Tiêm vaccine tăng cường, Israel mong khống chế biến thể Delta

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Hôm nay (24/8), trả lời phóng viên Reuters, các nhà khoa học Israel cho rằng, mặc dù không có khả năng chống lại hoàn toàn biến thể Delta, nhưng mũi tiêm vaccine ngừa COVID tăng cường đang làm chậm tốc độ của đại dịch.

Theo dữ liệu của Bộ Y tế Israel và các nhà khoa học được Reuters phỏng vấn, trong 10 ngày qua, đại dịch đang giảm dần ở nhóm tuổi 60 trở lên – nhóm tuổi đầu tiên được tiêm liều vaccine thứ ba với hơn một triệu người.

Tỷ lệ lây lan bệnh ở những người được tiêm chủng từ 60 tuổi trở lên bắt đầu giảm đều đặn vào khoảng ngày 13/8 và giảm xuống dưới 1, cho thấy rằng mỗi người bị nhiễm đang truyền virus cho ít hơn một người khác. Tỷ lệ lây nhiễm dưới 1 có nghĩa là đợt bùng phát đang giảm dần.

Eran Segal, nhà khoa học dữ liệu tại Viện Weizmann cho biết: “Các con số vẫn còn rất cao nhưng… các trường hợp nghiêm trọng cũng như tốc độ lây lan của đại dịch đã giảm bớt”. Theo nhà khoa học này, điều này có thể là do các mũi tiêm nhắc lại lần ba.

Thủ tướng Israel Naftali Bennett được tiêm mũi thứ ba vaccine phòng COVID-19 khi nước này triển khai các mũi tiêm nhắc lại cho những người trên 40 tuổi hôm 20/8. (Ảnh: REUTERS)

Thủ tướng Israel Naftali Bennett được tiêm mũi thứ ba vaccine phòng COVID-19 khi nước này triển khai các mũi tiêm nhắc lại cho những người trên 40 tuổi hôm 20/8. (Ảnh: REUTERS)

Theo Doron Gazit, một thành viên của nhóm chuyên gia COVID-19 của Đại học Hebrew, chuyên tư vấn cho Chính phủ, sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh nặng được tiêm chủng ở nhóm 60 tuổi trở lên đã dần dần dừng lại trong 10 ngày qua.

Ông Gazit cho hay, tỷ lệ các ca nặng mới ở những bệnh nhân 70 tuổi trở lên không được tiêm chủng hiện cao gấp 7 lần so với những bệnh nhân đã được tiêm chủng và tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng lên khi các ca bệnh gia tăng. Với nhóm những người trên 50 tuổi, tỷ lệ này là gấp 4 lần.

Các nhà khoa học cho biết, ngoài tiêm phòng tăng cường thì vẫn có các yếu tố khác cũng có thể góp phần vào sự suy giảm của dịch bệnh.

Nhưng ngay cả khi mũi tiêm tăng cường đang làm chậm tốc độ của đại dịch, nó cũng không có khả năng chống lại biến thể Delta hoàn toàn.

Dvir Aran, nhà khoa học dữ liệu y sinh tại Technion - Viện Công nghệ của Israel, cho biết trong khi các ca bệnh đang giảm, cần có các biện pháp khác bên cạnh mũi tăng cường để ngăn chặn đại dịch.

“Sẽ mất một thời gian dài cho đến khi đủ số người tiêm liều thứ ba và cho đến lúc đó sẽ có thêm hàng nghìn người mắc bệnh nặng”, Aran cảnh báo.

Biến thể Delta bắt đầu tấn công Israel hồi tháng 6, ngay khi quốc gia này vừa gặt hái được những thành quả nhờ một trong những đợt tiêm vaccine nhanh nhất thế giới.

Với một nền kinh tế mở, từ số ca bệnh chỉ một con số hàng ngày và không có ca tử vong thì vào tuần trước, số mắc mới đã lên khoảng 7.500 ca hàng ngày, 600 người nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng và hơn 150 người chết.

