Tiếp thu, giải trình bước đầu về chính quyền tại Thủ đô

Bộ trưởng Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) tại phiên làm việc ngày 10/11. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
Bộ trưởng Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) tại phiên làm việc ngày 10/11. (Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Lê Thành Long vừa ký Báo cáo số 380/BC-BTP của Bộ Tư pháp (cơ quan chủ trì soạn thảo) dự kiến tiếp thu, giải trình bước đầu ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Một trong những nội dung được nhiều đại biểu trong phiên thảo luận Tổ quan tâm góp ý liên quan đến chính quyền tại Thủ đô. Nội dung này của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Bộ Tư pháp dự kiến tiếp thu, giải trình bước đầu.

Theo đó, về mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, có ý kiến đề nghị nghiên cứu mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh để áp dụng cho TP Hà Nội; quy định về chính quyền cấp TP, cấp quận, cấp xã chưa thể hiện được sự tinh gọn, hợp lý, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo định hướng đã được đặt ra trong Nghị quyết số 15-NQ/TW.

Về ý kiến này, cơ quan chủ trì soạn thảo cho biết, qua báo cáo sơ kết của TP Hà Nội (Báo cáo số 213/BC-NC ngày 22/6/2023) cho thấy, mô hình tổ chức chính quyền TP Hà Nội đang thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 đã phát huy hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, HĐND TP Hà Nội đề xuất nghiên cứu, sửa đổi Luật Thủ đô, quy định mô hình chính quyền các cấp giữ nguyên và ổn định như nhiệm kỳ 2021 - 2026 trên cơ sở thực hiện theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP của Chính phủ (không tổ chức HĐND phường).

Việc quy định của dự thảo Luật là phù hợp với thực tế hiện nay của Thủ đô, đặc biệt trong bối cảnh đang triển khai mạnh mẽ việc phân cấp, ủy quyền cho chính quyền các quận, huyện, thị xã và quá trình đô thị hóa đang diễn ra trên địa bàn Thủ đô.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật quy định về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền Hà Nội theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền; mở rộng chủ thể, đối tượng phân cấp, ủy quyền nhằm phát huy tính linh hoạt, chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan được ủy quyền cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết các thủ tục hành chính; bảo đảm việc ủy quyền hợp lý giữa các cấp chính quyền theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian, gây nhũng nhiễu.

Về tăng số lượng đại biểu HĐND, tăng số lượng đại biểu chuyên trách, có ý kiến nhất trí về tăng số lượng đại biểu HĐND TP, số lượng đại biểu HĐND chuyên trách và đề nghị số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách cần bảo đảm tính đại diện, bảo đảm cơ cấu phù hợp; có ý kiến đề nghị chỉ tăng số lượng đại biểu HĐND khi không tổ chức HĐND quận; số lượng đại biểu HĐND TP nên giao cho Hà Nội chủ động quyết định.

Về vấn đề này, theo cơ quan chủ trì soạn thảo, quy định của dự thảo Luật được đề xuất trên cơ sở xem xét, đánh giá dự báo tác động của một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động của HĐND. Trong giai đoạn sắp tới, nếu được phân quyền mạnh mẽ thì HĐND TP Hà Nội sẽ tăng thêm nhiều nhiệm vụ, quyền hạn so với các quy định hiện hành.

Khối lượng công việc của HĐND TP sẽ tăng đáng kể (ngoài 38 nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì với sự phân quyền mạnh mẽ như quy định tại dự thảo Luật, số lượng nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND TP dự kiến sẽ tăng lên khoảng 110 nhiệm vụ, quyền hạn). Mặt khác, nếu xét về tỷ lệ thì bình quân của Hà Nội là 105.000 người dân/1 đại biểu, thấp hơn bình quân chung cả nước là 26.500 người dân/01 đại biểu).

Hiện nay, với việc không tổ chức HĐND phường, số lượng đại biểu HĐND các cấp của TP đã giảm đi đáng kể và tới đây sẽ tiếp tục giảm khi một số huyện phát triển thành quận (không tổ chức HĐND phường nhiệm kỳ 2021-2026, TP đã giảm trên 4.000 đại biểu HĐND phường).

Vì vậy, yêu cầu đặt ra là cơ cấu tổ chức, bộ máy của HĐND TP phải đủ mạnh để không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả, chất lượng hoạt động, nhất là chất lượng giám sát, bảo đảm thực chất và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới; trong đó việc tăng số lượng đại biểu HĐND giúp mở rộng, tăng tính đại diện, đặc biệt đối với đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ trí thức, tăng tỷ lệ đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách là giải pháp quan trọng giúp nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND TP.

