Ủy ban Tư pháp: Chưa phát hiện trường hợp Tòa án kết án oan trong nhiệm kỳ 2016-2021

Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga khẳng định khi trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo về công tác của Tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, trong buổi sáng ngày 25/3/2021.

Gần 2,4 triệu vụ án được Tòa án giải quyết trong 5 năm

Trước đó, trình bày tóm tắt Báo cáo về công tác của Tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã nêu rõ 22 nhiệm vụ nổi bật mà hệ thống Tòa án đã đạt được trong nhiệm kỳ. Trong đó, đáng chú ý là hệ thống Tòa án nhân dân đã hoàn thành nhiệm vụ, xét xử đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu quan trọng Quốc hội giao với chất lượng cao. Các Tòa án đã thụ lý 2.433.631 vụ việc, đã giải quyết được 2.375.983 vụ việc, đạt tỷ lệ 97,6% (so với nhiệm kỳ trước, thụ lý tăng 624.551 vụ việc, đã giải quyết tăng 594.573 vụ việc). Chất lượng xét xử tiếp tục được bảo đảm và có nhiều tiến bộ.

Tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan hàng năm đều dưới 1,5%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội. Đặc biệt đã xét xử các vụ án hình sự đạt tỷ lệ 99,5%; đã giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động đạt tỷ lệ 97,3%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội. Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, trong nhiệm kỳ không để xảy ra trường hợp nào kết án oan người không có tội. Việc giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, vụ án hành chính đúng pháp luật.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu rõ việc tổ chức xét xử các vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, dư luận đồng tình, ủng hộ. Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương, các Tòa án đã đưa ra xét xử nghiêm 7.463 vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp với 14.540 bị cáo và áp dụng hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản của Nhà nước. Đã áp dụng các biện pháp thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản để thu hồi hàng chục nghìn tỷ đồng theo đúng quy định của pháp luật.

Cũng theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, hệ thống Tòa án đã tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, đơn thư khiếu nại, tố cáo. Cụ thể, Tòa án nhân dân đã giải quyết 36.042 đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (so với nhiệm kỳ trước, thụ lý tăng 7.503 đơn; đã giải quyết tăng 5.268 đơn). Đã đề ra nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, do đó, tỷ lệ giải quyết đơn trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ, năm sau luôn đạt cao hơn năm trước. Các Tòa án đã giải quyết 26.770 đơn khiếu nại quyết định tố tụng và hành vi tố tụng, đạt tỷ lệ 98,8%. Việc giải quyết tuân thủ đúng thủ tục, thời hạn, có căn cứ và đúng pháp luật.

Trong công tác xây dựng thể chế và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao đã nỗ lực không ngừng trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế. Đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng hơn 60 dự án luật, pháp lệnh. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành 24 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng các đạo luật quan trọng; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành 05 Thông tư. Ngoài ra, đã phối hợp xây dựng, ban hành 19 Thông tư liên tịch. Ban hành 05 tập Giải đáp và nhiều văn bản thông báo kết quả giải đáp trực tuyến về nghiệp vụ. Số lượng lớn văn bản ban hành được trong nhiệm kỳ đã khẳng định công tác xây dựng thể chế là điểm sáng, thành tựu nổi bật của nhiệm kỳ này.

Đã công bố được 39 án lệ; nghiên cứu xây dựng 03 cuốn “Án lệ và Bình luận” và Giáo trình “Án lệ và thực tiễn xét xử”; vận hành có hiệu quả Trang tin điện tử về án lệ với nhiều nội dung phong phú. Mặc dù việc phát triển án lệ mới đang ở giai đoạn đầu nhưng đã có những án lệ được Chánh án Tòa án tối cao nhiều nước đánh giá đạt trình độ quốc tế, mở ra thời kỳ mới về phát triển án lệ. Tăng cường áp dụng án lệ trong xét xử. Nhiệm kỳ qua đã có hơn 1000 vụ án viện dẫn án lệ trong xét xử. Bước đầu đã hình thành kỹ năng và tập quán áp dụng án lệ trong xét xử như xu thế chung của thế giới, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu rõ.

