Tì vết trên nhan sắc Huế mùa Festival

Huế tự hào với Festival tầm quốc tế, người Huế tự hào với lễ hội có một không hai tại Việt Nam, song họ có đang thực sự sống, hòa mình và hài lòng với những ngày lễ hội này không?...

Một cô Tấm duyên dáng, lộng lẫy, với xiêm áo sinh động sắc màu bước ra khỏi quả thị. Đó là cảm nhận ban đầu của tôi về Huế những ngày lễ hội.

“Có về Huế dịp Festival này không?”, ngay từ sau Tết cho đến đầu tháng 4 năm nay, trong các cuộc gọi điện thoại thăm hỏi của bạn bè, người thân từ Huế, hầu như đều có câu hỏi đó. Tôi về Huế trước ngày khai mạc Festival Huế 2012 và đây cũng là lần đầu tiên tôi đến Huế vào mùa lễ hội. Tuy nhiên, một điều lấy làm lạ là chính những người dân đang rất tự hào và thích quảng bá về lễ hội tầm quốc tế trên quê hương mình lại như đang đứng ngoài cuộc trong những ngày diễn ra lễ hội.

Một xu hướng mới

Ngay hôm khai mạc, giá vé vào cổng có mức 500.000 đồng. Anh Nguyễn Anh Đức, phòng thuế huyện Hương Thủy, một trong những người bạn luôn nói về Festival Huế một cách đầy tự hào, đã ngậm ngùi: “Bằng tiền chợ cả tuần, ai dám đi”. Sẽ không đủ dũng cảm để viết đúng tâm trạng của người con xa Huế nghĩ về Huế trong những ngày này.

Đã có quá nhiều kênh truyền thông khen ngợi về một Huế lộng lẫy, nhan sắc. Nếu chê một chi tiết nào đó, mà lại là chính người Huế, chắc chắn sẽ bị "ném đá" hoặc bị hùa vào chê thêm.... Thế nên, tôi chọn im lặng cho đến khi đọc được bài báo về tâm sự của Giáo sư Tiến sĩ Thái Kim Lan: “Phải trốn khỏi thành phố này thôi, cô ghét lễ hội. Cô không thể chịu nổi cảnh người ta làm lễ hội bia nhếch nhác như thế bên bờ sông Hương hay dọn tiệc ăn uống trong đại nội…”.

Không ai bắt Huế cứ phải chậm rãi, dịu dàng nhỏ nhẹ như nó vốn có, nhưng khi “bập” vào một không khí lễ hội vượt ngoài tầm tưởng tượng của người dân bình thường, Huế vô tình trở thành quá lạ lẫm cho những ai đi xa về, vẫn còn bảo thủ với hoài niệm về một thành phố yên ả thanh bình.

Tuy nhiên, có một chi tiết khá thú vị là công chúng tại Huế lại như đang có vẻ thích và chờ đợi không khí sôi động của các đoàn nghệ thuật có yếu tố nước ngoài hơn khách phương xa lại. Còn nhớ, lễ hội ở Đền Huyền Trân Công Chúa sau Tết và Lễ tế Xã Tắc (đều miễn phí) diễn ra trước Festival một tháng, hầu như rất ít khách địa phương Huế. Phải chăng, ở Huế, đang hình thành một xu thế thưởng thức nghệ thuật mới. Âu đó cũng là điều dễ hiểu trong xu hướng hội nhập này.

Huế tự hào với Festival tầm quốc tế, người Huế tự hào với lễ hội có một không hai tại Việt Nam, song họ có đang thực sự sống, hòa mình và hài lòng với những ngày lễ hội này không?. Câu trả lời là "có" với giới kinh doanh, thích sự ồn ã, thích hòa nhập, sự mới mẻ, và kể cả tư duy kinh doanh kiểu “hai năm có một lần”. Còn lại, một số (không quá ít) lắc đầu ngán ngẩm với không khí ồn ả và kể cả lấy làm khó chịu với cách bán hàng chặt chém không phân biệt.

"Hạt sạn" lớn nhất mà tôi vẫn muốn nhấn mạnh với Huế là nạn “chặt chém” du khách và thói quen kinh doanh kiểu được “một bữa no” vào kỳ lễ hội của người bán hàng.

Thương hiệu cho chợ Đông Ba đã mất?

Bị “tố” nhiều nhất có lẽ là giới tiểu thương ở chợ Đông Ba. Nhẽ ra tôi tách riêng một bài để nói về câu chuyện của ngôi chợ đang mất dần nét chợ quê trong lòng phố thị này, song, lễ hội cũng là cơ hội để chia sẻ về “viên sạn” này.

