Trân trọng lắng nghe kiều bào góp ý sửa đổi Hiến pháp

Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hôm qua tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đại diện người Việt Nam ở nước ngoài góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hôm qua tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đại diện người Việt Nam ở nước ngoài góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Huy động trí tuệ kiều bào

Đại diện các tổ chức, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đều đánh giá cao việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, cả ý kiến của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để đạt sự đồng thuận của nhân dân vào văn bản chính trị, pháp lý quan trọng thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ này.

Góp ý cụ thể vào các điều khoản của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, nhất là điều 19 về chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các ý kiến đều mong muốn “Hiến pháp được thể hiện ngắn gọn, dễ hiểu, để mọi người dân có thể hiểu” như ý kiến của ông Bùi Đình Dính - Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nhân Việt Nam tại nước ngoài- và “tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người Việt Nam ở nước ngoài về làm ăn, sinh sống ở quê hương, đóng góp xây dựng đất nước” - ông Nguyễn Văn Phúc (định cư tại Hoa Kỳ) bày tỏ.

Ông Trần Bá Phúc (Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia), bà Phan Bích Thiện (Cộng đồng người Việt Nam tại Hungari) cùng đánh giá, “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có khá nhiều điểm mới như khẳng định nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN, cụ thể hóa rất nhiều về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nâng một mức cao hơn vấn đề quản lý bằng hiến pháp, pháp luật.

Trong đó, quyền công dân, quyền con người được mở rộng và đảm bảo bằng các quy định pháp luật khá chi tiết, nhiều vấn đề “sâu sát với những vấn đề của thế giới” như qui định về bảo vệ công dân Việt Nam và bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, bảo vệ môi trường…”.

Tuy nhiên, bà Phan Bích Thiện thấy rằng, dự thảo “cần cụ thể hóa hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong các vấn đề về phản biện xã hội để tập trung nhiều ý kiến của nhân dân cho các vấn đề của đất nước”.

Đại diện cho Hội người Việt Nam tại Hoa Kỳ, ông Tài Phương đề nghị dự thảo qui định cụ thể “Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài; bảo hộ người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ, đầu tư phát triển đất nước” để khẳng định quyết tâm của Nhà nước đối với những người có công đóng góp với đất nước.

Khẳng định ý nghĩa là “bộ phận không tách rời” của kiều bào

Cũng đánh giá cao những qui định tiến bộ, phù hợp xu hướng hội nhập trong dự thảo, ông Nguyễn Hoài Bắc (Chủ tịch Trường nghề Việt Nam – Canada tại Canada) đề nghị “Hiến pháp sửa đổi cần có “dấu ấn” thể hiện rõ ý nghĩa là “bộ phận không tách rời” của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với cộng đồng các dân tộc Việt Nam.”

Còn theo bà Nguyễn Thị Bích Hạnh (Chủ tịch Hội hỗ trợ phụ nữ và thanh niên Việt Nam tại CHLB Đức), cộng đồng người Việt Nam ở Đức luôn có nhiều dự án cho cộng đồng và hướng về quê hương, góp phần xóa đói giảm nghèo nên việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong bối cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn và sâu sắc sẽ đem lại nhiều cơ hội cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài chung tay xây dựng và phát triển đất nước, gắn bó nhiều hơn với cộng đồng dân tộc Việt Nam ở quê hương.

Ngoài ra, nhiều đại biểu cũng đã góp ý vào kỹ thuật lập pháp như việc sử dụng thống nhất các thuật ngữ có nội dung giống nhau như: theo pháp luật (Điều 11, 12…); theo quy định của pháp luật (Điều 23, 24…); theo quy định của luật (Điều 58…); làm rõ một số thuật ngữ như nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, chỗ ở, nhà ở và nơi ở…  

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim nhấn mạnh, với chính sách “Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước”, “Hội nghị lấy ý kiến đại diện người Việt Nam ở nước ngoài góp ý về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992” có ý nghĩa hết sức đặc biệt để huy động tiềm năng, đóng góp, trí tuệ của người Việt Nam ở nước ngoài vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, để việc lấy ý kiến nhân dân bảo đảm chất lượng, hiệu quả, thực sự là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng của đông đảo các tầng lớp nhân dân”.

Các ý kiến đóng góp sẽ được “trân trọng lắng nghe” để có được bản Hiến pháp thực sự là kết tinh từ trí tuệ, tâm huyết của toàn dân.

Theo thống kê của Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có gần 4 triệu người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống ở gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ; trong đó hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển (Bắc Mỹ, Pháp, Đức) và các nước Đông Âu, Châu Á…, đem lại cho đất nước nguồn kiều hối tăng trưởng khoảng 20%/năm, riêng năm 2012, lượng kiều hối đạt 11,2 tỷ USD.

Huy Anh

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.