Thủ tướng: Xây dựng nông thôn mới, đời sống người dân nông thôn được cải thiện đáng kể

Thủ tướng: Xây dựng nông thôn mới, đời sống người dân nông thôn được cải thiện đáng kể
(PLVN) - Hôm nay (21/9), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình số 02 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng Hà Nội đã đóng góp nhiều kinh nghiệm hay cho cả nước về xây dựng nông thôn mới. Đây là nơi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới với quy mô nhiệm vụ lớn nhất cả nước khi có tới 17 huyện, 386 xã trên diện tích ngoại thành hơn 2.230 km2, dân số 4,1 triệu người (1/2 dân số Thủ đô) ở nông thôn. Yêu cầu về xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội rất cao, cả về khối lượng và chất lượng.

Thủ tướng đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới của Hà Nội đạt kết quả tích cực, rõ nét, toàn diện, ấn tượng. Đời sống người dân nông thôn được cải thiện đáng kể, cao hơn mức bình quân cả nước. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thực sự là luồng gió đổi mới cho sự phát triển toàn diện vùng nông thôn Thủ đô.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng sản xuất nông nghiệp nói riêng, kinh tế nông thôn nói chung còn nhỏ bé, quy mô phân tán, phát triển còn dưới tiềm năng. Môi trường nông thôn chưa được cải thiện nhiều, người dân một số nơi còn bức xúc về rác thải, nước thải, ô nhiễm không khí. Còn một số trường hợp vấn đề đạo đức gia đình, làng xóm đáng lo ngại.

Thủ tướng nhấn mạnh TP. Hà Nội không chỉ phát huy vị trí trung tâm, đầu tàu ở chức năng đô thị mà vùng nông thôn, ngoại ô cũng phải trở thành hạt nhân phát triển, đi đầu cả nước. Hà Nội cần tiếp tục làm nhiều việc nữa để bảo tồn, phát triển vùng nông thôn rộng lớn còn rất nhiều tiềm năng khai thác.
Thủ tướng nhấn mạnh TP. Hà Nội không chỉ phát huy vị trí trung tâm, đầu tàu ở chức năng đô thị mà vùng nông thôn, ngoại ô cũng phải trở thành hạt nhân phát triển, đi đầu cả nước. Hà Nội cần tiếp tục làm nhiều việc nữa để bảo tồn, phát triển vùng nông thôn rộng lớn còn rất nhiều tiềm năng khai thác.

Hà Nội cần xây dựng một nền nông nghiệp đặc trưng, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp có vị trí chi phối trong vùng, quốc gia về công nghệ, dịch vụ, về chuỗi giá trị gia tăng, chế biến, đặc biệt tổ chức thương mại nội địa, xuất khẩu.

Nông nghiệp Hà Nội phải trở thành một nền nông nghiệp hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Phải tiếp tục xây dựng vùng nông thôn xanh, đẹp, một miền quê đáng sống, một không gian kinh tế nông thôn với thế mạnh đất trăm nghề gắn chặt với các lễ hội, nét đẹp văn hoá, để cùng với nông nghiệp sạch, hữu cơ đặc trưng tạo nên không gian du lịch hấp dẫn trong một bức tranh tổng thể phát triển Thủ đô; đặc trưng cho vùng nông thôn đồng bằng châu thổ sông Hồng xét về mặt bản sắc. Xác lập vai trò, vị thế của người nông dân, chủ thể nông thôn. Người nông dân có kiến thức để tận dụng và phát huy tốt công nghệ, thành tựu của khoa học công nghệ vào tổ chức sản xuất và đời sống, có thu nhập cao, khá giả, tiến tới giàu có, đời sống tinh thần phong phú.

Nông thôn Hà Nội phải đi trước, đứng đầu trong áp dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0. Phát triển mạnh mẽ các trung tâm đô thị vệ tinh, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị, quy hoạch thống nhất, không để phá vỡ quy hoạch… Nông thôn Hà Nội cần gìn giữ văn hóa truyền thống Thủ đô nghìn năm văn hiến, thanh lịch, sâu sắc và bản sắc.

Phải đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường. Xử lý tốt hơn nữa rác thải sinh hoạt bằng công nghệ mới cùng với xử lý các loại chất thải rắn khác, nước thải sinh hoạt. Kiên quyết nói không với túi nilon và đồ nhựa dùng một lần. Tái sử dụng chất thải nông nghiệp bảo đảm đúng quy định về môi trường và an toàn thực phẩm, tạo tiền đề phát triển du lịch nông thôn. Hình thành các vành đai xanh sinh thái bao bọc vùng trung tâm Thủ đô.

Đặt vấn đề đào tạo nghề, Thủ tướng cho rằng cần chuyển bớt lao động nông nghiệp sang những nghề mới trong thời đại mới, nâng cao năng suất lao động.

Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT cùng với TP. Hà Nội xây dựng các mô hình cụ thể để triển khai trên địa bàn làm cơ sở nhân rộng sau khi tổng kết mô hình.

“Xây dựng nông thôn mới là một cuộc cách mạng mang tính chiến lược lâu dài, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước”, Thủ tướng nói. Do đó, đòi hỏi sự ủng hộ, vào cuộc tích cực của toàn xã hội.  Chính phủ tin tưởng, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ đạt nhiều kết quả to lớn hơn nữa trong xây dựng nông thôn mới, luôn xứng đáng là ngọn cờ đầu của cả nước và tiếp tục vươn mình phát triển toàn diện mọi mặt, là hình mẫu của cả nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó, nông thôn Hà Nội cũng phải phấn đấu trở thành hình mẫu, là niềm tự hào của Thủ đô nghìn năm văn hiến, là điểm tựa để Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội tiếp tục bay cao, bay xa.

Thủ tướng cùng các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm Hà Nội.
Thủ tướng cùng các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm Hà Nội.

Theo báo cáo do Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung trình bày, đến nay, toàn Thành phố có 325/386 xã (chiếm 84,2%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (vượt kế hoạch trước 2 năm so với mục tiêu). Thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2018 đạt 46,5 triệu đồng/người/năm, tăng 33,5 triệu đồng so với năm 2010 (năm 2010 đạt 13 triệu đồng/người).

Trong 10 năm qua, Thành phố đã vận động hàng nghìn tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình chung sức xây dựng nông thôn mới với tổng kinh phí 14.741 tỷ đồng. Đặc biệt là nhiều người dân đã tự nguyện đóng góp bằng các hình thức quy ra tiền với tổng kinh phí hơn 7.200 tỷ đồng, trong đó có trên 1.000 hộ gia đình hỗ trợ bằng tiền và các hình thức quy ra tiền từ 100 triệu đồng trở lên.

Năm 2020, Hà Nội phấn đấu 85% số xã trở lên đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập của nông dân khu vực nông thôn đạt 50 triệu đồng/người/năm trở lên

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.