Rối thông tin nguy cơ từ các công trình thủy điện

Sau hai cuộc trao đổi về 2 dự án thủy điện và một nhà máy thủy điện được dư luận và công luận cho là nhiều “điều tiếng” nhất trong năm 2012 vẫn là những phát ngôn, tuyên bố… trái chiều nhau. Điều này khiến người dân hoang mang, bởi đến giờ nay, vẫn chưa có một kết luận cuối cùng để an dân ; vì vậy, họ vẫn chưa biết tin ai, nghe ai trong khi những nguy cơ thì vẫn đang treo lơ lững dưới những “túi” nước khổng lồ phía thượng nguồn các con sông

 Những “túi” nước khổng lồ phía thượng nguồn các dòng sông đang là nỗi lo lắng vô tận của người dân khi họ chưa biết tin vào ai trong mớ bòng bong những nguồn thông tin, những cuộc tranh luận gay gắt liên quan đến Thủy điện Sông Tranh 2, Đăk Rông 3 và Đồng Nai 6, Đồng Nai 6A...

Người dân đang vô cùng lo lắng vì túi nước trên đập Sông Tranh 2
Người dân đang vô cùng lo lắng vì túi nước trên đập Sông Tranh 2

 “Khẩu chiến” giữa các Giáo sư

Thượng tuần tháng 11/2012, tại Hà Nội liên tiếp diễn ra các cuộc hội thảo và gặp gỡ báo chí để thông tin, làm rõ mức độ an toàn của Thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư và Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A do và Tập đoàn Đức Long (Gia Lai) làm chủ đầu tư.
“Tôi cũng chưa thấy yên tâm. Đến giờ vẫn chưa có kết luận chính thức nào để yên tâm được. Theo chứng minh của các nhà khoa học đến thời điểm này thì an toàn, cộng với quyết định chưa tích nước vào lòng hồ sẽ chưa gây nguy hiểm gì. Nhưng đó chỉ là tạm thời yên tâm thôi.” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói về Thủy điện Sông Tranh 2.

Tại cuộc hội thảo khoa học về địa chất công trình nền đập Thủy  điện Sông Tranh 2 do Hội Địa chất công trình và Môi trường Việt Nam, tổ chức ngày 9/11, với sự tham gia của gần 200 đại biểu hoạt động trong lĩnh vực địa chất công trình, nhiều nhà khoa học đã khẳng định, đập Sông Tranh 2 được xây dựng trên nền đá granit có độ bền tốt, chịu được cường độ cao, an toàn và ổn định.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, thủy điện này nằm trên vùng đá granit dễ phong hóa thành bùn đất, mất ổn định. Về việc này, PGS.TS Phan Văn Quýnh (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, ông từng công tác tại khu vực nói trên trong 10 năm để nghiên cứu uranium, vì vậy nắm rất rõ đặc điểm địa chất khu vực này. Theo đó, đập nằm trên nền đá granit rất dễ bị phong hóa thành đất khi nhiệt độ bất ổn. Do vậy, nền đập thiếu ổn định.

Không nhất trí với quan điểm PGS Phan Văn Quýnh, PGS.TS Lê Trọng Thắng (Đại học Mỏ địa chất) lập luận, trong tự nhiên, nước vẫn vận động qua quá trình phong hóa đá qua tác nhân ôxy, nhưng dưới lòng đất ôxy rất kém nên khả năng phong hóa là khó xảy ra. "Tôi lấy hòn đá này từ Thủy điện Sông Tranh để thầy Quýnh ngâm vào nước, tôi nghĩ đến chết hòn đá cũng không thành đất." - ông Thắng chứng minh với mọi người.
Liên quan đến vấn đề kiến tạo địa chất khu vực gây ra động đất kích thích, GS Phan Trọng Trịnh, Chủ tịch Hội Kiến tạo Việt Nam, nói rằng, chúng ta đang lo lắng về một đứt gãy cách đập thủy điện Sông Tranh 2 khoảng 2 cây số về phía Nam, song các trận động đất vừa qua là do một rãnh gãy nhỏ khác hướng Tây Bắc - Đông Nam, cách đập về phía Tây khoảng 3 cây số. Trong khi đó một nhóm các nhà khoa học thuộc Hội Khoa học Địa vật lý Việt Nam thì tỏ ra lo ngại: “Đập Thủy điện Sông Tranh 2 nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đới đứt gãy cấp 2 Trà My. Vì vậy, động đất xảy ra ở đây sẽ tác động trực tiếp tới hồ, đập thủy điện”.
“Các dự án thủy điện dù đã có trong quy hoạch nhưng khi lập dự án, thẩm định dự án, quyết định cho phép đầu tư phải được thẩm định chặt chẽ. Như dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A. Dự án này là tiềm năng thủy điện lớn, được đưa vào quy hoạch nhưng khi xây dựng dự án phải được tiến hành thẩm định một cách chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Nếu không đạt các yêu cầu như tôi trình bày trên thì không làm.” - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nói về quản lý xây mới dự án thủy điện.

