Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: ASEAN+3 cần thúc đẩy hợp tác đa phương

Các nhà lãnh đạo dự Hội nghị ASEAN+3.  Ảnh: VGP
Các nhà lãnh đạo dự Hội nghị ASEAN+3. Ảnh: VGP
(PLVN) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực phức tạp, các nước ASEAN+3 cũng đứng trước nhiều thách thức do vậy càng cần hợp tác duy trì và thúc đẩy hợp tác đa phương, tự do hóa thương mại, kết nối và nâng cao năng lực tự cường trước các tác động từ bên ngoài.

Hợp tác ASEAN+3 đạt nhiều kết quả tốt

Tiếp tục chương trình làm việc tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các Cấp cao liên quan, sáng 4/11, tại Thái Lan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Tại Hội nghị, các Lãnh đạo khẳng định tầm quan trọng, sự năng động và tính trụ cột của hợp tác ASEAN+3 với hoà bình, an ninh và thịnh vượng của khu vực dựa trên các nguyên tắc tin cậy, tôn trọng và chia sẻ lợi ích chung. Khu vực ASEAN+3 có 2,2 tỷ người, chiếm 1/4 GDP thế giới, 22 lĩnh vực và 65 cơ chế hợp tác.

Các Lãnh đạo bày tỏ hài lòng về việc hợp tác ASEAN+3 đạt nhiều kết quả tốt, nhất là việc thực hiện Kế hoạch hành động 2018-2022 (hiện đã đạt được 58%); cụ thể, kim ngạch thương mại ASEAN với các nước +3 năm 2018 đạt 869,1 tỉ USD, chiếm 31% kim ngạch thương mại của ASEAN năm 2018, tăng 6,8% so với năm 2017.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, cọ xát kinh tế giữa các cường quốc, chủ nghĩa bảo hộ và các thách thức ngày càng gia tăng, ASEAN+3 cần tiếp tục phát huy và tăng cường hơn nữa hợp tác, đóng góp vào phát triển kinh tế khu vực và làm động lực cho phát triển kinh tế thế giới. 

Hội nghị cũng đã nhất trí ủng hộ hệ thống đa phương mở, minh bạch, bao trùm, dựa trên luật lệ, các nỗ lực sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), đưa ra tín hiệu tích cực về hợp tác kinh tế; đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực như nông, lâm, ngư nghiệp, y tế, an sinh xã hội, biến đổi khí hậu, quản lý, thiên tai, bệnh truyền nhiễm, hợp tác kinh tế và kết nối, ổn định tài chính vĩ mô... đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực mới như kinh tế số, thương mại điện tử, thành phố thông minh, chống rác thải nhựa, kết nối...

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế-tài chính

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tầm quan trọng của ASEAN+3, khuôn khổ hợp tác năng động nhất giữa ASEAN với các đối tác, động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu.

Thủ tướng cho rằng, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực phức tạp, các nước ASEAN+3 cũng đứng trước nhiều thách thức, do vậy càng cần hợp tác duy trì và thúc đẩy hợp tác đa phương, tự do hóa thương mại, kết nối và nâng cao năng lực tự cường trước các tác động từ bên ngoài. 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề xuất đẩy mạnh hợp tác kinh tế-tài chính, tăng cường tính hiệu quả và sẵn sàng của Thỏa thuận đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai (CMIM) đối với các tình huống giả định khủng hoảng và ngăn ngừa khủng hoảng; nâng cao năng lực cho Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô (AMRO) để đưa ra các khuyến nghị chính sách cần thiết. 

Thủ tướng đánh giá kết nối là rất quan trọng trong tăng trưởng bền vững, do vậy cần tập trung nguồn lực, nhất là kết nối cơ sở hạ tầng, kết nối số, phát triển kinh tế số, thương mại điện tử, xây dựng thành phố thông minh. Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của gắn kết người dân, trong đó Việt Nam có nhiều đóng góp, góp phần thúc đẩy quan hệ gắn bó, hiểu biết lẫn nhau giữa các tầng lớp nhân dân trong khu vực.  

Tối 4/11, tại Bangkok, trong lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch ASEAN từ Thái Lan sang Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhận chiếc búa Chủ tịch ASEAN từ Thủ tướng Thái Lan và công bố Chủ đề, một số định hướng lớn của Việt Nam trong năm ASEAN 2020. Lễ chuyển giao diễn ra ngay sau lễ bế mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị cấp cao liên quan. 

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã công bố Chủ đề của năm ASEAN 2020 là “Gắn kết và Chủ động thích ứng”. Thủ tướng cho biết, năm 2020 đánh dấu 5 năm hình thành Cộng đồng ASEAN.

Trên nền móng vững chắc của hơn 5 thập kỷ phát triển của ASEAN, các quốc gia thành viên, tuy đa dạng về kinh tế, lịch sử, văn hóa, tiếp tục gắn kết chặt chẽ với nhau bởi những giá trị, tình cảm cộng đồng và trách nhiệm, lợi ích dưới một mái nhà chung.

Trong bối cảnh các nỗ lực liên kết khu vực, xây dựng Cộng đồng đang được đẩy mạnh, trước những biến động mau lẹ, phức tạp của môi trường khu vực và quốc tế, khả năng gắn kết vững bền, hơn lúc nào hết, càng có ý nghĩa quan trọng đối với ASEAN.

Chất keo tạo nên sự gắn kết đó chính là khả năng duy trì mẫu số lợi ích chung cả về chiến lược và kinh tế giữa các nước thành viên cũng như việc gìn giữ và lan tỏa ý thức và bản sắc Cộng đồng trong các tầng lớp nhân dân, Thủ tướng nói.

Cũng chính thông qua sự gắn kết bền vững đó mà Cộng đồng ASEAN có thể nâng cao năng lực thích ứng chủ động và hiệu quả với các cơ hội và thách thức đặt ra. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, biến động của môi trường chiến lược, kinh tế toàn cầu và khu vực cùng với những thách thức xuyên quốc gia… đang hằng ngày tác động đến sự phát triển ổn định và bền vững của các quốc gia và cuộc sống của người dân.

“Với ý nghĩa ấy, chúng tôi lựa chọn “Gắn kết và Chủ động thích ứng” là Chủ đề của năm ASEAN 2020”, Thủ tướng nêu rõ đồng thời bày tỏ, Việt Nam trông đợi sự ủng hộ và hỗ trợ tích cực từ các nước thành viên ASEAN và các Đối tác để hiện thực hóa tinh thần Chủ đề của Năm ASEAN 2020.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Đọc thêm

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.