Tình gian, lý cũng gian

Những biến động ở Ai cập và Sudan nói riêng, ở cả châu Phi nói chung trong thời gian vừa qua không chỉ làm biến động cả châu lục mà còn rất có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các quốc gia ở Châu Phi, động chạm đến những thoả thuận pháp lý quốc tế đã được ký kết và thực hiện lâu nay, trong đó có chuyện sử dụng nguồn nước sông Nil.

Những biến động ở Ai cập và Sudan nói riêng, ở cả châu Phi nói chung trong thời gian vừa qua không chỉ làm biến động cả châu lục mà còn rất có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các quốc gia ở Châu Phi, động chạm đến những thoả thuận pháp lý quốc tế đã được ký kết và thực hiện lâu nay, trong đó có chuyện sử dụng nguồn nước sông Nil.

Chuyện là thế này:  Sông Nil lấy nước từ Ethopia  (86%) và Tansania, chảy qua các quốc gia khác nữa là Sudan – mà giờ tách thành hai quốc gia độc lập – Kenia, Uganda, Công gô, Burundi và Eritrea trước khi đổ vào Ai cập và ra biển. Sông Nil là nguồn nước quan trọng nhất của tất cả các quốc gia này từ xa xưa đến nay, mang ý nghĩa chiến lược sống còn của các quốc gia liên quan nói trên. 

Quyền sử dụng nước sông Nil được quy định trong Hiệp định ký năm 1929 giữa Ai Cập và Anh, năm 1959 có được điều chỉnh chút ít. Hiệp định đó cho phép Ai cập hàng năm sử dụng hai phần ba khối lượng nước sông Nil, tất cả các nước khác chung nhau sử dụng một phần ba còn lại.

Mọi dự định của các nước ở thượng và trung lưu dòng sông này nhằm sử dụng nhiều nước sông Nil hơn đều không được các thể chế tài chính quốc tế tài chi với lập luận trái với hiệp định đó.

Cái ích kỷ của cả Anh lẫn Ai cập với hiệp định nói trên rất rõ ràng. Chính quyền Anh dành cho Ai cập vị trí quan trọng về địa chiến lược trong chiến lược đối với khu vực, đặc biệt vì có kênh đào Suez . Những quốc gia khác đều không quan trọng đối với họ nhưng vì  yếu thế nên đành phải chịu.

Thời thế thay đổi và nhu cầu phát triển nông nghiệp ở các nước cũng khác trước nên cuộc tranh chấp giữa họ với Ai cập về việc sử dụng nước sông Nil trở nên quyết liệt và công khai hơn.

Năm 1999, họ đã buộc Ai cập phải tham gia Nhóm Lưu vực sông Nil bao gồm tất cả các quốc gia liên quan để sử dụng nguồn nước sông Nil  công bằng hơn và hiệu quả hơn.

Họ cũng đã tập hợp nhau lại để cùng nhau thực hiện những dự án xây đập ngăn nước làm thuỷ điện và thuỷ lợi kể cả khi Ai cập không chấp nhận. Họ muốn thay đổi Hiệp định năm 1929 hoặc không tuân thủ theo hiệp định đó nữa. Cũng phải thôi, luật pháp một khi đã lỗi thời thì không thể không sửa đối, nhất là khi ngay từ đầu đã dựa trên cơ sở tìn gian mà lý cũng gian như trong câu chuyện này. 

Thiên Lang

Đọc thêm

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này

Những ngày lễ quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này đánh dấu những ngày lễ quốc tế quan trọng, nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm chung trong việc xây dựng một thế giới công bằng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Trường hợp khẩn cấp, công dân Việt tại Syria nên liên hệ đường dây nóng Đại sứ quán Việt Nam

Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria đã đề nghị Syria cung cấp thông tin về công dân Việt Nam có khả năng đang sinh sống, làm việc tại Syria. Trong trường hợp khẩn cấp, công dân hãy liên hệ số đường dây nóng bảo hộ công dân +98 933 965 8252/+98 991 205 7570 (Whatsapp); hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao: +84 981 84 84 84.

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua

Loạt thảm kịch trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới chứng kiến nhiều sự kiện đáng buồn, từ thiên tai, tai nạn, hoả hoạn, đến tội ác nhằm vào nhà báo và bệnh dịch bí ẩn..., khiến hàng trăm sinh mạng bị cướp đi.

Đàm phán FTA giữa Khối EFTA và Thái Lan chính thức đặt dấu mốc

Đại diện các nước EFTA (Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ) và Thái Lan họp trực tuyến về việc kết thúc việc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa hai bên.
(PLVN) - Ngày 29/11/2024, Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), gồm Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ, chính thức kết thúc đàm phán với Thái Lan về Hiệp định Thương mại tự do (FTA).  Thỏa thuận này mở ra một chương mới trong quan hệ thương mại giữa hai bên, với mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực và mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tại cả hai khu vực.

Namibia có nữ tổng thống đầu tiên

Bà Netumbo Nandi-Ndaitwah trở thành Tổng thống thứ 5 của Namibia kể từ khi nước này giành độc lập hồi năm 1990.
(PLVN) - Ngày 3/12 (giờ địa phương), Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử Namibia (ECN) Elsie Nghikembua thông báo, nước này đã bầu ra tân Tổng thống sau cuộc bầu cử diễn ra hôm 27/11.