Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho công tác tư pháp TP. HCM

Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho công tác tư pháp TP. HCM
(PLVN) -Chiều ngày 17/3, đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Sở Tư pháp TP HCM. Tại buổi làm việc, đoàn công tác của Bộ và Sở Tư pháp TP HCM đã có những trao đổi thẳng thắn về những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại qua đó cùng tìm giải pháp tháo gỡ…

Phát biểu tại đầu buổi làm việc, Thứ trưởng Mai Lương Khôi đánh giá năm 2021 là một năm khó khăn chung với đất nước, trong đó có cả ngành tư pháp nói riêng vì dịch bệnh bùng phát phức tạp. Bước qua năm 2022 mặc dù dịch bệnh vẫn còn nhưng chúng ta phải thích ứng linh hoạt trước bối cảnh mới…

Trong quý 1/2022, Bộ Tư pháp đã tổ chức các đoàn công tác làm việc với các Sở Tư pháp địa phương để nghe kế hoạch triển khai công tác, những vướng mắc, khó khăn còn tồn tại từ đầu năm 2022 đến nay hoặc những tồn tại từ trước đó nhằm cố gắng hỗ trợ, tháo gỡ cho công tác tư pháp tại địa phương… đây cũng là mục đích của buổi làm việc với Sở Tư pháp TP HCM.

Tại buổi làm việc, Sở Tư pháp TP HCM đã có báo cáo hoạt động trong quý 1/2022, theo đó từ đầu năm Sở Tư pháp đã và đang triển khai đồng bộ các chương trình công tác theo kế hoạch. Ngoài việc góp ý thẩm định văn bản thì thời gian qua, Sở Tư pháp TP HCM cũng tham gia vào xây dựng những chính sách đặc thù cho công tác phòng chống dịch Covid-19, các chế độ chính sách cho doanh nghiệp, người lao động…

Sở đang có kế hoạch tham mưu, xác định lĩnh vực trọng tâm của năm 2022 trên toàn thành phố đó là việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến chính sách hỗ trợ dịch bệnh Covid-19 và biệt lập quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường…

Tuy nhiên, trước bối cảnh mới Sở Tư pháp TP HCM cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt là các vấn đề pháp lý phát sinh do dịch Covid-19 cần phải rà soát, sửa đổi nhằm thích ứng với tình hình mới…

Theo Lãnh đạo Sở Tư pháp TP HCM việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, vai trò của trọng tài thương mại chưa có cơ chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân, cơ quan Thi hành án, Bộ Tư pháp để hỗ trợ hoạt động trọng tài thương mại, hòa giải thương mại còn thiếu kinh nghiệm, ngoại ngữ hạn chế… Hiện nay, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu về vi bằng được giao cho các địa phương thực hiện, mỗi địa phương sẽ xây dựng hệ thống kỹ thuật khác nhau nên sau này rất khó khăn cho việc kết nối, chia sẻ dữ liệu về vi bằng trong phạm vi cả nước.

Ngoài ra Sở Tư pháp nhận được phản ánh của các đơn vị về một số khó khăn, vướng mắc trong hoạt động chứng thực có liên quan đến tổ chức hành nghề công chứng, tình trạng sử dụng giấy tờ giả mạo khi tham gia công chứng hợp đồng, giao dịch đang là một vấn đề ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi hơn, đòi hỏi sự vào cuộc xử lý của các ngành, các cấp và toàn xã hội.

Sau khi nghe báo cáo, các thành viên trong đoàn công tác và các thành viên Sở Tư pháp TP HCM đã tiến hành trao đổi, tháo gỡ nhiều vấn đề liên quan đến ngành Tư pháp mà TP HCM đang vướng mắc.

Thứ trưởng Mai Lương đánh giá cao Sở Tư pháp TP HCM chỉ trong thời gian ngắn đã có những báo cáo đầy đủ về việc triển khai công tác tư pháp quý 1/2022 đồng thời ghi nhận những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị mà Sở đã nêu…

Bước qua năm 2022 trong bối cảnh mới có nhiều thách thức cho kinh tế xã hội của đất nước nói chung, TP HCM nói riêng cho cả công tác tư pháp toàn quốc cũng như TP HCM… Do đó, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Tư pháp TP. cần phải thích ứng linh hoạt.

