Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đừng để công nhân không có tiền về quê.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thể hiện tình cảm nồng ấm, gần gũi với nhân dân tỉnh Bình Dương
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thể hiện tình cảm nồng ấm, gần gũi với nhân dân tỉnh Bình Dương
(PLO) - Ngày 1/1/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác Chính phủ có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Dương. Thủ tướng đã thể hiện sự quan tâm sát sao đến tình hình kinh tế, xã hội, đến đời sống của người dân tỉnh Bình Dương.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận Bình Dương đã có sự bứt phá ngoạn mục sau 20 năm chia tách và tái lập từ tỉnh Sông Bé. Tỉnh đã có vóc dáng của một đô thị công nghiệp, nổi lên là một điểm sáng trong phát triển, một điển hình, một cách làm mới. Từ một tỉnh nghèo, quy mô kinh tế nhỏ, đến nay, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp của Việt Nam, chiếm trên 13% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. 

Tỉnh coi trọng an sinh xã hội, nhất là quan tâm đến công nhân. “Những ngày cuối năm, ấn tượng mà chúng tôi thấy được rõ nét nhất là thấy hình ảnh đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đi bàn giao 1.700 căn hộ giá 100 triệu đồng/căn cho công nhân”, Thủ tướng nói.

Bình Dương là một trong những địa phương đi đầu trong cải cách hành chính, là một trong ít tỉnh có trung tâm hành chính tập trung hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, Bình Dương coi người nhập cư là đối tượng phát triển chứ không phải là đối tượng quản lý. Tỉnh đã chuẩn bị xây dựng thành phố thông minh, bài bản với nội hàm đúng đắn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý một số điểm hạn chế, thách thức. Bình Dương chưa khai thác hết lợi thế vị trí gần TPHCM, lợi thế trung tâm đào tạo nhân lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam để phát triển các dịch vụ chất lượng cao, các dịch hỗ trợ phát triển công nghiệp và đô thị. Cho rằng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Bình Dương đang đi xuống (ở vị trí 25/63 cả nước, đứng thứ 4 vùng Đông Nam Bộ), Thủ tướng yêu cầu một tỉnh lớn như Bình Dương phải đóng góp cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trong bảng xếp hạng toàn cầu.

Bên cạnh đó, Bình Dương phát triển chủ yếu vẫn theo chiều rộng, chưa có nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm chất lượng cao, công nghiệp gia công còn lớn. Tính liên kết trong phát triển còn yếu, việc phát triển doanh nghiệp còn hạn chế (trong năm 2016 chỉ có 4.387 doanh nghiệp thành lập mới, chiếm 4% của cả nước). Công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, còn hiện tượng xả thải gây ô nhiễm ở một số dự án trên địa bàn. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên một số địa bàn vẫn còn phức tạp, nhất là tại các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung. 

Cho rằng đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận công nhân tại các khu công nghiệp còn thấp, Thủ tướng mong muốn tỉnh cần sâu sát hơn, quan tâm hơn về vấn đề này, đừng để công nhân làm cả một năm mà không có tiền về quê.

Về định hướng tầm nhìn cho Bình Dương, Thủ tướng nêu rõ: Bình Dương phải sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, một trung tâm công nghiệp của cả nước, một thành phố thông minh, một điểm đến cho các nhà đầu tư và những ý tưởng sáng tạo.

“Chính phủ kỳ vọng Bình Dương trở thành đầu tàu kinh tế phát triển mạnh nhất của cả nước trong nhiệm kỳ này. Bình Dương giữ vai trò dẫn dắt sự phát triển của cả nước, của cả vùng kinh tế trọng điểm”, Thủ tướng nhấn mạnh. Để đạt được tầm nhìn này, điểm cốt lõi nhất là phải tạo được đột phá về môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thực hiện tốt hơn kết nối về hạ tầng giữa các đô thị của tỉnh với cả vùng.

Bình Dương cần làm tốt công tác quy hoạch. ”Muốn phát triển Bình Dương một cách căn bản, lâu dài thì cần đặc biệt chú ý quy hoạch phát triển đô thị, làm sao không mâu thuẫn với nhau, làm sao bảo đảm môi trường sống của người dân đô thị lớn như thế này”, Thủ tướng nói và lưu ý Bình Dương cần rút bài học từ sự phát triển của các thành phố lớn như ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông…

Động lực tăng trưởng của Bình Dương phải dựa trên tăng năng suất, ứng dụng công nghệ, tính năng động và đổi mới sáng tạo. Cần tạo sự gắn kết tốt hơn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp khu vực FDI.

Yêu cầu Bình Dương phải phấn đấu trở thành một trung tâm khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp thành công của khu vực Đông Nam Bộ và cả nước, Thủ tướng giao chỉ tiêu cho tỉnh phấn đấu đạt 50.000 doanh nghiệp vào năm 2020.

Bình Dương phải tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao, nâng dần tỉ lệ nội địa hoá sản phẩm xuất khẩu, giảm dần các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, khoáng sản và lao động phổ thông. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường.