Tháp Rùa, hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Nguồn ảnh minh họa: Internet)

Tháp Rùa, hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Nguồn ảnh minh họa: Internet)

Về nhiệm vụ Thường trực HĐND TP Hà Nội (khoản 4 Điều 9), có ý kiến đề nghị cân nhắc việc giao Thường trực HĐND một số thẩm quyền của HĐND giữa hai kỳ họp để bảo đảm thống nhất với Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Đầu tư công; không giao Thường trực HĐND quyết định việc chi hỗ trợ cho các cơ quan Trung ương trên địa bàn và các địa phương trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định giao Thường trực HĐND TP quyết định vốn để lập quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng mới hay cải tạo, sửa chữa công trình…

Về ý kiến này, Bộ Tư pháp dự kiến tiếp thu, giải trình như sau: Trên cơ sở ý kiến tại Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến đề xuất của TP Hà Nội, cơ quan chủ trì soạn thảo đã phân tích, đánh giá tác động, cân nhắc kỹ những nội dung giao Thường trực HĐND giải quyết giữa các kỳ họp; theo đó, dự thảo Luật quy định 3 nhiệm vụ giao Thường trực HĐND TP quyết định.

Đây là những nhiệm vụ diễn ra thường xuyên, đòi hỏi phải quyết định nhanh để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Mặt khác, đây là những việc mà HĐND đã quyết định về chủ trương nhằm bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của TP và Thường trực HĐND phải báo cáo HĐND TP tại kỳ họp gần nhất, qua đó vẫn bảo đảm thực hiện chức năng thẩm tra, giám sát của HĐND.

Về chính quyền TP thuộc TP Hà Nội, có ý kiến cho rằng quy định tại Điều 13, Điều 14 chưa thể hiện được các chính sách đặc thù nhằm phát huy vai trò của mô hình chính quyền TP thuộc TP; cân nhắc quy định tại khoản 2 Điều 13, điểm d khoản 1 Điều 14 để tránh trùng lặp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 dự thảo Luật.

Về ý kiến này, Bộ Tư pháp cho biết, theo Nghị quyết 15-NQ/TW trong thời gian tới, Hà Nội dự kiến sẽ hình thành 2 TP thuộc TP (phía Bắc - Mê Linh, Sóc Sơn, Đông Anh và phía Tây - Xuân Mai, Hòa Lạc); nhằm tạo cơ sở pháp lý bước đầu cho các TP này khi được thành lập, dự thảo Luật quy định một số thẩm quyền cụ thể (phân quyền từ thẩm quyền của HĐND, UBND TP) cho HĐND, UBND TP thuộc TP Hà Nội như: Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể một số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù thuộc UBND TP thuộc TP Hà Nội; Điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP thuộc TP Hà Nội; Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của UBND TP thuộc TP Hà Nội; tổ chức tuyển dụng công chức cho các cơ quan, tổ chức thuộc TP thuộc TP Hà Nội.

Về UBND phường, có ý kiến đề nghị quy định UBND phường là một cấp ngân sách thay vì là một đơn vị dự toán ngân sách như hiện nay để giúp cho phường chủ động linh hoạt trong việc thực hiện các nhiệm vụ đột xuất

Về vấn đề này, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu để quy định phù hợp với thực tiễn của TP. Hiện nay, để giải quyết các khó khăn, bất cập khi phường không còn là một cấp ngân sách, dự thảo Luật quy định HĐND quận, thị xã bố trí trong dự toán chi ngân sách của UBND phường khoản chưa phân bổ từ 2% đến 4% tổng chi ngân sách phường để thực hiện chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố, thảm họa, cứu trợ, thực hiện nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cần thiết khác chưa được dự toán (khoản 1 Điều 11).

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư, Viện sĩ danh dự Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực, doanh nhân thành công ở nhiều lĩnh vực kinh doanh- đầu tư.

Giáo sư, Viện sĩ danh dự Nguyễn Văn Đệ: Người nặng lòng với sự nghiệp Y tế tư nhân Việt Nam

(PLVN) -Tính từ năm 2014 đến nay, Giáo sư, Viện sỹ danh dự Nguyễn Văn Đệ cùng Ban chấp hành Hiệp hội Y tế tư nhân Việt Nam đã tham gia hàng trăm văn bản góp ý về hoạt động xây dựng phát triển doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực y tế đến Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành. Cũng từ đó nhiều chính sách mở đường cho y tế tư nhân có sự công bằng, phát triển mạnh mẽ và có vị thế như ngày hôm nay.

