Tốn gần 600 tỷ đồng cho mỗi km đường cao tốc tại Việt Nam

Một báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng gửi Thủ tướng Chính phủ cho thấy, suất vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc tại Việt Nam “khá lớn”, trong khi chất lượng đường còn nhiều điều phải bàn.

Một báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng gửi Thủ tướng Chính phủ cho thấy, suất vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc tại Việt Nam “khá lớn”, trong khi chất lượng đường còn nhiều điều phải bàn.

Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet

Đường ngắn….

Theo Bộ Xây dựng, từ năm 2005 Việt Nam bắt đầu triển khai một số dự án đường cao tốc. Tổng chiều dài đường cao tốc hiện đã được đưa vào khai thác sử dụng khoảng 150km, gồm các tuyến: TP.HCM - Trung Lương, Láng - Hòa Lạc, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Vành đai III - Hà Nội với quy mô 4-6 làn xe chạy và 2 làn dừng khẩn cấp.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015, cả nước sẽ có thêm 600km đường cao tốc. Một số dự án đang triển khai là Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Các dự án chuẩn bị triển khai gồm: Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Dầu Giây - Phan Thiết, Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ.

Các dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc tại Việt Nam là thường có chiều dài không lớn (chủ yếu dưới 100km). Hơn 7 năm qua, việc đầu tư xây dựng đường cao tốc tại Việt Nam mới ở giai đoạn xuất phát điểm và sẽ được đẩy mạnh trong giai đoạn 2015-2020.

Giá không nhỏ

Tổng hợp của Bộ Xây dựng cho thấy, suất vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc 4 làn xe trong giai đoạn 2005 – 2010 đối với khu vực đồng bằng bình quân 12,5 triệu USD/km (bao gồm các tuyến: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Láng - Hòa Lạc, TP.HCM – Trung Lương, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Trung Lương – Mỹ Thuận). Trong đó, đầu tư bình quân cho đường không phải xử lý nền đất yếu là 6,40 triệu USD, đường có xử lý nền đất yếu là 7,14 triệu USD, đường có xử lý nền đất yếu và cầu là  11,33 triệu USD, chi phí GPMB bình quân là 1,17 triệu USD.

Trong giai đoạn 2010 đến nay, khu vực miền núi, trung du phía Bắc có suất vốn đầu tư bình quân 6,2 triệu USD/km (bao gồm các tuyến: Hà Nội – Thái Nguyên, Hà Nội – Yên Bái). Khu vực miền Trung có suất vốn đầu tư bình quân 9,66 triệu USD/km (bao gồm các tuyến: Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Dầu Giây - Phan Thiết). Khu vực đồng bằng có suất vốn đầu tư bình quân 14,81 triệu USD/km (bao gồm các tuyến: Mỹ Thuận – Cần Thơ, Biên Hòa – Vũng Tàu).

Đặc biệt, những tuyến đi qua vùng có địa hình, địa chất đặc biệt như tuyến Bến Lức - Long Thành có suất đầu tư 25,8 triệu USD/km do phải xây dựng khoảng 25,7 km cầu trên tổng số 57,8 km chiều dài tuyến, trong đó gồm hai cầu dây văng Bình Khánh và Phước Khánh.

Trong khi đó, suất vốn đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc tại 2 dự án ở (Thanh Hải - Lan Châu - Thiểm Tây) và An Kang - Xi’an tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) khoảng 7,6-14,3 triệu USD/km. Tại Hàn Quốc, tuyến nối số 2 tại Busan - Hàn Quốc là 19,16 triệu USD.

H.Thủy

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.