TP Hồ Chí Minh phấn đấu là Thành phố toàn cầu

Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
(PLO) - Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu là Thành phố toàn cầu, Thành phố thông minh, nơi hội tụ văn hóa Đông Tây; một trong những trung tâm tài chính của khu vực Đông Nam Á, góp phần khẳng định vị thế quốc gia trong hội nhập quốc tế.

Đó là nội dung trong văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh. Văn bản cũng nêu rõ: Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phải tiếp tục đổi mới, sáng tạo, có sức lan tỏa, động lực cho phát triển bền vững và là đầu tàu của cả nước trong hội nhập sâu rộng có hiệu quả vào nền kinh tế khu vực và thế giới; phát triển toàn diện để mọi người dân, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng và có nhiều cơ hội phát triển, hưởng lợi công bằng từ thành quả phát triển; môi trường khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo thuận lợi cho tài năng trẻ và người dân có ý chí vươn lên làm giàu chính đáng. 

Giá trị, nguyên tắc cốt lõi của Thành phố là một đô thị thông minh với cơ sở hạ tầng thông minh, quản lý thông minh, đề cao kỹ trị, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người dân, xây dựng con người văn hóa, văn minh, xã hội gắn kết và rộng mở; năng động và hội nhập thúc đẩy kinh doanh, theo nguyên tắc bình đẳng, công bằng, minh bạch, phát triển trong đa dạng, môi trường đầu tư hướng đến các chuẩn mực OECD, các giá trị tiên tiến Châu Á và thế giới. 

Thành phố bền vững, hiện đại

Mục tiêu then chốt của Thành phố là tạo việc làm với thu nhập ngày càng cao cho người dân, tạo nguồn thu ngân sách bền vững, thực thi mục tiêu công bằng, bảo đảm cho mọi người dân được hưởng thành quả của sự phát triển; chú trọng phát triển Thành phố bền vững, tăng trưởng xanh, cạnh tranh, nâng cao chất lượng cuộc sống; tỷ trọng dịch vụ và sáng tạo trong cơ cấu kinh tế phải tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.

Xây dựng thương hiệu thành phố Hồ Chí Minh năng động, hiện đại, hội nhập, giàu tính nhân văn và có chiều sâu văn hóa; luôn trân trọng, ghi nhớ, giữ gìn, phát huy những thành quả khai phá, những giá trị di sản và dấu ấn lịch sử của các bậc tiền nhân qua các thế hệ người Việt trong tiến trình phát triển trên 300 năm của Thành phố. 

Dẫn đầu về cải cách hành chính

Thủ tướng yêu cầu để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, trọng tâm là 7 chương trình đột phá, trước hết Thành phố phải hoàn thiện quy hoạch không gian kiến trúc đô thị, không gian ngầm, bảo đảm quy hoạch đô thị và nông thôn hài hòa gắn kết với nhau, có tầm nhìn xa và đổi mới cách làm quy hoạch; chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương khẩn trương tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ cho nhu cầu phát triển của Thành phố trong tương lai. 

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là các chỉ số về chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, thiết chế pháp lý, tính năng động. Thành phố phải dẫn đầu cả nước về cải cách hành chính và cơ chế một cửa; phải nằm trong 5 địa phương có chỉ số năng lực cạnh tranh tốt nhất, là nơi thu hút đầu tư nước ngoài cao nhất cả nước.

Là trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo

Cùng với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh phải đi tiên phong, trở thành trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo của cả nước, trung tâm giáo dục và y tế quốc tế. Cần đặc biệt lưu ý đến phát triển bền vững, phải có giải pháp căn cơ, dài hạn về thoát nước, chống ngập; chủ động phối hợp với các địa phương xây dựng cơ chế thúc đẩy liên kết vùng, tạo sức hút mạnh hơn về cung cầu và sức lan tỏa về công nghệ, sáng tạo. 

Thành phố xây dựng chính sách phát triển để phát huy vai trò dẫn dắt và điều phối phát triển vùng; thực hiện các giải pháp phát triển đô thị thông minh, từ đó làm thay đổi căn bản, toàn diện phương thức quản lý đô thị với công nghệ mới, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm với mục đích phục vụ của một thành phố thông minh, hướng tới yếu tố “chất lượng sống”... 

Hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển vượt bậc, có vị trí vô cùng quan trọng với cả nước. Đến năm 2016, tổng sản phẩm trên địa bàn chiếm gần 23% GDP của cả nước (GRDP của Thành phố tăng thêm 1% thì GDP cả nước tăng thêm 0,21%), đóng góp khoảng 28% thu ngân sách của cả nước. Kinh tế tư nhân trở thành động lực mạnh dẫn dắt sự tăng trưởng của Thành phố, chiếm 59,5% GDP (cả nước 49%), vốn đầu tư tư nhân chiếm 65%, vốn Nhà nước 20%, vốn FDI 15%. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.