Sở Tư pháp cần phát huy hơn nữa vai trò của mình; tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp, quản lý đấu giá tài sản, công chứng… Chủ động tìm tòi, áp dụng những cách làm hay, hiệu quả để xem xét nhân rộng.

Ghi nhận, tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của đoàn công tác, Sở Tư pháp TP HCM cho biết sẽ tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao phó và xác định năm 2022 sẽ tiếp tục phát huy, đổi mới, sáng tạo để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra.

Tin cùng chuyên mục

 Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, Phó Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Văn Yên đồng chủ trì Hội nghị. Tham gia điều hành còn có Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng, ảnh Thu Nga

Hoàn thiện pháp luật liên quan đến hoạt động giám định tư pháp

(PLVN) -Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Luật Giám định tư pháp (GĐTP) và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi, Phó Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Văn Yên đồng chủ trì Hội nghị. Tham gia điều hành còn có Cục trưởng Cục Bổ trợ Tư pháp Lê Xuân Hồng.

Đọc thêm

Khoa học pháp lý phải đồng hành với sự phát triển của đất nước

PGS.TS Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) -Trong 45 năm hình thành và phát triển, phát huy tinh thần đoàn kết của các thế hệ thầy và trò, Trường Đại học Luật Hà Nội đã luôn nỗ lực đổi mới, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Nhân dịp chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2024, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn PGS,TS. Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội.

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp

Ngày 17/5, Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp
(PLVN) -Ngày 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu (01 điểm cầu Trung ương và điểm cầu địa phương tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Tạo sự chủ động, linh hoạt trong thực hiện quy hoạch tỉnh

Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 16/5, Bộ Tư pháp tổ chức họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự-Kinh tế Lê Đại Hải, Phó Chủ tịch hội đồng thẩm định.

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng

Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng
(PLVN) - Triển khai các hoạt động hợp tác năm 2024 trong khuôn khổ Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2024-2025 giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Bộ Tư pháp Cộng hòa Pháp, trong hai ngày 15-16/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp hai nước phối hợp tổ chức Tọa đàm Chia sẻ kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp về thu hồi tài sản tham nhũng.

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật

Bạc Liêu: Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật
(PLVN) - Ngày 14/5, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội nghị Thông tin tuyên truyền các dự án Luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV tại kỳ họp thứ 7 và Tọa đàm “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng các dự án Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ”.

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

Trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2013 – 18/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 45 năm Ngày thành lập Trường Đại học Luật Hà Nội (10/11/1979 – 10/11/2024) , ngày 14/5 , Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2024 với chủ đề “Pháp luật và trí tuệ nhân tạo ” .

Tăng cường kỹ năng cho tuyên truyền viên pháp luật

Toàn cảnh Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 14/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Tọa đàm góp ý Sổ tay dành cho tuyên truyền viên pháp luật về kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng sống cho người chưa thành niên nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa mong được đồng hành, “gỡ vướng” về pháp lý

Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc phát biểu định hướng Hội thảo
(PLVN) -  Hơn 70% “vấn đề” trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp đến từ vấn đề pháp lý. Doanh nghiệp luôn mong muốn có sự hỗ trợ pháp lý đúng lúc, sự đồng hành từ phía cơ quan quản lý để tháp gỡ những vướng mắc, hướng đến một môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả, công bằng.

Tại sao cần bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ?

Dao có tính sát thương được đề xuất bổ sung vào nhóm vũ khí thô sơ. (Ảnh: cand.com.vn)
(PLVN) - Việc trình Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7 tới đây đang thu hút được sự quan tâm đông đảo của người dân. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại tá Vũ Minh Hùng, Trưởng Phòng 3, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an về một số nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật, trong đó có quy định bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ.