Tiếp nhận bản thảo Đề án Quốc sử Việt Nam

GS Nguyễn Văn Khánh (bìa phải) bàn giao bản thảo cho ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Quỹ Nafosted. Ảnh: VGP/Đình Nam.
GS Nguyễn Văn Khánh (bìa phải) bàn giao bản thảo cho ông Đỗ Tiến Dũng, Giám đốc Quỹ Nafosted. Ảnh: VGP/Đình Nam.
(PLVN) - Sáng 12/11, Bộ KH&CN đã tiếp nhận bản thảo Đề án "Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam" (còn gọi là Quốc sử) gồm 25 tập Thông sử, 5 tập Biên niên sử với sự tham gia của gần 300 nhà khoa học, thực hiện trong 5 năm. 

Tại sự kiện, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định bộ Quốc sử có ý nghĩa rất đặc biệt không chỉ về mặt khoa học mà còn thu hút sự quan tâm của các học giả, nhà nghiên cứu, người dân ở trong nước và quốc tế.

"Sau rất nhiều chuẩn bị, chúng ta đã có quyết định về một loạt nhiệm vụ, đề tài khoa học xã hội ở tầm quốc gia rất quan trọng là nghiên cứu, biên soạn, tiến tới xuất bản bộ Quốc sử, bộ Quốc chí, bộ Bách khoa thư và dự án Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông.

Những nhiệm vụ này, đặc biệt là đề án nghiên cứu, biên soạn bộ Quốc sử, nhận được sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và chính thức được Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm" - Phó Thủ tướng cho biết.

Bộ Quốc sử gồm 25 tập thông sử (trong đó, 13 tập Lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ-trung đại, 12 tập thời kỳ cận-hiện đại) và 5 tập Biên niên sự kiện lịch sử (trong đó, 3 tập thời kỳ cổ-trung đại, 2 tập thời kỳ cận-hiện đại).

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng trân trọng ghi nhận sự đóng góp của gần 300 nhà khoa học lịch sử, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là cố giáo sư sử học Phan Huy Lê, cán cán bộ nghiên cứu, lưu trữ đã trực tiếp, gián tiếp tham gia hỗ trợ các nhà khoa học, các cơ quan nhà nước trong quá trình nghiên cứu, biên soạn bộ Quốc sử.

Việc nghiên cứu, biên soạn bộ Quốc sử đã hoàn thành một bước rất quan trọng, cơ bản, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ KH&CN khẩn trương, nghiêm túc, khoa học và cẩn trọng để chính thức nghiệm thu đề án ở cấp nhà nước. Các cơ quan hữu quan cùng nhau chuẩn bị các công việc cần thiết để có thể xuất bản bộ Quốc sử.

Các đề án, đề tài khác như bộ Quốc chí, bộ Bách khoa thư, dự án Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông cần đẩy nhanh tiến độ nhằm hình thành những công trình đồng bộ, cùng nhau hợp thành những bộ phận quan trọng của khoa học xã hội và nhân văn. Đây là trách nhiệm của chúng ta đối với quá khứ, lịch sử, tổ tiên; là trách nhiệm với tương lai và ngay cả hiện tại.

Đề án biên soạn bộ Quốc sử bắt đầu thực hiện từ năm 2015, Bộ KH&CN là cơ quan chủ trì phê duyệt và tổ chức thực hiện. Đề án đã huy động gần 300 nhà khoa học thuộc các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy lịch sử trên cả nước, tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Thừa Thiên - Huế và TPHCM thực hiện.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nghe giới thiệu về bản thảo số tập của bộ Quốc sử. Ảnh: VGP/Đình Nam
 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nghe giới thiệu về bản thảo số tập của bộ Quốc sử. Ảnh: VGP/Đình Nam

Thực hiện yêu cầu chất lượng được đặt lên hàng đầu, Ban Biên soạn đã tổng hợp toàn bộ kết quả nghiên cứu của nền sử học Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu có giá trị của giới Việt Nam học quốc tế, bảo đảm tính khách quan, trung thực, tôn trọng sự thật lịch sử;

Bản thảo được trình bày theo chuẩn mực quốc gia và quốc tế, vận dụng phương pháp luận nghiên cứu hiện đại, “tái hiện và phân tích lịch sử dựa trên cơ sở tư liệu được thu thập và giám định”, nghiên cứu “điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái” khi phục dựng các sự kiện lịch sử, “quán triệt đặc điểm đa tộc người”, “bao quát lịch sử các cộng đồng cư dân, tộc người, vương quốc đã từng tồn tại trên không gian lãnh thổ”....

Ban biên soạn đã thực hiện nghiêm túc tinh thần “Đây là bộ quốc sử mang tính quốc gia, chính thống, được nghiên cứu, biên soạn trong thời đại hiện nay, quán triệt, thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử dân tộc ta; kế thừa những bộ sử trước đây, tổng kết và nâng cao được toàn bộ kết quả nghiên cứu của giới sử học cả nước, tiếp thu có chọn lọc thành tựu nghiên cứu của các nhà sử học nước ngoài về lịch sử Việt Nam từ trước tới nay; đồng thời có những luận giải mới, những đánh giá phù hợp về những vấn đề khoa học lịch sử đang đặt ra”, “quán triệt sâu sắc quan điểm khoa học, biện chứng, khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể; tôn trọng sự thật lịch sử”...

Sau khi tiếp nhận bản thảo, Bộ KH&CN sẽ tổ chức thẩm định chuyên gia, đánh giá nghiệm thu các đề tài thuộc đề án. Các đề tài tiếp tục điều chỉnh bản thảo theo ý kiến chuyên gia và kết luận của Hội đồng khoa học, đối chiếu giữa các tập Chính sử, Biên niên, để bảo đảm chất lượng biên soạn, tính thống nhất của bộ Quốc sử trước khi đưa vào biên tập xuất bản.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

Phó Thủ tướng Lê Thành Long trao quyết định công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre

(PLVN) - Tối 15/1, tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Bến Tre; 65 năm Ngày Bến Tre Đồng khởi; Công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Ngày truyền thống tỉnh Bến Tre 17/1; Tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Công dân Đồng Khởi tiêu biểu” và “Công dân Đồng Khởi danh dự”, tỉnh Bến Tre lần thứ tư - năm 2025.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.