Thủ tướng Chỉnh phủ yêu cầu khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ ngày 16/8/2018
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ ngày 16/8/2018
(PLO) - Ngày 16/8/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp phiên chuyên đề của Chính phủ về công tác xây dựng pháp luật. Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe và thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch. 

Theo trình bày của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì Luật Đầu tư công (số 49/2014/QH13) đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2014 tại kỳ họp thứ 7 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.  Sau hơn 3 năm thực hiện Luật Đầu tư công, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc, trong đó có việc một số quy định trong Luật Đầu tư công quá cứng nhắc, hoặc chưa đầy đủ.

Ngoài ra, Luật Đầu tư công còn tồn tại một số điểm chưa thống nhất giữa Luật Đầu tư công với các luật khác như Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Quy hoạch.

Toàn cảnh phiên họp (ảnh: Chinhphu.vn)
Toàn cảnh phiên họp (ảnh: Chinhphu.vn)

Vì vậy, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý hiệu quả vốn đầu tư công và tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện, tăng cường phân cấp, phân nhiệm, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đặc biệt là phục vụ quá trình cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2016-2020, định hướng 2025, việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật Đầu tư công là cần thiết.

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) lần này tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến 3 nhóm chính sách chủ yếu là: (1) Nhóm chính sách về quy định chung; (2) Nhóm chính sách về quản lý dự án; (3) Nhóm chính sách về quản lý kế hoạch đầu tư công. 

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Chính phủ đã đóng góp nhiều ý kiến, trong đó tập trung chủ yếu vào phạm vi điều chỉnh; các quy định về lĩnh vực đầu tư công; phân loại dự án đầu tư công; bổ sung lĩnh vực đầu tư công; tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia; điều kiện quyết định chủ trương đầu tư; trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án thuộc các nguồn vốn do các cấp, cơ quan khác nhau quản lý; trình tự lập, thẩm định, quyết định dự án chuẩn bị đầu tư và dự án quy hoạch; phân loại kế hoạch đầu tư công; trình, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, 3 năm cuốn chiếu và hằng năm và nhiều vấn đề khác.  

Phát biểu kết luận về dự án Luật nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Luật Đầu tư công là một tiến bộ trong quản lý, nhưng thực thi trong thực tiễn đã nảy sinh nhiều vấn đề, nhiều điểm khó áp dụng và việc sửa đổi Luật Đầu tư công hiện hành là cần thiết. Thủ tướng đồng tình với ý kiến đề xuất của Cơ quan chủ trì soạn thảo và các thành viên Chính phủ là chuyển tên gọi của dự án Luật từ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công thành dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). 

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung các quy định đối với các dự án đầu tư công của nước ta nhưng thực hiện tại nước ngoài. Đồng thời, làm rõ hơn các khái niệm về đầu tư công; cần có quy định rõ hơn, bảo đảm sự đồng bộ giữa luật này với các luật liên quan như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu. Có quy định cụ thể về phân cấp quản lý từng nguồn vốn ngân sách nhà nước, đồng bộ với nhiệm vụ chi, quy trình lập, xây dựng dự án đầu tư bằng ngân sách nhà nước; những vấn đề chưa chắc chắn thì không đưa vào dự án Luật.

Thủ tướng cũng nêu rõ quan điểm, việc lập kế hoạch đầu tư công phải sát với khả năng ngân sách, tránh đầu tư dàn trải, nợ đầu tư, mất cân đối trong đầu tư. “Tôi đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn Phòng Chính phủ và các bộ, ngành hữu quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ tại phiên họp để chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội về dự án Luật này”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Tin cùng chuyên mục

Đại biểu Phạm Văn Hoà phát biểu tại phiên họp.

Bảo đảm tính răn đe, đề cao tính nhân văn trong xử lý người chưa thành niên phạm tội

(PLVN) - Sáng 23/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Qua thảo luận, các đại biểu thống nhất cao việc dự thảo Luật quy định giáo dục tại Trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng và quy định rõ từng trường hợp được áp dụng biện pháp này.

Đọc thêm

Đưa Việt Nam thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chào mừng các đại biểu quốc tế tới dự Hội nghị. (Ảnh: QĐND).
(PLVN) - Dự Hội nghị Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam, chiều 22/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam trở thành một ngành thế mạnh, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Halal trên thế giới.

Thủ tướng dự BRICS mở rộng: Minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP.
(PLVN) - Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, từ ngày 23 đến ngày 24/10. Chuyến công tác của Thủ tướng tiếp tục minh chứng cho khát vọng vươn lên của dân tộc Việt Nam, khẳng định vị thế là đối tác tin cậy, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế...

Phát triển Trung tâm dữ liệu quốc gia

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày tờ trình tại phiên họp.
(PLVN) - Trung tâm dữ liệu quốc gia khi đưa vào triển khai hoạt động sẽ là tiền đề để thúc đẩy quá trình phát triển và đẩy mạnh khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; góp phần thực hiện mục tiêu nâng tầm chiến lược phát triển kinh tế số của Việt Nam theo kịp các quốc gia trên thế giới, bảo đảm điều kiện cho Việt Nam phát triển và hòa nhập với nền kinh tế số của thế giới.

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi): Bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện

Bộ trưởng Bộ Công thương trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) tại phiên họp.
(PLVN) - Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị nghiên cứu bổ sung thông tin trong hợp đồng mua bán điện phục vụ sinh hoạt và làm rõ nội dung các hoạt động mua bán điện; bổ sung quy định về nguyên tắc xác định giá và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng dịch vụ điện; bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong thị trường điện cạnh tranh.

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2024 đạt trên 7%

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo tại phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV diễn ra sáng nay, 21/10, trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong những tháng cuối năm, Chính phủ sẽ tập trung với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15 chỉ tiêu chủ yếu; phấn đấu tốc độ tăng GDP cả năm đạt trên 7%, kiểm soát lạm phát dưới 4,5%.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động của Quốc hội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới.

Phải biến chủ trương của Đảng thành hành động cách mạng

Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Nghị quyết đã đúng, trúng thì tổ chức thực hiện là khâu đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa then chốt đưa Nghị quyết vào cuộc sống, biến chủ trương của Đảng thành hành động cách mạng, tạo ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc.