Thượng nghị sĩ Nhật Bản muốn gỡ “3 nút thắt” cho du lịch Hạ Long

Giao thông chưa thuận tiện, thủ tục xuất nhập cảnh còn rườm rà, thời hạn lưu trú của du khách bị hạn chế cùng với vấn đề vệ sinh tại các khu du lịch đang là “3 điểm nghẽn” khiến du khách Nhật ít quay trở lại Hạ Long sau lần đầu tiên.

Giao thông chưa thuận tiện, thủ tục xuất nhập cảnh còn rườm rà, thời hạn lưu trú của du khách bị hạn chế cùng với vấn đề vệ sinh tại các khu du lịch đang là “3 điểm nghẽn” khiến du khách Nhật ít quay trở lại Hạ Long sau lần đầu tiên.

Trao đổi với PLVN Online, thượng nghị sĩ Hamada- Kazuki, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản chia sẻ: nếu tỉnh Quảng Ninh giải quyết tốt những vấn đề này, lượng khách Nhật Bản quay trở lại Quảng Ninh sẽ tăng rất cao.

Thượng nghị sĩ
Thượng nghị sĩ Hamada- Kazuki

Ông nói: "Đây là lần đầu tiên tôi tới Việt Nam và cũng là lần đầu tiên tới Hạ Long dù đã biết tới di sản thế giới qua nhiều kênh truyền thông. Trước khi tới đây tôi đã tìm hiểu kỹ về đất nước các bạn nhưng quả ông bà nói không sai: trăm nghe không bằng một thấy. Được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của vịnh Hạ Long, hít thở không khí trong lành, gặp những con người hồn hậu…tôi rất có cảm tình, mong muốn được gắn bó hơn nữa với đất nước của các bạn.

Tôi biết Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đến 2015 đạt 1 triệu lượt du khách, tôi cho rằng để đạt mục tiêu này thì có ít nhất 3 điểm cần được tháo gỡ".

3 điểm này cụ thể là gì vậy, thưa ngài?

Trước tiên là vấn đề giao thông. Tôi bay từ Nhật Bản sang với chặng hành trình khá vất vả, sau đó lại đi suốt một chặng đường dài mới về tới Hạ Long. Các tuyến đường tôi đi qua phải nói thật là đường còn xấu và có đoạn khá nguy hiểm. Sơ sở hạ tầng như vậy thực sự chưa ổn.

Thứ hai là vấn đề về thủ tục hành chính, thời gian lưu trú của du khách trong nội địa, trong đó có du khách Nhật Bản còn có nhiều điểm hạn chế, phức tạp, rườm rà.

Thứ ba là vấn đề tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng là vấn đề vệ sinh tại các khu du lịch. Một khảo sát của công ty du lịch tại Nhật Bản cho thấy du khách Nhật phàn nàn nhiều về việc mất vệ sinh tại các khu du lịch trong đó có Hạ Long. Điều này khiến du khách cảm thấy không an tâm và thoải mái. Đó cũng là lý do tỷ lệ du khách Nhật Bản tới Hạ Long không ngừng tăng lên nhưng tỷ lệ du khách quay trở lại Hạ Long còn ít, nếu không muốn nói là khá khiêm tốn.

Vì vậy, để tăng cường thu hút được du khách Nhật đến Việt Nam nói chung, Hạ Long nói riêng tôi cho rằng phía Việt Nam cần hết sức khẩn trương và tích cực cải thiện tình hình này, tăng cường các chuyến bay trực tiếp từ Nhật Bản sang Việt Nam, tăng cường hoàn thiện các tuyến đường huyết mạch để tạo điều kiện để du khách dễ dàng tới với Hạ Long.

Cùng với việc thu hút khách du lịch, Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng mong muốn tăng cường thu hút đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam. Ngài có lời khuyên gì cho chúng tôi trong câu chuyện này?

Tôi cho rằng và tin rằng mối quan hệ hợp tác kinh tế ngoại giao trên nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản đang phát triển rất mạnh mẽ và đa dạng và ngày một tốt đẹp hơn. Việt Nam rất tích cực kêu gọi đầu tư đối với các DN Nhật Bàn và thực tế DN Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam rất nhiều và con số đó vẫn không ngừng tăng lên. Tôi đánh giá chính quyền Quảng Ninh rất tích cực và họ đang có những bước đi rất đúng, ngoài việc thu hút về đầu tư, chính quyền Quảng Ninh rất xem trọng những giao lưu về văn hóa đó là điều tuyệt vời, đúng đắn và tôi luôn ủng hộ ý tưởng này.

Giới trẻ thích thú tạo dáng bên hoa Anh Đào nở rộ tại Hạ Long
Giới trẻ thích thú tạo dáng bên hoa Anh Đào nở rộ tại Hạ Long- ảnh báo QN

Tôi được biết hiện có khoảng 6000-7000 DN Nhật Bản đang đầu tư và có mặt tại Việt Nam trong đó có những DN lớn như Toyota, Honda, Sony, Panasonic, người Việt Nam cũng rất thích các sản phẩm của Nhật Bản nhưng sự hợp tác này mới chỉ dừng lại hợp tác đầu tư về phần cứng thôi, đó là về kinh tế,  chúng ta phải hướng tới một thời đại giao lưu về phần mềm và thắt chặt và tăng cường giao lưu về phần mềm trong đó có văn hóa Sakura ( hoa Anh Đào).

Khi người Việt Nam hiểu hơn về văn hóa Nhật Bản và người Nhật Bản hiểu hơn về văn hóa Việt Nam, thì mối quan hệ hợp tác làm ăn giữa hai bên sẽ ngày càng hiệu quả và bền vững hơn.

Được biết lễ hội hoa Anh Đào tại Quảng Ninh là một sáng kiến nhằm tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai bên, Ngài có cảm tưởng như thế nào khi Lễ hội thành công và được đông đảo người dân Việt Nam biết tới?

Trước tiên tôi phải nói thêm rằng chúng tôi đã có may mắn được quen biết và làm việc với một nữ doanh nhân tuyệt vời của Việt Nam là bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn- TGĐ công ty AIC- người đã đóng góp công rất lớn cho công tác tổ chức Lễ hội này cũng như bắc nhịp cầu để chúng tôi tiếp xúc được với chính quyền thân thiện như Quảng Ninh. Tôi được biết AIC đang triển khai đồng loạt trên nhiều lĩnh vực khác nhau và đã đạt được những thành công, những kỳ tích tuyệt vời.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn rất tâm huyết với việc mở rộng giao thương giữa Việt Nam và thế giới, trong đó có Nhật Bản, bà Nhàn luôn đau đáu một việc là tạo được đội ngũ nhân sự thật tốt, quan điểm của bà Nhàn rất giống với quan niệm của người Nhật chúng tôi và đó cũng là tiền đề để thành công vì có con người mọi việc mới thành công.  Chính những doanh nhân như bà Nhàn đã đóng góp một phần rất lớn cho việc tăng cường các mối quan hệ giao thương về kinh tế cũng như giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Còn tôi muốn gửi thông điệp tới tỉnh Quảng Ninh là hãy tạo môi trường để người Nhật yên tâm tới du lịch, sinh sống, đầu tư lâu dài vào tỉnh Quảng Ninh. Hạ Long là di sản vô cùng quý giá, chúng tôi thấy nơi đây rất lý tưởng để sống nhưng để tạo ra sức hút hơn nữa với người Nhật và doanh nghiệp Nhật thì tỉnh Quảng Ninh cần tăng cường nhiều hơn các hoạt động giao lưu văn hóa như thế này. Chúng tôi đã đề xuất với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh rồi và mong muốn Quảng Ninh  sẽ là địa điểm lý tưởng thu hút du khách Nhật vào Việt Nam, chúng tôi muốn cùng tỉnh Quảng Ninh xây dựng  một môi trường đầu tư hướng tới Nhật Bản và tôi rất mong việc này sẽ thành công.

Xin cảm ơn ngài!

Anh Phương ( Thực hiện)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.