Đọc thêm

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

Hướng dẫn kỹ năng 'Thần thái đẹp - Phong cách sang' cho chị em phụ nữ Báo Pháp luật Việt Nam dịp 20/10

(PLVN) - Nằm trong chuỗi hoạt động Chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam, sáng 17/10, tại Hà Nội, Công đoàn Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức khóa học với chủ đề "Thần thái đẹp - Phong cách sang", nhằm cung cấp những thông tin hữu ích giúp chị em phụ nữ trở nên xinh đẹp, thần thái và sang trọng hơn.

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao

Thi hành án dân sự Đà Nẵng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giao
(PLVN) - Với việc đưa ra giải pháp đôn đốc kiên trì, quyết liệt... thời gian thi hành án trong năm của TP Đà Nẵng cũng được rút ngắn đáng kể; lượng án có điều kiện trên 1 năm nhưng chưa thi hành xong đã giảm rõ rệt từ gần 1.700 việc vào đầu năm công tác, xuống chỉ còn gần 900 việc khi kết thúc năm công tác.

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng

Cục An ninh chính trị nội bộ có tân Phó cục trưởng
(PLVN) -Ngày 16/10, tại Hà Nội, thừa uỷ quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đã chủ trì buổi lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và quyết định điều động Đại tá Hoà Quang Tưng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Cao Bằng đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ.

Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc: Con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc. Ảnh Phạm Hằng- Tuấn Anh
(PLVN) -  Tại Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước” do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Tỉnh ủy Hưng Yên tổ chức sáng 15/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có bài tham luận sâu sắc. Báo PLVN trân trọng giới thiệu tham luận của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc về vấn đề này. 

Người cựu chiến binh tâm huyết với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Ông Lê Văn Chương làm báo cáo viên tại một Hội nghị PBGDPL do Hội CCB tỉnh Quảng Ngãi tổ chức.
(PLVN) - Với suy nghĩ việc thực hiện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, chuẩn tiếp cận pháp luật sẽ khó đạt mục tiêu đề ra nếu thiếu sự tham gia của người dân, hơn 10 năm qua, ông Lê Văn Chương - Chánh Văn phòng Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho các hội viên Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng như người dân địa phương. Qua đó, góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát triển kinh tế ở cơ sở.

Ủy ban Dân tộc đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật

Cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Được sự ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành, chiều 14/10, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) Hồ Quang Huy cùng các thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại Ủy ban Dân tộc.

Tâm hướng thiện của doanh nhân làm “bố đỡ đầu” cho hàng trăm đứa trẻ

Trong những năm qua, doanh nhân Hoàng Nguyễn Trọng Dũng nhận nuôi dưỡng, đỡ đầu 111 cháu học sinh mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khó khăn ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh với số tiền hơn 6 tỷ đồng.
(PLVN) - Trước khi trở thành bố của cô con gái 6 tháng tuổi, Hoàng Nguyễn Trọng Dũng đã làm "bố đỡ đầu" cho hàng trăm em nhỏ mồ côi. Từ tấm lòng nhân hậu và khát khao sẻ chia, doanh nhân trẻ Trọng Dũng đã không ngừng lan tỏa yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ các em vượt qua nghịch cảnh và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.

Trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi: Đồng hành cùng người cao tuổi vượt qua khó khăn

Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng của Nhà nước Việt Nam. (Ảnh minh họa - Nguồn: Cục TGPL - Bộ Tư pháp)
(PLVN) - Đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi là một trong những mục tiêu quan trọng theo Quyết định số 2156/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2030. Thực hiện nhiệm vụ này, Bộ, ngành Tư pháp mà trực tiếp là các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý) đã tích cực triển khai, đem lại nhiều kết quả tích cực, góp phần đồng hành với người cao tuổi gặp khó khăn cho cuộc sống.

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí: Lương y của đồng bào vùng biên Quảng Nam

Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí.
(PLVN) - Đó là cách gọi dân dã, ngưỡng mộ của đồng đội và đồng bào 4 xã vùng cao biên giới huyện Tây Giang (Quảng Nam) dành cho Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Quốc Trí, thầy thuốc quân hàm xanh của Phòng khám Đa khoa quân dân y A Xan. Với sự tận tụy, trách nhiệm, y đức và y thuật của mình, lương y Trí đã cứu sống hàng chục sinh mạng, làm “bà đỡ” của rất nhiều sản phụ ở biên giới Việt - Lào.