Một nhóm bạn người Đức của tôi từng du lịch đến Huế năm 2011, mua hàng tại chợ Đông Ba đã gọi ngôi chợ nổi tiếng này là “Vết đen” của du lịch Huế. Trong đó, nạn nói thách, trình bày hàng nhếch nhác, lắm kẻ cò mồi cho khách du lịch để lấy hoa hồng và kể cả móc túi là vấn nạn mà nhiều du khách trong và nước từng phàn nàn với chúng tôi.

Có thể tôi hơi xuê xoa cho cảnh bày biện hàng nhếch nhác, song đúng là nạn chặt chém kiểu nói thách 3 bán 1 tại chợ Đông Ba khiến chính người Huế xa quê về cũng "chạy mất dép". Ngày 9/4, hỏi mua một bộ áo quần may theo kiểu xưa của Huế, với những đường may khá cẩu thả tại lầu 1 của chợ Đồng Ba, tôi bị một chị bán hàng tại quầy ở cầu thang đi lên, hét giá 900.000 đồng/bộ.

Tôi nói đùa tưởng 300-320.000 đồng/bộ chứ?. Bước được ba bước, người bán hàng đã gọi quay lại bán ngay. Mặc dù, tôi nói đúng giọng Huế và hết sức thắc mắc tại sao nói thách đến vậy. “Mấy khi hả em. Em có tiền đi du lịch, chị bán ở đây quanh năm được lần thôi”, chị bán hàng trả lời gọn ơ với thái độ khó chịu khi tôi không muốn mua hàng.

Điều đáng buồn là ngay trước kỳ Festival Huế 2012, Sở Văn hóa Thông tin và Du lịch Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi tọa đàm với sự tham gia của 100 tiểu thương ở hai chợ lớn nhất Huế là Đông Ba và An Cựu để được lắng nghe chia sẻ về thương hiệu cho hai ngôi chợ lớn này, đặc biệt là chợ Đông Ba vốn được coi như thương hiệu thương mại lớn của Huế.

Một số thông tin được chia sẻ và kể cả cam kết tại tọa đàm này là dẹp nạn nói thách, hét giá quá cao và lối ứng xử rất kém làm khách du lịch kêu trời. Ông Lê Hữu Minh, Phó Giám đốc Sở từng nhấn mạnh: “Những vấn nạn này đã khiến khu chợ vốn rất nổi tiếng này đang dần đánh mất vị thế “địa chỉ đỏ” trong lòng du khách”.

Tuy nhiên, một tiết lộ của các tiểu thương nhẽ ra phải được các cơ quan quản lý hết sức chú ý và tăng cường lực lượng để triệt tiêu hoạt động này là nạn cò mồi, ảnh hưởng lớn đến giá bán sản phẩm, lại chưa được thực sự quan tâm.

Chị Vân, chủ quầy hàng lưu niệm tại tầng trệt chợ Đông Ba cho biết: “Hướng dẫn viên du lịch làm cò thường đòi chi hoa hồng lên đến 30%, ngày thường cũng như lễ, làm sao giá bán không đội lên được. Nếu không chịu chi, họ không đưa khách đến quầy, cả ngày ngồi chỉ biết ngáp đuổi ruồi”.

Thực tế, nạn cò mồi này đã xuất hiện tại chợ Đông Ba từ hơn chục năm trước, thời kỳ người viết bài này chứng kiến không ít xóm có những nhóm trẻ em chuyên nghề gọi là “buôn Tây”. Tại xóm Lương Y, thành phố Huế, có một gia đình cả ba chị em gái tầm 10-15 tuổi, đã nuôi được cả nhà và giúp gia đình khá giả lên từ những năm cuối thế kỷ trước bằng nghề “buôn Tây”.

Các em này ban đầu chỉ chuyên bán dạo các loại bánh kẹo, nước ngọt phục vụ khách du lịch. Lâu dần, tự học lõm bõm vài tiếng bồi, vậy là trở thành hướng dẫn viên mua hàng lưu niệm cho khách và nhận hoa hồng từ các quầy hàng được họ dẫn khách đến mua, theo tỉ lệ ngày đó khoảng 20%. Điều đặc biệt, những em bé ở xóm Lương Y, Bờ Hồ, Bao Vinh… đa số thất học, thậm chí chưa biết chữ.

Hơn 10 năm đã qua, nạn cò mồi này thảng hoặc vẫn được nói đến như “vết đen” của văn hóa chợ, nay vẫn còn tiếp diễn, quả thật quá lạ lùng. Ở đây, vai trò của Ban quản lý chợ, công an chợ phải được đặt để lên đầu. Nếu bỏ qua nạn nói thách giá gấp 3 của bà bán bộ áo quần truyền thống cho tôi ở lầu 1 của chợ, thực trạng cò mồi và tư duy khách du lịch nên có quyền bán cao của chính tiểu thưởng đã làm xấu hình ảnh ngôi chợ nổi tiếng này.

