Tiết kiệm 7 tỷ từ cải cách thủ tục về đăng ký giao dịch bảo đảm

Được ban hành chỉ cách nhau hơn 2 tháng, hai Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 6/12/2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/2/2011 của Bộ Tư pháp đã tạo bước đột phá lớn về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm. Các văn bản này lần đầu tiên hướng dẫn áp dụng hình thức đăng ký trực tuyến đối với các thủ tục hành chính về đăng ký giao dịch bảo đảm.

Được ban hành chỉ cách nhau hơn 2 tháng, hai Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 6/12/2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/2/2011 của Bộ Tư pháp đã tạo bước đột phá lớn về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm. Các văn bản này lần đầu tiên hướng dẫn áp dụng hình thức đăng ký trực tuyến đối với các thủ tục hành chính về đăng ký giao dịch bảo đảm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thông tư số 22/2010/TT-BTP hướng dẫn về đăng ký lần đầu, đăng ký thay đổi, xoá đăng ký và cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo kê biên tài sản thi hành án thực hiện thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm. Để được cấp tài khoản đăng ký trực tuyến, tổ chức, cá nhân phải gửi Hồ sơ đề nghị cấp tài khoản đăng ký trực tuyến đến Cục Đăng ký.

Do đặc thù của phương thức đăng ký trực tuyến là đơn yêu cầu đăng ký trực tuyến không có chữ ký và con dấu trực tiếp thể hiện ý chí của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng như đối với đơn yêu cầu đăng ký được gửi bằng phương thức trực tiếp, qua đường bưu điện, qua fax, nên dễ dẫn đến tình trạng, việc đăng ký thay đổi, xoá đăng ký không thể hiện đúng thoả thuận của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, hợp đồng, ví dụ như trường hợp bên nhận bảo đảm là người đăng ký giao dịch bảo đảm lần đầu, nhưng vì lí do nào đó, bên bảo đảm lại đi đăng ký thay đổi, xoá đăng ký không đúng với nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng bảo đảm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhận bảo đảm.

Bởi vậy, để tránh tình trạng này xảy ra, Điều 17 Thông tư số 22/2010/TT-BTP quy định: hệ thống đăng ký trực tuyến cấp mã cá nhân (mã pin) cho người đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng lần đầu để thực hiện việc đăng ký thay đổi, xoá đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng. Người được cấp mã cá nhân có trách nhiệm bảo mật thông tin liên quan đến mã cá nhân đã được hệ thống đăng ký trực tuyến cấp.

Trường hợp giao dịch bảo đảm, hợp đồng được đăng ký lần đầu bằng phương thức trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc qua fax thì người yêu cầu đăng ký có quyền yêu cầu Trung tâm Đăng ký (nơi thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng lần đầu) cung cấp mã cá nhân để thực hiện đăng ký thay đổi, xoá đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng…

Trong khi đó, Thông tư số 05/2011/TT-BTP thì hướng dẫn một số vấn đề về trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm; trình tự, thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ; trình tự, thủ tục thông báo việc kê biên tài sản thi hành án và cung cấp thông tin về tài sản kê biên theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.

Đặc biệt, Thông tư số 05/2011/TT-BTP nhấn mạnh: Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Trung tâm Đăng ký cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng đã đăng ký, thông tin về tài sản kê biên thi hành án được lưu giữ trong Cơ sở dữ liệu để làm cơ sở chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến tài sản là động sản; Chấp hành viên có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản dự định kê biên trước khi ra quyết định kê biên tài sản để thi hành nghĩa vụ của người phải thi hành án.

Như vậy, có thể thấy hai Thông tư trên đã quy định rõ về cách thức thực hiện thủ tục đăng ký trực tuyến và các phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử. Nhưng điều đáng nói hơn cả là lợi ích của những cải cách này mới đây đã được “quy” thành con số rất cụ thể. Theo tính toán của Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phí), chi phí tiết kiệm được từ việc đơn giản hóa các thủ tục về đăng ký giao dịch bảo đảm lên đến 7 tỷ đồng. Đây cũng là “động lực” để ngành Tư pháp tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo Nghị quyết 52/NQ-CP của Chính phủ.

Thục Quyên

Đọc thêm

Hội thảo về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Ông Hồ Quang Huy – Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Bộ Tư pháp, phát biểu tại hội thảo.
(PLVN) -Ngày 10/5, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã tổ chức hội thảo trao đổi, thảo luận, cho ý kiến về kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thực hiện nghị quyết số 110/2023 Quốc hội khóa XV.

Công đoàn Bộ Tư pháp Tập huấn cho cán bộ công đoàn về hai nội dung quan trọng

Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024 và hai nội dung rất quan trọng đối với công tác công đoàn.
(PLVN) - Trong 2 ngày 10-11/5, Công đoàn Bộ Tư Pháp phối hợp với Cục  Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp)  tổ chức hai sự kiện quan trọng là Hội thảo về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Hội nghị Tập huấn công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024.

Hội nghị bàn tròn “Pháp luật và Đạo đức”: Đề xuất nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan

Hội nghị bàn tròn “Pháp luật và Đạo đức”: Đề xuất nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan
(PLVN) - Pháp luật và Đạo đức là những vấn đề luôn được các nhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu. Nhằm làm rõ hơn khái niệm pháp luật, đạo đức, mối quan hệ giữa chúng qua các thời kỳ cũng như trong một số lĩnh vực cụ thể và việc vận dụng mối quan hệ đó trong điều chỉnh các quan hệ xã hội, sáng 9/5, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị bàn tròn: “Pháp luật và Đạo đức”.

Khai mạc Hội thảo khoa học Pháp luật về trí tuệ nhân tạo

Khai mạc Hội thảo khoa học Pháp luật về trí tuệ nhân tạo
(PLVN) - Ngày 10/5, Bộ Tư pháp phối hợp cùng Phái đoàn Liên minh Châu Âu và Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “ Pháp luật về trí tuệ nhân tạo: Kinh nghiệm quốc tế và các khuyến nghị chính sách cho Việt Nam ”.  Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc tham dự và chủ trì Hội thảo.

Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai năm 2024

Các đại biểu chính thức phát động Cuộc thi.
(PLVN) -Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, sự chỉ đạo của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương. Sáng ngày 7/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp Đoàn Thanh niên Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai E - Golden năm 2024.