Trẻ 5 tuổi hối hả vào lò... luyện thi

 Các chuyên gia ra sức hô hào rằng không nên cho trẻ học trước chương trình lớp 1 nhưng xem ra không mấy phụ huynh... chịu ngồi yên, khi mà các lớp “hành trang vào lớp 1” đang mọc lên như nấm sau mưa.

Các chuyên gia ra sức hô hào rằng không nên cho trẻ học trước chương trình lớp 1 nhưng xem ra không mấy phụ huynh... chịu ngồi yên, khi mà các lớp “hành trang vào lớp 1” vẫn đang mọc lên như nấm sau mưa.

Sức ép từ... phụ huynh

Bé Hà Vi học đang học lớp mẫu giáo lớn, đến tháng 9 này, bé sẽ bước vào lớp 1. Chị Hà - mẹ bé đứng ngồi không yên vì hiện nay bé vẫn chưa đọc thông viết thạo như một số bạn khác. Nghĩ thế nên tối nào cũng vậy, đã 10h đêm, chị vẫn bắt con gái đánh vật với cơn buồn ngủ để thức luyện chữ cho bằng được. Mặc bé Vy đã ngáp ngủ và không thể ngồi đúng tư thế để viết được nữa, chị Hà vẫn không cho con nghỉ.

“Tiêu chuẩn tôi đặt ra cho cháu là mỗi ngày phải viết được 5 trang vở tập viết. Nhưng chưa lúc nào cháu hoàn thành được cả, đấy là chưa kể đến việc viết chưa đúng quy chuẩn. Cứ xem mấy đứa nhỏ con các bà bạn tôi viết đẹp, mà tôi thấy lo” - chị Hà nói.

Chính vì thế, chị Hà khuyên cô bạn thân nên cho con đi học càng sớm càng tốt, tránh việc cháu thua kém bạn bè dễ dẫn đến chán nản không muốn đi học khi các bé bước vào năm học mới.

Thập cẩm các lò luyện

Nắm bắt được nhu cầu và tâm lý của phụ huynh nên ngoài các trung tâm luyện thi lớn, dường như ở ngóc ngách nào cũng có lò luyện chữ. Chị Phương (ở quận Long Biên, Hà Nội) kể, từ đầu năm học, cô giáo mầm non đã giới thiệu con chị đi học lớp cô Minh ở gần nhà. Tin lời cô giáo, nhiều phụ huynh đưa con tới lớp chật căng. Tuy nhiên, hàng xóm nhà cô Minh thì quá đỗi ngạc nhiên vì thực ra cô mới chỉ có “thành tích” tự luyện chữ cho con, công việc chính của cô trước đó là... bán vàng mã.

Chị Phương cho biết thêm, một cô giáo khác thì trưng biển giáo viên dạy giỏi thành phố thuê địa điểm mở lớp ngay trong khu. Thế nhưng, có phụ huynh hỏi cô dạy trường nào thì cô không “ngại” tự hào: “Thực ra mình theo nghề truyền thống của gia đình...”. Nói vậy, nhưng hàng ngày cô cũng có vài ca với mỗi lớp khoảng 30-40 sĩ tử nhí. Rồi một ngày, một phụ huynh thực sự sốc khi con cái mới tham gia lớp của cô được hai tuần thì một tối họ thấy cô gọi điện hỏi mượn một món tiền... không nhỏ.

Và các lớp “hành trang”

Dịch vụ mang cái tên hấp dẫn: “Hành trang vào lớp 1” đang thu hút đông đảo phụ huynh đăng ký ghi danh cho những cô cậu ấm lên 5 của mình. Đặc biệt, nhiều trường đã đón tâm lý của phụ huynh và mở dịch vụ “Hành trang vào lớp 1” cho các bé sắp tốt nghiệp... mẫu giáo lớn để vào trường tiểu học.

Sự tồn tại của các lớp này có nguyên do lớn từ việc các trường ngoài công lập hay chất lượng cao đều có thi đầu vào nên các phụ huynh đều ráo riết cho các bé luyện thi. Theo đó, hàng loạt những trường như: Đoàn Thị Điểm, Lê Quý Đôn, Ban Mai, Victoria , Quốc tế Thăng Long... đều tổ chức các lớp học chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của phụ huynh.

Trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm được xem là trường đi tiên phong trong việc tổ chức khóa học dành cho các bé chuẩn bị vào lớp 1 mang tên “Câu lạc bộ Tuổi thơ”. Do trường này tổ chức thi tuyển vào lớp 1 nên số phụ huynh học sinh đăng ký cho con mình tham gia rất đông, một bộ phận khác thì dù không xác định cho con vào học tại trường này nhưng vẫn tham gia câu lạc bộ để con mình làm quen với môi trường học đường.

Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn cũng đã chiêu sinh câu lạc bộ hè năm 2011. Tiếng là “câu lạc bộ hè” nhưng thời gian nhận đơn đăng ký  từ tháng 1 và bắt đầu học từ đầu tháng 3. Thông báo của trường này nêu rõ: Các cháu sẽ được làm quen với môn Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh và một số môn năng khiếu thông qua các trò chơi trí tuệ...

Còn trường tiểu học Victoria Hà Nội thì dự kiến lớp học “Hành trang cho bé vào lớp 1” sẽ kéo dài khoảng 14 tuần. Chương trình học và kết quả của từng tuần học được nhà trường công bố rất rõ ràng. Không chỉ giúp các bé “làm quen” với chương trình tiểu học mà “Hành trang cho bé vào lớp 1” còn nêu rõ: Các bé sẽ được dạy đọc viết các chữ cái, làm các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10. Kinh phí cho toàn khóa học là 38 USD/học sinh.

Hầu hết các trường tổ chức câu lạc bộ cho học sinh chuẩn bị vào lớp 1 đều chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 thường bắt đầu từ tháng 3 và kéo dài đến tháng 5 hàng năm. Do trong thời gian năm học nên giai đoạn 1 câu lạc bộ chỉ diễn ra vào thứ 7 hàng tuần vì các cháu vẫn chưa kết thúc năm học ở trường mẫu giáo; từ tháng 6, các trường sẽ tổ chức câu lạc bộ như thời gian học chính thức, nghĩa là lịch học sẽ từ thứ hai đến hết thứ 6 và học sinh sẽ ăn nghỉ bán trú luôn tại trường.

Mức học phí cho mỗi khóa học ở các trường như Đoàn Thị Điểm, Lê Quý Đôn, Ban Mai... dao động trong khoảng 1,5-1,7 triệu đồng, tiền ăn khoảng 700.000 đồng. Ngoài ra, hầu hết các trường đều thu tiền “học phẩm” là  50.000 đồng/học sinh.

Không nên quá căng thẳng

TS.Phan Hạnh Mai - Phó trưởng khoa Giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, nhu cầu của phụ huynh là có thật, nhưng không nên lạm dụng các hình thức này để dạy trước chương trình lớp 1 cho các bé. Nếu trong cả hệ thống chương trình giáo dục quốc dân có một khóa học được coi là bước đệm cho trẻ từ mẫu giáo lên lớp 1 thì sẽ tốt hơn nhiều là để cho phụ huynh tự “chạy”.

“Khóa học này không thể dạy theo kiểu “tùy hứng” mà phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và thực hiện một cách bài bản” - bà Mai nói.

Theo ông Phạm Xuân Tiến - Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giaos dục và Đào tạo Hà Nội, trẻ hoàn thành chương trình mẫu giáo 5 tuổi thì đã đủ điều kiện theo học lớp 1.