Có cơ chế khuyến khích phát triển các ngành, sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, nhất là dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp, đô thị, thương mại điện tử, vận tải, logistics, tài chính, ngân hàng, bất động sản, đào tạo nhân lực.

Thủ tướng nhắc nhở: "Mình làm việc nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của người dân".
Thủ tướng nhắc nhở: "Mình làm việc nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của người dân".

Vấn đề phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, liên kết theo chuỗi sản xuất nông sản an toàn phục vụ tại chỗ và tiêu thụ tại TPHCM là rất quan trọng.

Cùng với đó, thực hiện tốt các chính sách người có công, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Nhấn mạnh việc xây dựng các thiết chế văn hóa cho công nhân, người lao động ở Bình Dương là rất bức thiết, Thủ tướng mong rằng tỉnh phải là địa phương đi đầu trong lĩnh vực này.

Thủ tướng yêu cầu Bình Dương cải cách hành chính mạnh mẽ hơn, ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ công chức. Bình Dương cần sớm hoàn thiện đề án thành phố thông minh, trình Chính phủ xem xét.

Yêu cầu Bình Dương xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, quan liêu, vi phạm pháp luật, Thủ tướng nhắc tới việc tỉnh Quảng Ninh đã xử lý nghiêm Phó Phòng tư pháp Trung tâm hành chính công TP. Hạ Long có hành vi say rượu, ngủ gác chân lên bàn trong giờ làm việc và cho rằng, "mình làm việc nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của người dân".

Bình Dương cần có chương trình thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII. Phải là tỉnh đi đầu trong thực hiện chỉ đạo của Chính phủ là “tăng cường kỷ cương, đề cao trách nhiệm, thi đua sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững” (là chủ đề năm 2017). Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự xã hội và cuộc sống bình yên cho nhân dân trên địa bàn. Quan tâm, chăm lo thiết thực cho các gia đình chính sách, người lao động đón Tết Đinh Dậu sắp tới.

Cũng tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã nghe và cho ý kiến chỉ đạo cụ thể đối với các kiến nghị của Bình Dương.

Về kiến nghị thành lập thêm 14 đồn công an tại các khu công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của Bình Dương, Thủ tướng giao tỉnh chủ động làm việc với Bộ Công an về các tiêu chí cụ thể để thành lập đồn công an tại các khu công nghiệp, trên cơ sở phải bảo đảm không tăng biên chế lực lượng công an. Bộ Công an xem xét, xử lý cụ thể theo thẩm quyền.

Thủ tướng đến thăm hỏi, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng
Thủ tướng đến thăm hỏi, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng

Cũng trong chuyến công tác ở Bình Dương, nhân dịp năm mới 2017, Thủ tướng đã đến thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Rực và gia đình ông Nguyễn Thanh Châu, gia đình lão thành cách mạng ở phường Phú Hòa, thành phố Thủ Dầu Một./.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Thủ tướng phát lệnh đưa vào khai thác cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) dự Lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B).

Đọc thêm

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh: tư liệu).
(PLVN) - Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954) được ghi vào lịch sử dân tộc như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công hiển hách, báo hiệu sự thắng lợi của Nhân dân của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân. Mãi mãi tỏa sáng theo thời gian, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là chiến thắng của sức mạnh chính nghĩa Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang

Phó Thủ tướng Chính phủ dự lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ tại Kiên Giang
(PLVN) - Ngày 27/4, tại huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, UBND tỉnh đã tổ chức lễ khánh thành Đền thờ Anh hùng liệt sĩ lực lượng vũ trang nhân dân và Thanh niên xung phong hy sinh trên tuyến đường 1C và tu bổ cấp thiết di tích lịch sử cách mạng bia tưởng niệm tuyến đường 1C. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng nhiều đại biểu dâng hương và trồng cây lưu niệm.

Đại tướng Phan Văn Giang gửi Thư khen động viên lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đại tướng Phan Văn Giang. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân
(PLVN) -  Nhằm động viên các lực lượng thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2014), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư khen động viên cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang:

Cần quy định rõ “kinh tế hóa” ngành tài nguyên, khoáng sản

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần nghiên cứu để quy định rõ việc xử lý trong trường hợp khoáng sản đó gồm nhiều loại khoáng sản khác nhau. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản tại phiên họp vừa diễn ra, các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý theo nguyên tắc thị trường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Phản bác các luận điệu xuyên tạc về công tác cán bộ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã bàn về công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) - Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo quyết liệt, linh hoạt của Đảng, công tác cán bộ của nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc, bôi nhọ, nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.

Báo cáo Nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về thực tế tại Việt Nam

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - "Báo cáo Nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4/2024 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam".

Dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp: Bảo đảm xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, lưỡng dụng

Đại tướng Phan Văn Giang tham quan Nhà máy Z131 (Tổng cục CNQP). (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Mới đây Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và Động viên công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.