viên tổ lái máy bay bị rơi ở Nepal

Trùng hợp bất ngờ với thành viên tổ lái máy bay bị rơi ở Nepal
0:00 / 0:00
0:00
Nữ phi công trong tổ lái máy bay Nepal bị rơi cuối tuần trước có chồng từng là phi công cùng hãng hàng không, đã tử nạn trong sự cố tương tự năm 2006.

Năm 2010, Anju Khatiwada gia nhập hãng hàng không Yeti Airlines, nơi chồng cô - Dipak Pokhrel từng làm khi còn sống. Bốn năm trước đó, Pokhrel đã thiệt mạng khi chiếc máy bay chở khách nhỏ do anh điều khiển bị rơi vài phút trước lúc hạ cánh.

Lực lượng cứu hộ kiểm tra hiện trường rơi máy bay ở Pokhara ngày 15/1. Ảnh: SOPA Images

Khatiwada, 44 tuổi là phi công lái phụ trên chiếc máy bay ATR-72 của Yeti Airlines, xuất phát từ Kathmandu và đâm vào một hẻm núi trong lúc cố gắng hạ cánh tại một phi trường mới khai trương ở thành phố Pokhara, miền trung Nepal ngày 15/1. Ít nhất 68 người được xác định đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay thảm khốc nhất nước này trong 3 thập kỷ qua.

Cho đến nay, nhà chức trách chưa tìm thấy nạn nhân nào sống sót trong số 72 người có mặt trên máy bay.

“Chồng của Khatiwada thiệt mạng năm 2006 trong một vụ rơi máy bay Twin Otter của Yeti Airlines ở Jumla. Cô ấy đã dùng số tiền bảo hiểm nhận được sau khi chồng qua đời để học làm phi công”, một phát ngôn viên của hãng hàng không Nepal chia sẻ với Reuters.

Khatiwada là phi công có hơn 6.400 giờ bay. Cô trước đây từng tham gia các chuyến bay trên tuyến đường du lịch nổi tiếng từ Kathmandu đến Pokhara, thành phố lớn thứ hai đất nước.

Người phát ngôn nói, vào ngày định mệnh 15/1, Khatiwada bay cùng cơ trưởng Kamal KC, một phi công dày dạn kinh nghiệm với hơn 21.900 giờ bay và là chuyên gia đào tạo các phi công kế cận.

Lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể của Kamal KC. Hiện chưa có thi thể nạn nhân nào được nhận diện là Kathiwada. Nhà chức trách lo ngại cô cũng thiệt mạng trong sự cố.

Các điều tra viên đã tìm thấy hai hộp đen của máy bay gặp nạn gồm thiết bị ghi âm buồng lái và thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay hôm 16/1. Họ hy vọng chúng có thể giúp xác định nguyên nhân máy bay rơi trong điều kiện thời tiết quang đãng.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.