Ở các lớp mẫu giáo này, trẻ đã được làm quen mặt chữ trong bảng chữ cái, biết tô các nét cơ bản làm phép tính cộng trừ trong phạm vi 10. Thêm nữa, theo nhiều kinh nghiệm từ chính các phụ huynh thì việc cho trẻ làm quen với các phép tính đơn giản và tập viết là cần thiết nhưng không nên quá ép trẻ trở thành thần đồng. Thực tế, phụ huynh chỉ cần cho con em mình học cô giáo lớp 1 ngay từ mùa hè vào lớp 1 là các sỹ tử nhí có thể yên tâm.

Uyên Na

Tin cùng chuyên mục

Dựng các lều lán chống nắng khi luyện tập. (Ảnh: Lam Hạnh).

Sáng kiến, giải pháp phòng, chống nắng nóng trong mùa huấn luyện

(PLVN) - Mùa nắng nóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các đơn vị trong quân đội. Trước tình hình đó, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nắng nóng hiệu quả, góp phần bảo đảm tốt sức khỏe cho bộ đội trong thực hiện các nhiệm vụ.

Đọc thêm

Triển khai các dự án trọng điểm ngành Giao thông cần bảo đảm tiến độ, chất lượng, chống tham nhũng, tiêu cực

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Chiều 8/5, chủ trì Phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) - Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc để các dự án được triển khai bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm việc với Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu kết luận hội nghị (Ảnh VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Chiều 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan làm việc với các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương để nghe báo cáo kết quả một số nội dung phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và tiếp nhận, giải quyết các kiến nghị, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì cuộc họp về cải cách thủ tục hành chính với 3 bộ, 8 địa phương

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu tại cuộc họp trực tuyến về cải cách TTHC với 3 bộ, 8 địa phương (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Ngày 8/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ chủ trì cuộc họp trực tuyến về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) với 3 bộ, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, và 8 địa phương: TP. Hà Nội, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Cần Thơ, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Hải Dương, và tỉnh Quảng Ninh.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
(PLVN) - Trong các ngày 06 và 07/5 /2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 41 . Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Hiệu quả chuyển đổi số

Ảnh minh họa (Ảnh internet).
(PLVN) - Các cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được tập trung đẩy mạnh xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu; dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp (DN) đạt nhiều kết quả nổi bật; kinh tế số, xã hội số tiếp tục có bước phát triển tích cực... là một số thành công được nêu lên tại Văn bản 203/TB-VPCP ngày 6/5/2024 thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS).

Khẩn trương luật hóa quản lý xe điện 4 bánh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 7/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến về việc thí điểm hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện (xe điện 4 bánh) chở khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế.

Lập Tổ công tác giúp việc đôn đốc tiến độ triển khai đường sắt đô thị Hà Nội và TP HCM

Thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 62/QĐ-BCĐCTTĐQG thành lập Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh (Tổ công tác).

Nâng cao hiệu quả đóng góp của Kiểm toán nhà nước với hoạt động giám sát của Quốc hội

KTNN đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội. Ảnh minh họa: Cổng TTĐT KTNN
(PLVN) - Cùng với sự đổi mới, cải tiến hoạt động giám sát của Quốc hội, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã cung cấp thông tin các kết quả kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, đồng thời thường xuyên tham gia các cuộc giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát của Quốc hội.

Tiếp tục lập nên những kỳ tích ‘Điện Biên Phủ mới’ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Thủ tướng trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm.
(PLVN) - Sáng 7/5/, trình bày diễn văn tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) tổ chức TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quyết tâm phấn đấu cao nhất để tiếp tục lập nên những kỳ tích “Điện Biên Phủ mới” trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thành phố Hồ Chí Minh: Phát huy cao độ vai trò của Hội đồng nhân dân trong thực hiện Nghị quyết 98

Một góc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
(PLVN) - Xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là nhiệm vụ trọng yếu của toàn hệ thống chính trị TP, Hội đồng nhân dân (HĐND) TP đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề nhằm thể chế hóa, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách đặc thù theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao, đồng thời tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.