Tòa án nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, không có án oan

Thẩm tra Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Tư pháp nêu rõ, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (2016-2021), tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật tiếp tục diễn biến phức tạp, sự gia tăng mạnh của một số loại tội phạm và vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội; tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại và các khiếu kiện hành chính gia tăng.

le-nga.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga trình bày báo cáo thẩm tra tại Quốc hội

Trong nhiệm kỳ này, cùng với việc tiếp tục thi hành Hiến pháp 2013 là việc triển khai thực hiện các luật, bộ luật mới về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp với yêu cầu nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tư pháp và tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc. Đặc biệt, phần cuối nhiệm kỳ này, tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, có thời gian phải thực hiện giãn cách xã hội; tình hình thiên tai, bão lũ… đã ảnh hưởng nặng nề đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói riêng.

Ủy ban Tư pháp đánh giá, trong bối cảnh đó, Tòa án nhân dân tối cao đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện nhiệm vụ. Nhìn chung, kết quả các mặt công tác của Toà án nhân dân các cấp có nhiều chuyển biến tích cực, hoạt động tố tụng ngày càng công khai, minh bạch; chất lượng công tác của Tòa án nhân dân được nâng lên, về cơ bản đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, yêu cầu trong các Nghị quyết của Quốc hội.

Đáng chú ý, theo bà Nga, trong nhiệm kỳ chưa phát hiện trường hợp nào Tòa án kết án oan người vô tội; đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án, nhất là án kinh tế, tham nhũng không có trường hợp nào xét xử quá thời hạn luật định; nguyên tắc tranh tụng trong xét xử ngày càng được bảo đảm tốt hơn…

Công tác xây dựng ngành Toà án nhân dân được chú trọng, hướng đến tính chuyên nghiệp, hiệu quả; công tác phối hợp giữa các cơ quan tư pháp được tăng cường. Hoạt động của ngành Tòa án nhân dân trong nhiệm kỳ 2016-2021 đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, giải quyết kịp thời các tranh chấp, khiếu kiện; góp phần quan trọng giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Riêng về công tác xét xử các vụ án hình sự, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban tư pháp nêu rõ trong nhiệm kỳ qua, Tòa án nhân dân các cấp đã triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự và đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tỷ lệ giải quyết án đạt 99,5%, vượt 11,5% so với chỉ tiêu của Quốc hội. Đã cơ bản khắc phục được việc để án quá thời hạn, hầu hết các vụ án đưa ra xét xử đều trong thời hạn luật định; riêng án kinh tế, tham nhũng, không có vụ án nào để quá thời hạn.   Việc Tòa án bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa ngày càng được tăng cường, tạo điều kiện cho các bên thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ luật định. Hình phạt mà Tòa án áp dụng cơ bản nghiêm minh, đúng pháp luật.

Việc cho các bị cáo hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tiếp tục được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan đạt chỉ tiêu của Quốc hội (không quá 1,5%) và giảm dần qua các năm. Đã đưa ra xét xử nghiêm minh, kịp thời các vụ án tham nhũng 1.145 vụ/2.600 bị cáo, chú trọng áp dụng các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ thu hồi tài sản.

Tỷ lệ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung được Viện kiểm sát nhân dân chấp nhận đạt cao, trong đó, nhiều trường hợp trả hồ sơ do phát hiện giai đoạn điều tra, truy tố bỏ lọt tội phạm và người phạm tội. Qua xét xử, Tòa án nhân dân các cấp đã ban hành nhiều kiến nghị với các cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục nguyên nhân, điều kiện phạm tội và được các cơ quan nghiêm túc tiếp thu, thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Đọc thêm

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Khẩn trương luật hóa quản lý xe điện 4 bánh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 7/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về việc thí điểm hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (xe điện 4 bánh) chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Nâng cao hiệu quả đóng góp của Kiểm toán nhà nước với hoạt động giám sát của Quốc hội

KTNN đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội. Ảnh minh họa: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Cùng với sự đổi mới, cải tiến hoạt động giám sát của Quốc hội, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, đồng thời thường xuyên tham gia các cuộc giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội.

Tiếp tục lập nên những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Sáng 7/5/, trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tổ chức TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.