Cuối buổi tọa đàm về văn hóa chợ trước kỳ tổ chức lễ hội, lãnh đạo Sở VH-TT&DL Thừa Thiên - Huế kêu gọi tất cả chị em tiểu thương mặc áo dài đến chợ trong những ngày diễn ra Festival Huế 2012 (từ ngày 7 đến 15/4), để tạo hình ảnh đẹp trong lòng du khách. Thế nhưng, theo tôi, đó chỉ là những hình ảnh mang tính hình thức chứ chưa thật sự nhân văn như mong muốn của nhà quản lý và người dân thành phố.

Có khoảng 1.000 khách đến tham quan mua bán tại chợ Đông Ba mỗi ngày, con số đó vào mùa Lễ hội thường tăng gấp 5 hoặc nhiều hơn. Và đó chính là những “kênh” quảng bá cho thương hiệu chợ Đông Ba. Nếu những hình ảnh không đẹp kia cứ tiếp từ năm này qua tháng nọ, ai dám mở miệng giới thiệu về một chợ quê giữa lòng phố thị mang tên Đông Ba cho bạn bè du khách đến Huế trong tương lai nữa?.

Lạc Sơn

Đọc thêm

Năm 2025: Kỳ vọng đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Các chuyên gia quốc tế đã có nhiều dự báo tươi sáng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2025. (Nguồn: QT)
(PLVN) - Năm 2025 đánh dấu cột mốc đặc biệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Đây là năm kỷ niệm 80 năm thành lập nước và 50 năm ngày thống nhất đất nước, đồng thời là thời điểm bản lề để cả nước nhìn lại hành trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đồng thời định hướng cho một tương lai đầy khát vọng.

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội tặng quà Tết cho hộ nghèo, công nhân có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Trà Vinh
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc Xuân Ất Tỵ, sáng 11/1, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Trung ương đã tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam

Tăng cường hơn nữa kết nối hai nền kinh tế Lào - Việt Nam
(PLVN) - Sáng 10/1, trong chương trình thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Chủ tịch nước dự chương trình 'Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản'

Chủ tịch nước Lương Cường tặng quà các gia đình ở xã biên giới Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
(PLVN) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) trong cả nước đã có nhiều mô hình, chương trình, cách làm thiết thực giúp dân như: Chương trình “Xuân tình nguyện”, “Tết vì người nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Áo ấm cho em”, “Bánh chưng xanh”… Năm nay, tổng số tiền các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị dành tặng chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” trên cả nước là gần 25 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, tặng quà tại tỉnh Phú Thọ
(PLVN) - Ngày 10/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đã đến thăm chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh và tặng quà các gia đình chính sách, người nghèo, công nhân, người lao động, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Phú Thọ.

Rõ người, rõ trách nhiệm

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương vừa tổ chức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng. Một nội dung đáng lưu ý, Tổng Bí thư đặt vấn đề liên quan lĩnh vực hợp tác quốc tế: “Từ 2021 đến nay chúng ta có 579 cam kết, thỏa thuận, dự án hợp tác được ký kết qua hoạt động đối ngoại với 69 đối tác. Vậy có ai theo dõi việc triển khai hay thúc đẩy các thỏa thuận, hợp đồng này? Tác dụng thế nào? Hay ký chỉ để mà ký”.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Lai Châu
(PLVN) -  Trong khuôn khổ chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, chiều nay (9/1), Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các lực lượng vũ trang xã Pa Tần; tặng quà cho các gia đình chính sách và hộ nghèo của xã Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. 

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo về Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh:VGP)
(PLVN) -  Với vai trò Trưởng Ban, Thủ tướng cùng các Phó Trưởng Ban và Ủy viên sẽ chỉ đạo định hướng chiến lược, xây dựng cơ chế, chính sách và điều phối nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.

Bộ Quốc phòng tổng kết công tác chuyển đổi số 2024: Nhiều chuyển biến tích cực

Thượng tướng Lê Huy Vịnh kết luận Hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, nhiều nội dung, nhiệm vụ về cải cách hành chính, chuyển đổi số (CCHC,CĐS) được thực hiện với quyết tâm cao. Công tác CCHC,CĐS trong Bộ Quốc phòng (BQP) có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nội dung hoàn thành tốt, nổi bật là đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử.

Không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Hướng tới lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động trọng điểm như không quân bay chào mừng, bắn pháo lễ, diễu binh và diễu hành. Các lực lượng tham gia đã bắt đầu huấn luyện chặt chẽ qua nhiều giai đoạn, với yêu cầu cao về sự phối hợp, kỷ luật và an toàn tuyệt đối.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật

Tổng Bí thư Tô Lâm: Làm tổ cho 'đại bàng' và những cánh đồng cho 'đàn ong' làm mật
Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự và có bài phát biểu quan trọng chỉ đạo hội nghị. Báo CAND trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.