Ngày 30/7, Israel trở thành quốc gia đầu tiên tiêm liều thứ ba của vaccine Pfizer cho những người trên 60 tuổi. Ngày 26/8, khả năng mũi tăng cường được mở rộng cho những người đủ điều kiện từ 40 tuổi trở lên - những người đã được tiêm liều thứ hai ít nhất 5 tháng trước và độ tuổi tiêm mũi tăng cường có thể giảm thêm.

Theo Bộ Y tế Israel, hơn một nửa trong số những người trên 60 tuổi đã tiêm mũi thứ ba.

Các bằng chứng đã cho thấy mặc dù vaccine vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh tật nghiêm trọng, nhưng khả năng bảo vệ của nó sẽ giảm dần theo thời gian.

Tuy nhiên, các nhà khoa học và các cơ quan chưa đồng thuận rằng cần phải tiêm liều thứ ba. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết nhiều người trên thế giới cần tiêm vaccine liều đầu tiên trước khi những người khác được tiêm liều thứ ba.

Hoa Kỳ đã công bố kế hoạch cung cấp liều tăng cường cho tất cả người dân, 8 tháng sau liều vaccine thứ hai của họ, do dữ liệu trích dẫn cho thấy khả năng bảo vệ đang giảm dần. Canada, Pháp và Đức cũng đã lên kế hoạch cho các chiến dịch tiêm tăng cường.

Kể từ khi biến thể Delta làm tăng đột biến các ca bệnh, Israel đã lại yêu cầu đeo khẩu trang trong nhà, hạn chế tụ tập và tăng cường test nhanh.

Chính sách “sống chung với COVID” sẽ được Israel thử nghiệm vào tháng 9, khi các trường học mở cửa sau kỳ nghỉ hè và khi kỳ nghỉ lễ của người Do Thái bắt đầu với các gia đình theo truyền thống tụ tập để ăn mừng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bác sĩ ở Đức bị bắt vì sát hại 10 bệnh nhân

Bác sĩ ở Đức bị bắt vì sát hại 10 bệnh nhân
(PLVN) - Một bác sĩ ở Berlin, người từng bị bắt vào tháng 8/2024 với cáo buộc sát hại bốn bệnh nhân cao tuổi, giờ đây bị nghi ngờ đã giết tổng cộng 10 người. Trong năm vụ án, nghi phạm còn cố tình phóng hỏa để che giấu bằng chứng, theo thông tin từ các nhà điều tra công bố.

Ngoài ngày lễ Valentine, tuần này quốc tế còn ngày lễ đặc biệt nào khác?

Ngoài ngày lễ Valentine, tuần này quốc tế còn ngày lễ đặc biệt nào khác?
(PLVN) - Không chỉ có ngày lễ tình nhân Valentine, tuần này thế giới còn kỷ niệm nhiều sự kiện quan trọng mang ý nghĩa đặc biệt. Từ ngày Quốc tế Phụ nữ và Trẻ em Gái trong Khoa học – một dấu mốc thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực STEM, đến ngày Phát thanh Thế giới – sự kiện tôn vinh vai trò của phát thanh trong truyền thông toàn cầu.

Liên tiếp thảm kịch xảy ra trên thế giới tuần qua

Liên tiếp thảm kịch xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Trong tuần qua, các vụ rơi máy bay ở Mỹ, Philippines, Italy đến vụ hỏa hoạn gây thương vong lớn tại Nigeria; các cuộc bạo loạn nhà tù tại Mexico và Tajikistan, vụ xả súng kinh hoàng ở Thụy Điển, Mỹ hay các vụ cháy nổ tại lễ hội tôn giáo Ấn Độ, sân bay Italy, hộp đêm Campuchia... khiến dư luận bàng hoàng.

Phát hiện chủng cúm gia cầm mới trên bò sữa tại Mỹ, nguy cơ bùng phát dịch tăng cao

Phát hiện chủng cúm gia cầm mới trên bò sữa tại Mỹ, nguy cơ bùng phát dịch tăng cao
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa xác nhận một chủng virus cúm gia cầm mới đã được phát hiện trên đàn bò sữa tại Mỹ, làm dấy lên mối lo ngại về sự lây lan ngày càng rộng của dịch bệnh. Đây là lần đầu tiên biến thể này xuất hiện trên bò sữa, đặt ra thách thức lớn trong việc kiểm soát dịch cúm gia cầm.