Trồng giá trong phòng lạnh thu tiền triệu mỗi ngày

Chị Nguyễn Thị Hồng Nhung vui mừng bên những thành phẩm được tạo ra từ công nghệ mới
Chị Nguyễn Thị Hồng Nhung vui mừng bên những thành phẩm được tạo ra từ công nghệ mới
(PLO) - Tự lên mạng tra cứu thông tin, “học lỏm” phương thức làm giá đậu theo công nghệ Nhật Bản, chị Nguyễn Thị Hồng Nhung (36 tuổi, ngụ phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) đã mạnh dạn đầu tư hơn 300 triệu đồng để thực hiện ý tưởng sản xuất giá đậu từ lu sang bồn theo mô hình nhà xưởng khép kín.

Năm 2015, bắt đầu nối nghiệp làm giá đỗ từ mẹ, tuy nhiên, cho rằng cách làm truyền thống quá rườm rà, phức tạp, hiệu quả và lợi nhuận lại không cao nên chị Nhung nảy sinh ý định tìm hiểu và học hỏi công nghệ mới để tăng hiệu quả sản xuất. Nghĩ là làm, chị lên mạng tra cứu và đã “học lỏm” được công nghệ làm giá đỗ của người Nhật. Chính công nghệ này đã giúp chị từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu của riêng mình. 

Nói về khó khăn giai đoạn mới bắt đầu, chị Nhung chia sẻ: “Thấy cách người Nhật làm giá đỗ tui ham lắm nhưng máy móc tân tiến, trang thiết bị hiện đại, chi phí đầu tư quá đắt đỏ, không kham nổi”. Cứ nghĩ chị đã từ bỏ ý định xa vời đó. Nhưng trong “cái khó ló cái khôn”, người phụ nữ miền Tây đã “Việt hóa” các máy móc trang thiết bị hiện đại của Nhật Bản theo cách làm của mình. Chị Nhung kể, lúc đầu mua 4 bồn nhựa lớn về thử nghiệm ủ đỗ, tỉ mỉ trong từng chi tiết, chăm chút từng công đoạn. Tuy nhiên, suốt hơn 4 tháng ròng rã thử nghiệm, giá đỗ đều bị hỏng, phải bỏ đi rất nhiều, 4 bồn nhựa lớn nhưng chị chỉ thu gom được 1 sọt giá. Số vốn ban đầu không những không thu hồi được mà còn thâm hụt. Thấy vậy, gia đình ngăn cản, khuyên chị nên từ bỏ để tránh “tiền mất tật mang”.

Nhưng với ý chí kiên định, luôn tìm tòi sáng tạo, chị Nhung không bỏ cuộc. Chị tiếp tục thử nghiệm. Đến thời điểm cận Tết, do tiết chuyển lạnh, giá bất ngờ lên đẹp, tốt và cho năng suất cao. Vừa bất ngờ vừa mừng rỡ, chị phát hiện ra điểm mấu chốt la do thời tiết. Nếu ủ đậu trong thời tiết khô nóng thì rất dễ bị hỏng.

Sau đó, chị Nhung rút kinh nghiệm đã lắp đặt máy điều hòa, gắn hệ thống phun sương và bỏ ra khoảng 300 triệu để thực hiện ý tưởng sản xuất giá đỗ từ lu sang bồn theo mô hình nhà xưởng khép kín. Nhiệt độ trong nhà xưởng luôn duy trì ở mức 25 độ C để đảm bảo sự phát triển của giá. Chính sự mạo hiểm và “có gan làm giàu”, chị Nhung đã thu hoạch được những mẻ giá chất lượng vượt ngoài mong đợi. Từ thành công đó, người phụ nữ miền Tây có thêm động lực, liền mạnh dạn đầu tư mở rộng nhà xưởng. Hiện tại, chị đã có 2 nhà xưởng với khoảng 40 bồn sản xuất, hơn 60 bồn dự trữ. Bên cạnh đó, chị vẫn duy trì quy trình làm giá đỗ truyền thống với 150 lu sành nhỏ. 

Giá đậu được làm ra không những đảm bảo chất lượng mà còn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức so với cách làm truyền thống
Giá đậu được làm ra không những đảm bảo chất lượng mà còn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức so với cách làm truyền thống

Từ khi áp dụng phương pháp kinh tế mới, thành phẩm làm ra không những đảm bảo chất lượng mà còn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức so với cách làm truyền thống. “Nếu làm bằng lu mất khoảng năm ngày thì bồn chỉ mất bốn ngày. Lu chỉ chứa được 1,5 kg đậu, trong khi đó bồn ủ được nhiều gấp 10 lần. Một bồn thu được khoảng 120kg giá. Nếu giá phát triển vượt mức thì lu sẽ vỡ nhưng bồn thì không”, chị Nhung chia sẻ. Theo đó, một ngày cơ sở của chị cung cấp ra thị trường hơn 1 tấn giá cho các chợ đầu mối trên điạ bàn TP Cần Thơ và thu nhập khoảng 2 triệu đồng/ngày.

Nói về kinh nghiệm làm giá đỗ, chị Nhung cho biết: “Đỗ phải được tuyển chọn kỹ lưỡng, rửa sạch rồi đưa vào bồn. Phương thức ủ đậu cũng rất đơn giản, chỉ cần lót 1 lớp đậu thì trải 1 lớp lưới để đậu thông thoáng, mỗi ngày tưới nước 4 lần, mỗi lần 2 tiếng, cách 3 - 4 tiếng sau thì xả nước. Điều đặc biệt là trong khoảng thời gian ủ phải bật máy điều hòa để kìm hãm sự phát triển của giá, cọng giá cho ra sẽ trắng trẻo, mập mạp và có dưỡng chất cao hơn”.

Quá trình chăm sóc, tưới nước vợ chồng chị đều sử dụng hệ thống vòi sen, không cần phải mướn nhân công. Bồn ủ đậu được gắn sẵn van xả nước nên việc sản xuất dễ dàng, tiện lợi. Công việc vừa đạt hiệu quả lại nhẹ nhàng hơn trước đây rất nhiều. 

Từng bước tạo uy tín và thương hiệu của chị đã được khẳng định. Tháng 8/2016, chị Nhung đăng ký thành lập cơ sở kinh doanh và được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Cần Thơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal

Vai trò then chốt của phụ nữ trong thị trường Halal
(PLVN) - Thị trường Halal toàn cầu đang bùng nổ, và phụ nữ không chỉ là người tiêu dùng chủ chốt mà còn là lực lượng sản xuất, kinh doanh, tiếp thị và lãnh đạo quan trọng, thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của thị trường này.

Dồn sức giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Thi công cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
(PLVN) - Dự án đường bộ cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nằm trong danh sách các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải. Xác định rõ tầm quan trọng của dự án, các địa phương có dự án đi qua đang nỗ lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Thủ tướng chỉ đạo về điều hành giá điện và xem xét nhập khẩu điện nước ngoài

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, không "giật cục", phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và mức chi trả của người dân. Bên cạnh đó, xem xét khả năng tăng cường nhập khẩu điện từ Trung Quốc để bổ sung điện cho hệ thống nếu cần.

Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines: Bình đẳng giới là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của của doanh nghiệp

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines
(PLVN) - Không chỉ là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines còn là đơn vị tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới với những chuyến bay đặc biệt "Tô cam", "Tô hồng" lan tỏa thông điệp mạnh mẽ đến cộng đồng, chia sẻ về những chương trình hành động mạnh mẽ này, ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines – khẳng định đây là một trong những cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của doanh nghiệp.

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.