Mặc dù ý kiến của các nhà khoa học vẫn còn trái chiều, nhưng GS.TS Tạ Đức Thịnh, Chủ tịch Hội Địa chất công trình và Môi trường Việt Nam vẫn đi đến kết luận, nền đập Thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn, ổn định. Động đất kích thích đã không ảnh hưởng sự ổn định nền đập, nhưng ảnh hưởng đến nhà cửa, tài sản của người dân. 

Địa phương “chống” dự án
Đối với Dự án Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A, tuy không nằm ở tỉnh Đồng Nai, nhưng do là địa phương  này ở phía hạ nguồn của 2 dự án nên thời gian gần đây, các cơ quan chức năng của Đồng Nai đã có những tuyên bố khá cứng rắn trước những động thái của chủ đầu tư. Cụ thể, cuối tháng 10 vừa qua, tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định không đầu tư 2 dự án trên.
Theo tỉnh, dự án nằm trong vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới - Vườn Quốc gia Cát Tiên, là khu trọng yếu có ảnh hưởng rất lớn về đa dạng sinh học của vườn. Đặc biệt, khu vườn này lại đang trong quá trình được UNESCO thẩm định, xem xét công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh, giới khoa học đã thảo luận, nêu nhiều quan ngại về 2 dự án, những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái khu vực sông Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên; chế độ thủy văn và chất lượng nước sông Đồng Nai, đến sinh hoạt của người dân...
Trong khi đó, tại buổi họp báo tổ chức ngày 8/11, Chủ đầu tư Dự án Đồng Nai 6 và 6A - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đức Long (Gia Lai) - ông Hoàng Pháp, lại khẳng định: Cơ quan công luận cho rằng, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án là sao chép, sơ sài; rằng dự án ảnh hưởng nhiều tới môi trường sinh thái, gây mất rừng... là chưa thật chính xác. “Dự án không ảnh hưởng nhiều tới môi trường. Tất cả những bản báo cáo đánh giá tác động môi trường mà chúng tôi đã ký, đã gửi tới Bộ Tài nguyên & Môi trường hoàn toàn không có sự sao chép.” -  ông Pháp nói. 
Ảnh: Dự án Đồng Nai 6, 6A có  ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái  Vườn Quốc gia Cát Tiên?
Ảnh: Dự án Đồng Nai 6, 6A có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái Vườn Quốc gia Cát Tiên?

PGS.TS Nguyễn Văn Phước - Viện trưởng Viện Môi trường&Tài nguyên (thuộc Đại học quốc gia T.P HCM), đơn vị lập báo cáo đánh giá tác động mội trường cho dự án này tuyên bố: “Đến thời điểm này, chúng tôi hoàn toàn không nhận được thông tin nói rằng bản báo cáo đánh giá tác động môi trường bị Hội đồng thẩm định trả lại để chỉnh sửa và bổ sung thêm, điều này là không chính xác”. Đại diện Viện này còn nhấn mạnh thêm: Sản lượng điện hằng năm của 2 dự án là trên 929 triệu kWh - tương ứng lượng điện tiêu thụ của 3 tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Phước. Diện tích chiếm đất của hai dự án hơn 372 ha, trong đó diện tích đất chiếm vĩnh viễn hơn 323 ha (có 137 ha rừng của Vườn quốc gia Cát Tiên) - thấp so với các dự án thủy điện khác. Do hồ chứa nhỏ, 2 dự án này hầu như không ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy hạ lưu…

Gút lại, sau hai cuộc trao đổi về 2 dự án thủy điện và một nhà máy thủy điện được dư luận và công luận cho là nhiều “điều tiếng” nhất trong năm 2012 vẫn là những phát ngôn, tuyên bố… trái chiều nhau. Điều này khiến người dân hoang mang, bởi đến giờ nay, vẫn chưa có một kết luận cuối cùng để an dân ; vì vậy, họ vẫn chưa biết tin ai, nghe ai trong khi những nguy cơ thì vẫn đang treo lơ lững dưới những “túi” nước khổng lồ phía thượng nguồn các con sông./.
T. A

Tin cùng chuyên mục

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Đọc thêm

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.